Trang chủ --> Gương sáng --> Thạch Thất: Nghị lực của một người khiếm thị
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Thạch Thất: Nghị lực của một người khiếm thị

Mỹ, bay đến bắn phá sân bay, sau trận chiến đấu xẩy ra khói bom, đạn còn mù mịt, lực lượng bảo vệ sân bay đã lao ra sửa chữa đường băng kịp thời cho không quân ta cất cánh.

 

 Ngày ấy còn bố mẹ già và người anh đang chiến đấu ở chiền trường miền Nam, nên anh Khuất Văn Niêm ở thôn 6 xã Đại Đồng không được đi cầm súng ra trận, phải ở lại địa phương tham gia vào Đại đội dân quân cơ động ở xã.

 

    Tháng 7 năm 1972 anh cùng đơn vị được lệnh vào phối hợp với đơn vị phòng không trực chiến bảo vệ sân bay Hòa Lạc. Hôm ấy máy bay giặc Mỹ, bay đến bắn phá sân bay, sau trận chiến đấu xẩy ra khói bom, đạn còn mù mịt, lực lượng bảo vệ sân bay đã lao ra sửa chữa đường băng kịp thời cho không quân ta cất cánh.

 

    Khi san lấp hố bom anh nhặt được quả đạn hỏa mù địch ném xuống chưa nổ, đem về lán trại loay hoay định tháo kíp thì quả hỏa mù nổ tung làm đôi mắt mù hẳn không thể cứu chữa khỏi, cú sốc ấy làm anh  bi quan, cho rằng cuộc đời đã “chấm hết”, nhiều lần anh đã nảy sinh tiêu cực, song được gia đình và mọi người thường xuyên động viên, dần dần anh suy nghĩ phải “làm lại cuộc đời” tuy hỏng đôi mắt nhưng còn đủ chân, tay và bộ óc lành lặn, lẽ nào lại ngồi ăn bám trút gánh nặng cho gia đình và xã hội.

 

    Từ đó hàng ngày anh quán xuyến mọi công việc trong gia đình, nhiều lần va vào vật cản làm sứt đầu máu chảy hoặc vấp ngã anh phải cắn răng chịu đựng, rồi quen dần với cuộc đời không còn ánh sáng. Nhưng từ việc dễ đến việc khó, anh làm được và rất chu đáo ngăn nắp, gọn gàng.

 Năm 24 tuổi anh xây dựng gia đình, sau mấy tháng vợ chồng ra ở riêng để lập thân lập nghiệp, ngày ra ở riêng, bố mẹ và gia đình rất thương anh, nhưng gia cảnh hồi đó còn quá túng thiếu chẳng có của nả gì để chia cho vợ chồng anh, ngoài 6 thước đất ở và mấy gian nhà tre tường đất . Chị Rễ (vợ anh) ở xã bên nay về quê chồng nên “lạ nước lạ cái” không quen phong tục địa phương, tính nết hiền lành chịu khó lam làm, nhưng đường làm ăn tính toán thì vụng về, nên anh phải gánh vác lo toan cuộc sống hằng ngày, trong hoàn cảnh ấy, bắt anh phải suy nghĩ tìm ra  việc làm thường xuyên phù hợp với “ chòng mù vợ hèn”. Cuối cùng anh chọn ra nghề làm “hàng xáo”, ban đầu anh em cho vay số tiền làm vốn và sắm chiếc xe cải tiến. Từ đó vợ chồng bảo nhau thức khuya dậy sớm kéo chiếc xe đến các làng lân cận tìm mua thóc về thuê máy sát thành gạo bán cho các đại lý bán buôn hoặc đơn vị bộ đội về mua . Phần tấm cám đem về chăn nuôi lợn, gà tại nhà. Vợ chồng lao động quần quật ngày nắng cũng như ngày mưa, nhiều ngày mua được 2-3 chuyến xe thóc, vợ kéo chồng đẩy phía sau, lấy công làm lãi, mỗi năm anh còn xuất được từ 7 đến 10 tạ lợn, 50-70kg gia cầm. Ngày ấy anh còn sắm được chiếc ti vi màu đầu tiên trong xóm .Tối đến cho vợ chồng và mọi người trong xóm đến xem, còn anh ngày 2 buổi trưa, tối thường xuyên nghe đài, nghe ti vi chương trình hướng dẫn về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi để chỉ đạo vợ con, chọn mua giống cây, mỗi vụ cấy 9 sào lúa, đôn đốc vợ con áp dụng thực hiện các biện pháp khoa học kỹ thuật thâm canh, nên năng xuất vụ lúa nào cũng đạt 220 đến 240 cân thóc/sào và vụ đông gieo trồng ngô, đậu tương cũng gần hết diện tích và không vụ sản xuất nào vợ chồng anh chịu thua kém dân làng, làm cho mọi người thán phục.

 

 

 
 Ông Khuất Văn Niêm chăm sóc cây cảnh ở sân nhà - Ảnh Xuân Lộc
 

 

    Hơn 30 năm vợ chồng lam lũ lao động, tằn tiện ki cóp, tạo lập xây dựng lại được toàn bộ cơ ngơi nhà cửa kiên cố, ngăn nắp gọn gàng, mua sắm được nhiều đồ dùng tiện nghi đắt tiền. Nhưng điều hạnh phúc lớn hơn là vợ chồng anh được 4 người con (3 trai, 1 gái) biết bảo nhau chăm ngoan lao động và học tập, nay đều trưởng thành (có 2 tốt nghiệp đại học và 2 trung học chuyên nghiệp), các con đều đã có gia đình riêng và các cặp vợ chồng đều có công việc làm ổn định ở Hà Nội.

 

    Nay ông Khuất Văn Niêm, bà Cấn Thị Rễ đều ở tuổi 59 đã có 6 cháu nội và 1 cháu ngoại, đới sống ổn định. Nay ông bà đã nghỉ làm “hàng xáo” nhưng mỗi vụ vẫn  cấy 7 sào lúa, để bảo đảm nguồn lương thực và chi viện cho các con gạo quê ngon, đỡ mua gạo ngoài. Tấm gương nghị lực của người khiếm thị Khuất Văn Niêm ở xã Đại Đồng huyện Thạch Thất, Hà Nội , thật đáng trân trọng ■

 

Ngọc Vân  

Lượt xem : 18943 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo