Trang chủ --> Gương sáng --> Người khiếm thị vượt khó vươn lên hành nghề xoa bóp chuyên nghiệp
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người khiếm thị vượt khó vươn lên hành nghề xoa bóp chuyên nghiệp

       Ở khóm 7 phường 6 thị xã Trà Vinh, bà con thường nhắc nhiều về phòng xoa bóp Phương Minh của gia đình anh Trần Minh Hải và chị Thái Ánh Nguyệt làm chủ cùng với gia đình anh Nguyễn Thành Bảo và chị Nguyễn Thị Thùy là những người khiếm thị trong độ tuổi thanh niên, thế nhưng họ lầm lũi làm lụng vất vả với tâm nguyện phấn đấu học tập vượt khó vươn lên hành nghề xoa bóp chuyên nghiệp nuôi sống bản thân và ổn định cuộc sống.


 
 
 
 
          Khi mở mắt chào đời được ba đến năm tuổi, trong cơn bệnh nặng về mắt, gia đình nghèo không tiền điều trị, căn bệnh dần trở nên tệ hại, đã cướp đi “cửa sổ tâm hồn” của họ và từ đó đến nay họ phải sống trong cảnh mù lòa. Không đầu hàng trước hoàn cảnh tật nguyền, họ học hỏi và rèn luyện kỹ năng cảm nhận cảnh vật chung quanh qua các giác quan còn lại để sinh hoạt như người bình thường. Từ khi còn rất nhỏ, anh Trần Minh Hải đã có ý niệm ghi nhớ trong đầu những con đường ra vào nhà mình một cách rành mạch mà không cần người dìu dắt. Dần dần thông thạo đường đi nước bước y như người sáng mắt. Anh Hải làm được nhiều việc trong nhà và hành nghề bán vé số, khiến bà con hàng xóm hết sức thán phục. Vào năm 2005, anh Trần Thanh Hải nắm bắt thông tin về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người tàn tật và tìm đến Trung tâm dạy nghề cho người tàn tật tại Thành phố Hồ Chí Minh học nghề xoa bóp, trong thời gian học tập với tính tình mộc mạc chân chất, siêng năng của anh Hải, một cô gái cùng quê đồng cảnh ngộ đem lòng thương yêu đó là chị Thái Ánh Nguyệt, cuộc tình giữa cô gái và chàng trai khiếm thị nảy sinh từ đó, họ quyết định lấy nhau. Đồng thời, gia đình anh Hải kết bạn cùng lớp với gia đình anh Nguyễn Thành Bảo quê ở tỉnh Vĩnh Long và chị Nguyễn Thị Thùy quê ở xã Song Lộc, huyện Châu Thành, Trà Vinh với hy vọng sau khi tốt nghiệp cùng nhau lập thân, lập nghiệp và làm việc tại quê hương anh Hải ở thị xã Trà Vinh. Việc học nghề xoa bóp cho người bình thường đã khó, còn đối với người tàn tật lại càng khó hơn, từ đó đòi hỏi người khiếm thị phải kiên trì, rèn luyện các động tác kỹ thuật phải linh họat uyển chuyển từ trong lý thuyết đến thực hành trên tinh thần phục vụ chu đáo, vừa lòng và mến  khách. Anh Trần Minh Hải, khóm 7, phường 6 thị xã Trà Vinh cho biết: Tất cả mọi thứ đối với khiếm thị điều khó, chứ không dể, nhưng mà chịu khó cố gắng thì sẽ học được. . . Quá trình để tạo nên phòng xoa bóp ở Trà Vinh thì em có ước mơ từ khi đi học, lúc đó không có nghề, nếu mà nói về đờn hay đánh trống, ca nhạc thì họ có năng khiếu thì họ làm được, không lẽ mọi người mù điều tập trung vào đó, cho nên em nghĩ mình tìm tòi một cái nghề khác thì em theo dõi qua Đài biết được ở Sài Gòn có nghề xoa bóp. Lúc đó em ước mơ được đi học để sau khi lập gia đình nuôi vợ con, em quyết định đi học để lấy bằng, em nghĩ làm ở Sài Gòn thì xin việc làm rất khó, em quyết định về tỉnh nhà làm, khi về không biết làm như thế nào, từ đó em học hỏi kinh nghiệm của những người đàn anh chị đi trước và sau tích lũy kinh nghiệm em về mở phòng xoa bóp ở Trà Vinh.
          Chị Thái Ánh Nguyệt, khóm 7, phường 6 thị xã Trà Vinh tâm sự: Công việc xoa bóp này cũng là nguyện vọng và mơ ước ấp ủ nhiều năm qua, cho đến nay thì mới thực hiện được, bây giờ khách trong tình trạng đủ để nuôi sống tụi em, em mong sao có khách nhiều hơn để giúp đỡ cho những hoàn cảnh giống như tụi em.
Từng trải qua tuổi thơ nghèo khó, anh Nguyễn Thành Bảo vất vả phiêu bạt với nhiều nghề chính đáng để nuôi sống bản thân với đôi bàn tay trắng phải gánh vác từ công việc bán vé số để dần dần mài mò học hỏi bè bạn trở thành tay nhạc công chuyên nghiệp phục vụ bà con gần xa và được nhiều nguời biết đến, nhưng cuộc sống vẫn thiếu trước hụt sau. Để chọn một nghề phù hợp hoàn cảnh của người khiếm thị, anh Bảo tìm đến nghề xoa bóp, đây là điều kiện, là cơ hội để phát huy năng lực, sở trường trong công việc nhằm ổn định cuộc sống và phát triển lâu dài. Anh Nguyễn Thành Bảo, Vũng Liêm, Vĩnh Long cho biết: Ngày xưa ở nhà chơi nhạc phục vụ bà con, qua nghe Đài thông báo trên Trung tâm dạy nghề cho người tàn tật có đào tạo nghề, em tìm đến địa chỉ xin đi học, ở trên đó mai mà chung lớp với anh Hải chủ tiệm bây giờ, về dưới này có điều kiện làm chung với anh Hải, có được việc làm em mừng lắm.
          Chúng tôi có dịp đến phòng xoa bóp Phương Minh, đầu tiên đã có ấn tượng tốt và cảm giác ấm cúng bởi sự ngăn nắp gọn gàng trong những căn phòng phục vụ khách, đây là căn nhà được thuê với giá một triệu đồng/tháng, có bốn phòng trang bị máy lạnh, giường nằm hiện đại chuyên phục vụ trên lĩnh vực xoa bóp, mở cửa đón khách từ 8 giờ đến 22 giờ hàng ngày, giá mỗi suất xoa bóp 30.000 đồng/người, trong thời gian một giờ, nhân viên xoa bóp là những người khiếm thị với tinh thần phục vụ tận tình, chu đáo vừa lòng khách đến và khi ra về luôn có nhiều ấn tượng khó quên. Để gắn bó và duy trì hành nghề xoa bóp, anh Trần Minh Hải bày tỏ những ước mơ tâm quyết trong nghề nghiệp với tinh thần tận tụy phục vụ khách hàng và tạo điều kiện hỗ trợ học nghề cho những nguời đồng cảnh ngộ khi có nhu cầu tìm việc. Anh Trần Minh Hải, khóm 7, phường 6 thị xã Trà Vinh cho biết thêm: Mục tiêu phục vụ khách khi đến đây đầu tiên thì có tâm lý chưa biết tụi em xoa bóp như thế nào, nhưng khi xoa bóp xong khi bước ra khỏi phòng thấy cảm giác khỏe khoắn và lần sau đến đây ủng hộ tụi em là ước mơ của tụi em rồi. . .Em chỉ muốn mỗi ngày có khách nhiều hơn để anh em mù ở đây có việc làm chính đáng, chính bản thân em cũng có công ănn việc làm. Hướng tới em hy vọng khách ủng hộ cho em để có điều kiện giúp cho những người khiếm thị như em đến đây học hỏi và tạo việc làm để họ có sự sống.
          Vất vả chịu khó, luôn rèn luyện kỹ năng sinh hoạt và tìm kiếm việc làm ổn định cho phù hợp đối với người tàn tật, họ là điển hình của những tấm gương tiêu biểu trong cuộc sống đời thường. Không chỉ phát huy ý chí năng động sáng tạo nuôi sống cho bản thân, gia đình mà họ còn là những người lao động tật nguyền hiền lành mẫu mực, là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi theo/.
 
 Hoàng Kim (theo Báo Trà Vinh) 

 

 
 
Cở chữ: 11:55 PM,05/12/2009
                                                  

          Ở khóm 7 phường 6 thị xã Trà Vinh, bà con thường nhắc nhiều về phòng xoa bóp Phương Minh của gia đình anh Trần Minh Hải và chị Thái Ánh Nguyệt làm chủ cùng với gia đình anh Nguyễn Thành Bảo và chị Nguyễn Thị Thùy là những người khiếm thị trong độ tuổi thanh niên, thế nhưng họ lầm lũi làm lụng vất vả với tâm nguyện phấn đấu học tập vượt khó vươn lên hành nghề xoa bóp chuyên nghiệp nuôi sống bản thân và ổn định cuộc sống.


 
 
 

          Khi mở mắt chào đời được ba đến năm tuổi, trong cơn bệnh nặng về mắt, gia đình nghèo không tiền điều trị, căn bệnh dần trở nên tệ hại, đã cướp đi “cửa sổ tâm hồn” của họ và từ đó đến nay họ phải sống trong cảnh mù lòa. Không đầu hàng trước hoàn cảnh tật nguyền, họ học hỏi và rèn luyện kỹ năng cảm nhận cảnh vật chung quanh qua các giác quan còn lại để sinh hoạt như người bình thường. Từ khi còn rất nhỏ, anh Trần Minh Hải đã có ý niệm ghi nhớ trong đầu những con đường ra vào nhà mình một cách rành mạch mà không cần người dìu dắt. Dần dần thông thạo đường đi nước bước y như người sáng mắt. Anh Hải làm được nhiều việc trong nhà và hành nghề bán vé số, khiến bà con hàng xóm hết sức thán phục. Vào năm 2005, anh Trần Thanh Hải nắm bắt thông tin về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người tàn tật và tìm đến Trung tâm dạy nghề cho người tàn tật tại Thành phố Hồ Chí Minh học nghề xoa bóp, trong thời gian học tập với tính tình mộc mạc chân chất, siêng năng của anh Hải, một cô gái cùng quê đồng cảnh ngộ đem lòng thương yêu đó là chị Thái Ánh Nguyệt, cuộc tình giữa cô gái và chàng trai khiếm thị nảy sinh từ đó, họ quyết định lấy nhau. Đồng thời, gia đình anh Hải kết bạn cùng lớp với gia đình anh Nguyễn Thành Bảo quê ở tỉnh Vĩnh Long và chị Nguyễn Thị Thùy quê ở xã Song Lộc, huyện Châu Thành, Trà Vinh với hy vọng sau khi tốt nghiệp cùng nhau lập thân, lập nghiệp và làm việc tại quê hương anh Hải ở thị xã Trà Vinh. Việc học nghề xoa bóp cho người bình thường đã khó, còn đối với người tàn tật lại càng khó hơn, từ đó đòi hỏi người khiếm thị phải kiên trì, rèn luyện các động tác kỹ thuật phải linh họat uyển chuyển từ trong lý thuyết đến thực hành trên tinh thần phục vụ chu đáo, vừa lòng và mến  khách. Anh Trần Minh Hải, khóm 7, phường 6 thị xã Trà Vinh cho biết: Tất cả mọi thứ đối với khiếm thị điều khó, chứ không dể, nhưng mà chịu khó cố gắng thì sẽ học được. . . Quá trình để tạo nên phòng xoa bóp ở Trà Vinh thì em có ước mơ từ khi đi học, lúc đó không có nghề, nếu mà nói về đờn hay đánh trống, ca nhạc thì họ có năng khiếu thì họ làm được, không lẽ mọi người mù điều tập trung vào đó, cho nên em nghĩ mình tìm tòi một cái nghề khác thì em theo dõi qua Đài biết được ở Sài Gòn có nghề xoa bóp. Lúc đó em ước mơ được đi học để sau khi lập gia đình nuôi vợ con, em quyết định đi học để lấy bằng, em nghĩ làm ở Sài Gòn thì xin việc làm rất khó, em quyết định về tỉnh nhà làm, khi về không biết làm như thế nào, từ đó em học hỏi kinh nghiệm của những người đàn anh chị đi trước và sau tích lũy kinh nghiệm em về mở phòng xoa bóp ở Trà Vinh.
          Chị Thái Ánh Nguyệt, khóm 7, phường 6 thị xã Trà Vinh tâm sự: Công việc xoa bóp này cũng là nguyện vọng và mơ ước ấp ủ nhiều năm qua, cho đến nay thì mới thực hiện được, bây giờ khách trong tình trạng đủ để nuôi sống tụi em, em mong sao có khách nhiều hơn để giúp đỡ cho những hoàn cảnh giống như tụi em.
Từng trải qua tuổi thơ nghèo khó, anh Nguyễn Thành Bảo vất vả phiêu bạt với nhiều nghề chính đáng để nuôi sống bản thân với đôi bàn tay trắng phải gánh vác từ công việc bán vé số để dần dần mài mò học hỏi bè bạn trở thành tay nhạc công chuyên nghiệp phục vụ bà con gần xa và được nhiều nguời biết đến, nhưng cuộc sống vẫn thiếu trước hụt sau. Để chọn một nghề phù hợp hoàn cảnh của người khiếm thị, anh Bảo tìm đến nghề xoa bóp, đây là điều kiện, là cơ hội để phát huy năng lực, sở trường trong công việc nhằm ổn định cuộc sống và phát triển lâu dài. Anh Nguyễn Thành Bảo, Vũng Liêm, Vĩnh Long cho biết: Ngày xưa ở nhà chơi nhạc phục vụ bà con, qua nghe Đài thông báo trên Trung tâm dạy nghề cho người tàn tật có đào tạo nghề, em tìm đến địa chỉ xin đi học, ở trên đó mai mà chung lớp với anh Hải chủ tiệm bây giờ, về dưới này có điều kiện làm chung với anh Hải, có được việc làm em mừng lắm.
          Chúng tôi có dịp đến phòng xoa bóp Phương Minh, đầu tiên đã có ấn tượng tốt và cảm giác ấm cúng bởi sự ngăn nắp gọn gàng trong những căn phòng phục vụ khách, đây là căn nhà được thuê với giá một triệu đồng/tháng, có bốn phòng trang bị máy lạnh, giường nằm hiện đại chuyên phục vụ trên lĩnh vực xoa bóp, mở cửa đón khách từ 8 giờ đến 22 giờ hàng ngày, giá mỗi suất xoa bóp 30.000 đồng/người, trong thời gian một giờ, nhân viên xoa bóp là những người khiếm thị với tinh thần phục vụ tận tình, chu đáo vừa lòng khách đến và khi ra về luôn có nhiều ấn tượng khó quên. Để gắn bó và duy trì hành nghề xoa bóp, anh Trần Minh Hải bày tỏ những ước mơ tâm quyết trong nghề nghiệp với tinh thần tận tụy phục vụ khách hàng và tạo điều kiện hỗ trợ học nghề cho những nguời đồng cảnh ngộ khi có nhu cầu tìm việc. Anh Trần Minh Hải, khóm 7, phường 6 thị xã Trà Vinh cho biết thêm: Mục tiêu phục vụ khách khi đến đây đầu tiên thì có tâm lý chưa biết tụi em xoa bóp như thế nào, nhưng khi xoa bóp xong khi bước ra khỏi phòng thấy cảm giác khỏe khoắn và lần sau đến đây ủng hộ tụi em là ước mơ của tụi em rồi. . .Em chỉ muốn mỗi ngày có khách nhiều hơn để anh em mù ở đây có việc làm chính đáng, chính bản thân em cũng có công ănn việc làm. Hướng tới em hy vọng khách ủng hộ cho em để có điều kiện giúp cho những người khiếm thị như em đến đây học hỏi và tạo việc làm để họ có sự sống.
          Vất vả chịu khó, luôn rèn luyện kỹ năng sinh hoạt và tìm kiếm việc làm ổn định cho phù hợp đối với người tàn tật, họ là điển hình của những tấm gương tiêu biểu trong cuộc sống đời thường. Không chỉ phát huy ý chí năng động sáng tạo nuôi sống cho bản thân, gia đình mà họ còn là những người lao động tật nguyền hiền lành mẫu mực, là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi theo./.


 

 

Lượt xem : 46353 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo