Trang chủ --> Gương sáng --> Những trẻ khuyết tật thành diễn viên, đạo diễn
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Những trẻ khuyết tật thành diễn viên, đạo diễn

Lần đầu tiên trong đời, những trẻ khuyết tật trở thành diễn viên, đạo diễn trong những phim ngắn 1 phút của mình.

 

 

Mai Văn Quý với ước muốn làm chủ Công ty Cái gì cũng có - Ảnh: Như Lịch
Mai Văn Quý với ước muốn làm chủ Công ty Cái gì cũng có - Ảnh: Như Lịch.

Tự tin là tôi !

 

Một cô gái đứng quay lưng giấu mặt. Rồi cô tự đẩy xe lăn đến chiếc giường của mình. Cô lấy chiếc gương soi. Cận cảnh một đôi mắt to trong sáng. Rồi chiếc miệng xinh xắn. Một giọng nói khó nhọc cất lên: “Điều em hy vọng là em sẽ học tốt và có một tương lai thật rộng mở. Em thất vọng vì những thứ, những điều em làm không như em mong muốn. Em thất vọng vì có một người nào đó em muốn giúp họ nhưng em không thể làm được”. Lời độc thoại tiếp tục khi cô bé tháo cái chân giả ra khỏi cơ thể mình: “Em rất tự hào vì bản thân em làm được một điều gì đó. Sức mạnh của em là mạnh mẽ và tự tin. Tự lập của em là biết tự lo cho bản thân, chăm sóc bản thân”.

Đó là phim của Lê Kim Trang (thuộc Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM). Điều đáng nói, sau khi tham gia khóa tập huấn 5 ngày (từ 23 - 27.4.2013) mang tên Làm phim 1 phút, do dự án Bạn hữu trẻ em TP.HCM và Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc - UNICEF tổ chức, Trang đã có tác phẩm đầu tay nói trên.

Cũng như Trang, 15 học viên khuyết tật khác trình làng những phim ngắn của mình. Đa số các phim có nội dung khá đơn giản. Bù lại, cảm xúc chân thực, mộc mạc có sức lay động lòng người. Mỗi phim một số phận, một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều có chung khát vọng cháy bỏng vươn lên, trở thành người hữu ích.

Mặt trời của tôi là phim của Mô Thị Đàm (Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM). Đây là câu chuyện về một cô gái khuyết tật “vượt lên chính mình” bằng cú đập bóng chính xác vào lưới, sau nhiều lần loay hoay bế tắc. Tương tự, phim Bạn tôi của Đào Xuân Hóa (cũng thuộc trung tâm trên) mang đến sự khỏe khoắn, yêu đời bằng hình ảnh cậu bé ngồi xe lăn nhanh nhẹn, khéo léo vận chuyển một chiếc xe đầy cỏ tươi do bạn bè mới cắt.

Trong khi đó, Múa của Trần Thị Phương Trang (Trường khuyết tật thính giác Hy Vọng 1) là câu chuyện không lời về cô gái khiếm thính đã truyền cảm hứng đến người khác bằng những điệu múa và sự tự tin của mình…

 

 

Phim và đời thực

 

Mai Văn Quý (quê Lâm Đồng), học viên lớp điện tử và điện cơ - Trung tâm bảo trợ, dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM, cũng là một thành viên trong khóa tập huấn.

Quý tâm tình: “Hằng ngày, em chứng kiến những bạn bè của mình đi xin việc vô cùng gian nan. Người ta nhìn hồ sơ thấy ghi là người khuyết tật thì loại ngay. Họ cho rằng người khuyết tật không làm được việc, dù chưa hề thử khả năng. Vì vậy, em luôn ao ước mở một công ty để nhận người khuyết tật vào làm”. Mang ước mơ đó vào phim, Quý đĩnh đạc trở thành một giám đốc trẻ của Công ty Cái gì cũng có (đây cũng là tựa phim), giải quyết việc làm cho bản thân và nhiều người khuyết tật khác.

Nhớ lại những ngày làm phim lạ lẫm, vất vả mà cũng đầy phấn chấn, Quý bồi hồi: “Em nêu ý tưởng này trong khóa học. Các thầy cô khuyến khích em viết ra giấy, rồi hướng dẫn cách làm phim. Lần đầu làm diễn viên, em run lắm, cứ phải quay đi quay lại nhiều lần. Sau đó, em tự động viên mình không được bỏ cuộc. Em không nghĩ là mình đóng được như thế!”.

Quý cho biết, từ ngày “lên phim” đến giờ, Quý vẫn còn lâng lâng sung sướng và tự tin hẳn lên. “Lớp học tuy ngắn ngủi nhưng rất hữu ích, cho em và các bạn cơ hội thể hiện những ước mơ, tiếng nói của chính mình. Nó tiếp thêm sức mạnh, niềm tin vào cuộc sống và chứng tỏ người khuyết tật có thể làm được nhiều việc mà người bình thường khác làm được”, Quý khẳng định.

Nhóm giảng viên khóa tập huấn gồm: Olivia và Styrmir - hai nghệ sĩ video đến từ Amsterdam (Hà Lan), Karen - điều phối viên của UNICEF đến từ New York (Mỹ). Giải thích về chủ đề khóa học Chúng ta có thể!, đại diện nhóm cho biết: “Thông thường, trẻ em khuyết tật thường bị xao lãng, được xem là thiếu tự tin hoặc cần sự thương hại. Nhưng chúng tôi muốn chia sẻ với thế giới những quan điểm mang tính xây dựng, cởi mở và tích cực”.

UNICEF hiện đã đưa tất cả 16 phim ngắn của các học viên khuyết tật Việt Nam lên YouTube (oneminutesjr.vn), bằng song ngữ Việt - Anh.

Theo Như Lịch
Thanh Niên 

Lượt xem : 24548 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo