Trang chủ --> Gương sáng --> Tự tin chiến thắng số phận
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tự tin chiến thắng số phận

Rất tự tin là đặc điểm chung của hầu hết những gương mặt ấy. Có vẻ như, khiếm khuyết của cơ thể đã không thể ngăn cản được ước mơ của họ. Họ vẫn thành công, vẫn chiến thắng số phận bằng chính khả năng và niềm tin của mình.

10 gương mặt giao lưu trong chương trình Gương người khuyết tật điển hình vượt khó, do Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP.HCM phối hợp với Hội Thanh niên khuyết tật TP.HCM và tạp chí Tình thương & Cuộc sống tổ chức tổ chức (sáng 3-12-2004, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ) là những điển hình ấy. TS xin giới thiệu đến bạn đọc 3 trong số 10 gương mặt trẻ biết dũng cảm đương đầu với số phận này.

 

 

Tu tin chien thang so phan
Huỳnh Anh trên chiếc xe lăn theo cô từ năm học lớp 11

"Tay Huỳnh Anh khỏe lắm đấy, đánh là đau lắm đấy!"

Huỳnh Anh cười bảo vậy. Cô gái Huỳnh Anh, sinh năm 1978, nhỏ nhắn, một gương mặt xinh xinh và giọng nói nhỏ nhẹ đã bị cơn sốt bại liệt cướp đi đôi chân. Nhưng nghịch cảnh ấy đã không khuất phục được Huỳnh Anh. Huỳnh Anh vẫn cố gắng đến lớp đều đặn và ngoài giờ học còn đi bán vé số phụ giúp gia đình. Nhờ học giỏi, Huỳnh Anh được nhận học bổng của báo Mực Tím và hội AREBCO (hội những người về hưu ở Pháp).

Năm 1997, Huỳnh Anh đậu cả ba trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Kinh tế và ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM. Giờ đây, Huỳnh Anh đang là nhân viên của công ty TNHH TM Mê Kông 1 (chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng bếp gas SAKURA) và phải "cố gắng làm việc thật nhanh" để có thể hòa nhập với môi trường làm việc xung quanh.

Chiếc xe lắc tay theo cô từ năm học lớp 11 đến giờ đã "giúp" cho Huỳnh Anh có một đôi tay khỏe - Huỳnh Anh dí dỏm cho biết. Trong đôi mắt cô vẫn luôn ngời sáng sự tự tin và lạc quan. Khi được hỏi về ước mơ của mình, Huỳnh Anh chia sẻ: "Huỳnh Anh muốn mở một phòng internet, vì đó là công việc phù hợp với chuyên ngành CNTT mà Huỳnh Anh đã được học". Và Huỳnh Anh rạng rỡ nụ cười khi "bật mí" về người ấy của mình: một người bạn khuyết tật nhưng cũng rất tự tin, hiểu cô, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi cùng nhau trong cuộc sống...

 

 

Tu tin chien thang so phan
Đặng Hoài Phúc

Anh phó giám đốc đi... xe ôm

Đặng Hoài Phúc chỉ mới 22 tuổi nhưng đã là phó giám đốc phụ trách mảng nghiên cứu đào tạo của Trung tâm tin học Sao Mai (một cơ sở tin học dành cho người khiếm thị). Ngày ngày, Phúc vẫn đều đặn đi làm bằng xe ôm - bởi, đôi mắt chàng trai trẻ ấy đã không còn nhìn được ánh sáng từ năm 10 tuổi. Cậu học sinh lớp 4 nhà ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ấy bắt đầu làm quen với hoàn cảnh mới. "Dù còn bé nhưng Phúc không mặc cảm và cũng không buồn! Phúc đã nghĩ rằng: mặc cảm hay buồn khổ chẳng giải quyết được gì!". Phúc cũng xa nhà sớm khi được gia đình gửi vào câu lạc bộ (CLB) Bừng Sáng - một cơ sở nuôi dạy trẻ khiếm thị ở TP.HCM.

Bằng nghị lực của mình, thêm sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều người, Phúc đã đi học với các bạn trang lứa bình thường khác từ lớp 6. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, năm 1999, Phúc được chọn tham dự khóa đào tạo giáo viên tin học cho người khiếm thị do một tổ chức nhân đạo của Ý phối hợp CLB Bừng Sáng tổ chức. Từ khóa học, Phúc bắt đầu yêu thích công nghệ thông tin và nhận ra máy tính chính là công cụ giúp người khiếm thị hòa nhập với xã hội.

Cùng hai thành viên khác của CLB Bừng Sáng, Phúc về làm việc cho Trung tâm Tin học Sao Mai (dành cho người khiếm thị) làm giáo viên. Không dừng lại ở đó, vừa qua, Phúc được phong Hiệp sĩ công nghệ thông tin (CNTT) với dự án Phát triển mạng lưới đào tạo tin học từ xa cho người khiếm thị - một dự án mà Phúc cùng nhóm của mình ấp ủ và thực hiện trong suốt hơn hai năm trời. Dự án kết thúc, 39 bạn trẻ khiếm thị, từ không biết gì về tin học, đã có thể thực hành những kỹ năng soạn thảo văn bản, truy cập internet...

Phúc vẫn còn ấp ủ rất nhiều kế hoạch để giúp người khiếm thị hòa nhập với dòng chảy CNTT của thế giới. Không chỉ thế, chàng sinh viên khoa Anh ĐHKHXH&NV TP.HCM này còn đang là thành viên của ban nhạc Bừng Sáng. Phúc biết chơi piano, ghi-ta, sáng tác nhạc và đối với Phúc, tin học lẫn âm nhạc sẽ không thể thiếu được trong đời sống của cậu.

 

 

Tu tin chien thang so phan
Phan Minh Thông đang trả lời phỏng vấn

Người họa sĩ của trẻ em khiếm thính

Phan Minh Thông sinh năm 1982, đã không có thể trò chuyện cũng như nghe được những âm thanh cuộc sống bởi một cơn sốt ác tính ngay khi mới chào đời. Vậy mà, với ước mơ trở thành họa sĩ, Thông như được tiếp thêm nghị lực. Ngày ngày, đi học bằng xe buýt từ Thủ Đức, Thông đã học xong 7 năm trung cấp mỹ thuật. Hiện, Thông là SV ĐH Mỹ thuật TP.HCM (niên khóa 2001 - 2006) và tham gia dạy vẽ cho các em khiếm thính trường Hy Vọng (Q.Bình Thạnh).

Dù khó khăn khi tiếp nhận bài giảng của thầy cô, nhưng Thông vẫn cố gắng nắm được các bài học. Chọn thể loại tranh sơn dầu, càng là sự thử thách với niềm yêu thích hội họa của Thông. "Thông muốn làm họa sĩ, nên càng phải cố gắng học. Mong muốn của Thông sau khi tốt nghiệp là vừa được đi vẽ, vừa được dạy vẽ", Thông cho biết. Chưa kể đến là những chi phí tốn kém cho việc học, Thông cũng mơ ước mình sẽ có thêm tiền để mua màu vẽ phục vụ cho việc học. Còn về công việc dạy vẽ của mình, Thông bảo: "Thông thích công này lắm! Và các em khiếm thính được mình dạy cũng dễ dàng tiếp thu nữa vì tụi mình hiểu nhau...".

Và không chỉ có biết vẽ, anh bạn trẻ này còn có khả năng chơi thể thao tốt. Năm 2002, Thông đà giành được HCĐ giải cầu lông dành cho người khuyết tật được tổ chức tai Huế.

 

 

Bên cạnh 3 gương mặt trên, chương trình Gương người khuyết tật điển hình vượt khó sẽ còn giao lưu với các bạn trẻ:

1. Phạm Thị Thu Thanh, sinh năm 1972, bị bại liệt: đạt nhiều thành tích trong lĩnh vực thể thao, tiêu biểu nhất là 5 HCV Paragames lần 2 tại VN.

2. Phạm Thị Phương Dung, sinh năm 1979: giải IV Tiếng hát truyền hình tỉnh Lâm Đồng, giải I đơn ca tiếng hát Từ trái tim đến trái tim do Hội LHTN TP.HCM tổ chức...

3. Võ Thị Hoàng Yến, sinh năm 1966: bị sốt bại liệt, tốt nghiệp hạng xuất sắc bằng Thạc sĩ ngành Phát triển con người tại Mỹ.

4. Nguyễn Thị Hảo, sinh năm 1991: bị mù bẩm sinh, đoạt 3 HCB môn bơi lội tại Paragames năm 2003l; ngoài tài năng thể thao, Hảo còn chơi mandoline và đàn tranh rất hay.

5. Trần Bá Thiện, sinh năm 1958: năm 1977, không may anh bị mù. Năm 2003, anh được Ngân hàng thế giới tại VN tài trợ dự án "Trình duyệt web cho người mù" do anh làm trưởng dự án, anh cũng là một trong những người sáng lập nhóm Vi tính cho người mù VN. Hiện anh là phó giám đốc Trung tâm tin học cho người mù Sao Mai.

6. Võ Huỳnh Anh Khoa, sinh năm 1991: bị ung thư cột sống lúc 6 tuổi. Nhưng Anh Khoa đã cố gắng không ngừng trở thành vận động viên và đã đoạt nhiều thành tích cao. Mới đây nhất, Anh Khoa đoạt 3 HCV, 1 HCB môn bơi lội người khuyết tật toàn quốc năm 2004.

7. Nguyễn Thị Minh Lý, sinh năm 1982: bị sốt bại liệt năm 3 tuổi; nhưng Lý đã cố gắng vượt qua, đạt nhiều thành tích cao trong thể thao. Năm 2003, Lý xếp thứ 4/10 vận động viên xuất sắc toàn quốc, được nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ...

Bài, ảnh: BÍCH DẬU

(Theo_TuoiTre)

Lượt xem : 19103 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo