Trang chủ --> Gương sáng --> Chàng trai tật nguyền mơ đưa hàng sang Mỹ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chàng trai tật nguyền mơ đưa hàng sang Mỹ

Bị tật nguyền từ khi còn rất nhỏ, nhưng chàng trai Đặng Văn Tuyến đã không ngừng vươn lên. Thành quả mà anh có được hôm nay, ngay cả những người lành lặn cũng ít ai làm được: Gây dựng sự nghiệp cho bản thân và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người ở ngay chính quê hương anh...

small_266486
Vượt lên số phận

Sinh năm 1974, con đường học hành của Đặng Văn Tuyến đang rộng mở thì đến năm 13 tổi, vừa học hết lớp 7, Tuyến đột ngột bị bệnh. Căn bệnh viêm xương đa khớp khiến Tuyến phải nghỉ học. Bao nhiêu dự định, ước mơ của Tuyến bị dập tắt.

Bố mẹ đưa Tuyến đi chạy chữa khắp nơi, tài sản trong nhà đều phải bán dần cho đến hết, nhưng bệnh tình thì vẫn không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Năm 1992, Tuyến bị liệt, lưng gù xuống, đôi chân ngày càng teo lại.

Sau 10 năm chạy chữa, tài sản trong nhà đã hết, nước mắt bố mẹ anh cũng đã cạn. Họ chỉ còn biết chăm sóc và động viên anh. Năm 1997, cùng với sự giúp đỡ động viên của gia đình, anh mua sách phục hồi chức năng để luyện tập. Gượng dậy sau những năm tháng năm dài trên giường, năm 1999, anh đã đi học nghề điện tử, rồi sau đó về làm tại nhà.
 

small_266472
Anh Đặng Văn Tuyến.

Có lẽ nhờ lòng quyết tâm và say mê của mình, anh đã ngày càng được nhiều người biết đến. Nhờ đó, thu nhập của anh ngày càng tăng. Không chỉ nuôi đủ bản thân, anh còn phụ giúp gia đình và có tích lũy. Hạnh phúc đã đến với gia đình anh, "Ông trời cũng có mắt, không lấy hết của ai bao giờ", ông Đặng Văn Truyền (bố anh Tuyến) xúc động nói.

Mang nghề về quê và những ước mơ...

 

"Thấy người dân lao động ở quê nhàn rỗi nhiều, nhiều người tàn tật không có công ăn việc làm, tôi luôn luôn nung nấu trong lòng mình phải mang được cái gì về để giúp bà con, tận dụng lao động dồi dào nơi đây. Tôi bắt đầu âm thầm mày mò, tìm kiếm qua báo chí, tivi...". Anh Tuyến kể.
 

small_266473
Việc đi lại của anh Tuyến rất khó khăn

Nơi đây cũng đã có bao người mang về các nghề thêu thùa, mây tre đan... nhưng hầu hết các cơ sở mở ra rồi lại đóng cửa. Nghiền ngẫm, phân tích nhiều nghề, cuối cùng anh tìm thấy nghề chẻ tăm hương vừa dễ làm, phù hợp với mọi lứa tuổi nên quyết tâm mang nghề này về quê gây dựng.

Thế nhưng, khi anh đưa ra ý tưởng này, cha mẹ anh kịch liệt phản đối. Ông Truyền cho hay: "Tôi khuyên con nghề điện tử đang làm tốt, thu nhập cũng khá, trời đã phú cho cứ thế mà làm, mình tật nguyền chứ có lành lặn gì đâu mà đua chen cùng thiên hạ, thương trường như chiến trường đâu có đơn giản. Nhưng cha mẹ khuyên can hết lời mà nó vẫn quyết làm".

Biết được cái nôi tăm hương ở Hà Tây, anh Tuyến tạm dừng nghề điện tử để thăm thị trường. Giữa năm 2006, chàng trai tật nguyền đã cùng người cha tìm đến thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (Hà Tây, nay là Hà Nội) vùng đất của nghề chẻ tăm hương để tìm hiểu học nghề.

Để được học nghề đối với anh cũng không phải đơn giản chút nào, bởi anh là người tàn tật, họ không muốn dạy nghề cho anh vì không tin là anh sẽ làm được. Nhưng rồi cảm động trước nghị lực và lòng quyết tâm của anh, bà Nguyễn Thị Là chủ xưởng tăm hương ở Ứng Hòa đã nhận anh vào học việc. Bà còn hứa nếu học xong về quê mở được cơ sở sản xuất ngoài này sẽ cung ứng nguyên liệu và giúp bao tiêu sản phẩm.

Việc học nghề đã khó, việc bắt tay vào làm lại càng khó gấp bội, ngay việc trình lên xã xin thành lập cơ sở sản xuất tăm hương, chủ tịch xã cũng nghi ngờ, bởi bao nhiều lần xã mở các lớp dạy nghề cho dân đều thất bại.

"Cái khó khăn nhất là tâm lý nghi ngại của người dân, họ nghĩ làm cho người khỏe còn chưa ăn ai, liệu làm cho người tàn tật sẽ ra sao, điều đó làm tôi trăn trở lắm. Tôi nghĩ việc đầu tiên là phải bỏ vốn đầu tư dạy nghề miễn phí cho dân, sau phải kết hợp bàn bạc với họ để cùng làm và quan trọng hơn là tiền công lúc nào cũng phải sòng phẳng". Anh Tuyến chia sẻ.

Đầu tiên, anh phải tự bỏ vốn để mua vật liệu, thuê thầy từ Ứng Hòa về dạy người dân cách chẻ tăm hương. Học nghề xong, anh bắt đầu khoán vật liệu cho từng người đem về nhà làm. Thời gian đầu, nhiều gia đình không biết tận dụng lượng vầu để chẻ tăm hương nên có khi còn phải bù lỗ. Nhưng dần dần khó khăn qua đi, người dân tin vào anh, công việc ngày càng quy củ, cơ sở của anh bắt đầu hoạt động có hiệu quả.

 

 

small_266474
 
small_266475
 
small_266476
Người dân nhộn nhịp giao và nhận hàng tại xưởng sản xuất của anh Tuyến.

Đến nay, cứ 15h hàng ngày, người dân trong xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng, huyện, Thái Bình lại nhộn nhịp giao và nhận hàng tại xưởng sản xuất tăm hương xuất khẩu của anh Tuyến.

Bà Nguyễn Thị Lý, (thôn Lê Lợi 2, xã Đông Xuân) phấn khởi nói: Anh Tuyến đã mang nghề chẻ tăm hương cho người dân từ năm 2007. Làm cho anh Tuyến tiền công luôn sòng phẳng nên mọi người rất tin tưởng.

Cũng nhờ đó mà lượng lao động ngày không ngừng tăng lên, không chỉ người dân trong xã mà lao động ở các xã lân... cũng tìm đến. Cơ sở của anh Tuyến có từ 300-400 lao động, với thu nhập 400-500 nghìn đồng/người/tháng. Tuy tiền công đó không cao, song nó giải quyết được việc làm cho lượng lớn lao động lúc nhàn rỗi. Người dân lại không phải bỏ vốn, dễ học, dễ làm, có việc đều quanh năm, tận dụng được nhiều lao động từ người già đến con trẻ.

"Đến giờ công việc của Tuyến tương đối thành đạt, thực tế, hàng tháng trên 60 tấn sản phẩm tăm hương được xuất sang Trung quốc", ông Truyền khoe.

small_266477
Anh Tuyến hướng dẫn chẻ tăm hương cho người dân.

Điều mà chàng trai tật nguyền vui hơn cả là đã giúp được cho hơn 30 người tàn tật, người già yếu có việc làm. "Tôi cũng hoàn cảnh tàn tật, nên hiểu và thông cảm với người đồng cảnh. Tôi mong sao giúp được họ nhiều hơn trong cuộc sống để vơi đi nỗi mặc cảm của mình". Anh Tuyến nói.

Với hơn 2 năm đưa nghề về quê, khoảng thời gian chưa thể đủ để xây dựng làng nghề, xã nghề theo ước nguyện của anh. Chính vì vậy mà chàng trai tật nguyền luôn trăn trở, một trong dự định của anh trong tương lai là sẽ sản xuất loại tăm hương cao cấp xuất khẩu đi Mỹ, Đài Loan,... lúc đó tiền công của người làm nghề sẽ tăng lên, thu hút thêm nhiều lao động.

Khi mà ngày càng nhiều đất bị thu hôi để làm khu công nghiệp, khi mà người dân đang ngày ngày đối mặt với nguy cơ thiếu việc làm thì thành quả mà anh đạt được trên chính mảnh đất quê hương mình thật đáng trân trọng. Mong rằng ước mơ của anh sớm thành hiện thực, để người dân nơi đây yên tâm với nghề, với làng quê của họ.

 

Kim Thảo (Bài, ảnh)
Nguồn: www6.vnmedia.vn 

Lượt xem : 58662 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo