Trang chủ --> PHCN --> Dịch vụ pháp lý miễn phí: Nhóm người yếu thế khó tiếp cận
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Dịch vụ pháp lý miễn phí: Nhóm người yếu thế khó tiếp cận

Có rất nhiều bất cập, rào cản hiện nay khiến nhóm người yếu thế trong xã hội (trẻ vị thành niên, người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa, nạn nhân bị bạo hành…) khó tiếp cận được sự trợ giúp pháp lý miễn phí theo Luật Trợ giúp pháp lý hiện hành.

Đây là một trong những những nội dung được đưa ra tại Hội nghị quốc gia về TGPL miễn phí cho xã hội được tổ chức mới đây.
Người bào chữa bị “vô hiệu hóa”
Báo cáo của Cục TGPL (Bộ Tư pháp) thể hiện, nhu cầu TGPL hiện nay là rất lớn, trong cả nước số lượng người được TGPL theo Luật TGPL khoảng 8,6 triệu người nghèo, 6,7 triệu người khuyết tật, 8 triệu người có công… Theo quy định của pháp luật hiện hành, đây là những đối tượng được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí thông qua các hình thức: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức khác. Theo báo cáo của Sở Tư pháp tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, nhu cầu và việc sử dụng các dịch vụ pháp lý của nhóm người yếu thế ngày càng tăng, chủ yếu trong lĩnh vực tố tụng. Tuy nhiên, những người được hưởng dịch vụ đó đang bị những rào cản “vô hình” chặn lại bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thống kê những vụ việc thực tiễn của Sở Tư pháp Hải Phòng cho thấy, có một thực trạng khá phổ biến là trong các vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra, người chưa thành niên phạm tội thường từ chối bào chữa ngay khi có quyết định khởi tố vụ án, mặc dù họ chẳng biết người bào chữa đó là ai, ngay cả cơ quan tiến hành tố tụng cũng chưa đề nghị Đoàn Luật sư hay Trung tâm TGPL cử người bào chữa cho họ. Các bị can, bị cáo trong các vụ án khác nhau song đều có câu trả lời thống nhất là từ chối người bào chữa với cùng một lý do: việc phạm tội của bị can, bị cáo đã rõ ràng; bị can, bị cáo đã hiểu rõ pháp luật và có thể tự bào chữa cho mình. Trong khi đó, biên bản từ chối người bào chữa được lập chỉ có bị can, bị cáo và điều tra viên. Chính vì vậy, nhiều vụ án người bào chữa chỉ được tham gia khi đã hết giai đoạn điều tra, chuyển sang giai đoạn truy tố, xét xử. Hoặc cơ may nào đó, mà người bào chữa tiếp cận được và được cấp quyền bào chữa cho bị can, bị cáo từ giai đoạn điều tra thì họ lại bị “vô hiệu hóa” bằng những lý do như điều tra viên không thông báo lịch hỏi cung hoặc khất lần lịch hỏi cung… Như vậy, quyền có người bào chữa cho trẻ vị thành niên phạm tội ở giai đoạn điều tra sẽ không được đảm bảo.
Quang cảnh hội thảo
Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc người bào chữa bị “vô hiệu hóa” ở giai đoạn điều tra, nhưng nguyên nhân cốt yếu do luật bất cập. Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học kiểm sát, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 BLTTHS quy định "người bào chữa có quyền có mặt… khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý được hỏi bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác". Quy định như vậy là quá chung chung; nhiều trường hợp Điều tra viên không cho phép người bào chữa có mặt cũng vì lý do này.
Do vậy, để khắc phục tình trạng trên khoản 2 Điều 58 BLTTHS cần phải được sửa đổi theo hướng: "Người bào chữa có quyền tham gia hỏi cung bị can" mà không phải là "có mặt khi hỏi cung bị can" như quy định hiện nay. Đồng thời, quy định cụ thể các trường hợp và hình thức tham gia của người bào chữa trong các hoạt động điều tra khác (không chỉ là hỏi cung); hoàn chỉnh các thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa, gặp nghi can đang bị tạm giam... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Không biết được quyền của mình
Thông tư liên tịch số 10/TTLT quy định, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo quyền được TGPL và hướng dẫn họ tiếp cận các thông tin về TGPL và việc giải thích này phải được ghi bằng biên bản để lưu hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, BLTTHS không quy định việc giải thích quyền được TGPL là bắt buộc và không bị coi là vi phạm thủ tục tố tụng nếu không giải thích cho bị can, bị cáo cặn kẽ quyền này nên người tiến hành tố tụng thường có tâm lý “làm cũng được, không làm cũng được”. Vậy nên, trên thực tế việc giải thích này chỉ mang tính chung chung, không đầy đủ. Các luật sư tham gia bào chữa miễn phí cho những đối tượng yếu thế cho biết, nhiều biên bản hỏi cung điều tra viên chỉ hỏi bị can có mời luật sư không và hầu hết các bị can đều trả lời là “không”. Với cách hỏi và không giải thích cặn kẽ quyền được hưởng TGPL miễn phí thì câu trả lời của bị can là “không” là đương nhiên.
Việc tham gia bào chữa cho các đối tượng bắt buộc trong nhóm yếu thế là trẻ vị thành niên đã khó khăn như vậy, nhưng việc tham gia bào chữa cho các đối tượng thuộc diện TGPL khác như: người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn… mà những đối tượng này đang bị tạm giữ, tạm giam còn khó khăn hơn nhiều. Trung tâm TGPL Hải Phòng dẫn chứng, mới đây cơ quan này cử Trợ giúp viên tham gia bào chữa cho một bị cáo là người nghèo theo đề nghị từ phía người vợ của bị cáo này ở giai đoạn xét xử nhưng bị từ chối cấp giấy chứng nhận với lý do bị can này trong trại tạm giam đã từ chối Trợ giúp viên bào chữa.
Theo TS Nguyễn Quốc Việt, sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong giai đoạn tiền xét xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì các chủ thể có quyền có người bào chữa bắt buộc theo khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003 là những chủ thể yếu thế, khó khăn hơn các chủ thể bình thường khác trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình. Ví dụ như tâm lý khi đối mặt với sự buộc tội về tội danh mà điều luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, khi trình độ nhận thức xã hội nói chung, trình độ pháp luật nói riêng còn nhiều hạn chế, khi bị nhược điểm về thể chất, về tâm thần.
Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong giai đoạn điều tra, truy tố có thể hạn chế đến mức thấp nhất những thiếu sót, sai lầm do các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có chức năng buộc tội thực hiện trong giai đoạn điều tra. Ngoài ra, sự tham gia bắt buộc của người bào chữa còn có một ý nghĩa nhân đạo khi người bị buộc tội cũng như gia đình của họ không phải trả một khoản chi phí nào cho người bào chữa mà chi phí này do Nhà nước gánh chịu.
Quốc Huy

Theo Báo Công Lý

Lượt xem : 18279 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo