Trang chủ --> Chia sẻ --> Cả nhà người yêu đều là người khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Cả nhà người yêu đều là người khuyết tật

Và tôi thật sự hoảng loạn khi hình dung ra những đứa trẻ với gương mặt ngô nghê lấn quấn dưới chân tôi mải không gọi được tiếng mẹ ơi.  

Hàng cây bên đường vun vút chạy ngược về phía sau. Xa xa rải rác những căn nhà nằm lẻ loi trên sườn núi. Hết trôi ngang cánh rừng, con tàu lại băng mình qua núi. Cuối cùng con sông quê anh cũng hiện ra. Với anh, niềm vui và sự háo hức của một người xa quê nay được trở về đã xua tan bao nỗi mệt nhọc của cuộc hành trình một ngày đêm khởi hành từ thành phố. Riêng tôi, sự hồi hộp pha lẫn lo lắng làm tôi phờ phạc, nhàu nhĩ. Anh an ủi: “Em mệt lắm phải không? Coi như em đến chơi nhà bạn bình thường. Đừng tạo áp lực cho mình. Hoàn cảnh gia đình, anh đã kể hết cho em nghe rồi đó. Anh sẽ tôn trọng mọi quyết định của em. Anh không trách gì em hết”.

 

Tôi thu hết can đảm theo anh bước vào nhà. Căn nhà nhỏ, mái ngói âm dương cũ kỹ, nhiều chỗ đã bị xô lệch méo mó, tường vôi chỗ thì bạc thếch, chỗ phủ rêu xanh. Hai cây cột  thềm ba cứ xiên xọ như đôi nạng gỗ. Anh nói ngôi nhà ba anh xây khi ông còn sống. Từ ngày ông mất đi, không ai chăm sóc sửa sang, nó trở nên tật nguyền cùng với những thân phận tật nguyền trong ngôi nhà tối tăm ấy.

 

Ba năm trước phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn cuối, bà lặng lẽ chịu một mình, cầm cự với những món thuốc nam được nghe mách bảo. Chừng anh về thăm nhà phát hiện ra thì một bên vú của bà đã bị hoại tử lở loét mủ xanh mủ vàng. Anh gom góp tiền đưa mẹ đi bệnh viện. Sau một năm sức khỏe tương đối ổn định thì căn bệnh tái phát di căn ra khắp cơ thể. Anh là lao động chính nuôi cả nhà nên dù không đành lòng anh vẫn phải nhờ hàng xóm trông giúp mẹ để trở vô Sài Gòn kiếm tiền.

 

Bà nằm co ro trên một manh chiếu cũ được trải lên chiếc giường tre ọp ẹp. Thấy anh, đôi mắt bà ánh lên một niềm vui khó tả. Từ trong hai khóe mắt, đôi dòng lệ nhọc nhằn bò ra chảy xuống ngoằn ngoèo trên đôi gò má nhăn nheo. Anh đến cạnh bên, nhẹ nhàng âu yếm cầm lấy đôi bàn tay xương xẩu của mẹ áp lên má mình. Anh cười thật tươi (nụ cười mà tôi biết anh phải cố lắm): “Mạ khỏe không, mạ xem con dắt con dâu tương lai về cho mạ đây nè”. Tôi thoáng chút ngỡ ngàng nhưng tức khắc biết mình nên làm gì trong hoàn cảnh này.

 

Có điều tôi không thể ngờ, trong lúc tôi đang loay hoay giúp bà trở mình cho đở mỏi thì thình lình có một bàn tay vỗ mạnh lên vai tôi. Tôi giật mình quay lại suýt ngất vì chạm phải một gương mặt ngây dại với đôi mắt đờ đẫn đang nhe hai hàm răng vêu ra sệu sạo cười rúm ró. Thì ra, ngoài người anh trai bị mù bẫm sinh đi bán vé số chưa về, anh còn một cô em gái ngờ nghệch nữa. Nhưng cũng chưa hết, phải đến mấy ngày sau, toàn bộ sự thật của câu chuyện mới được anh giãi bày cặn kẽ.

 

Trở về sau cuộc chiến tranh, chàng thanh niên ba mươi tuổi – ba anh – thấy mình may mắn khi vẫn còn nguyên vẹn. Nghĩ mình đã xong nhiệm vụ với tổ quốc, giờ đến lúc hoàn thành nốt nhiệm vụ với gia đình – cưới vợ sinh con nối dõi tông đường. Kết thúc mối tình hậu phương tiền tuyến với cô bạn hàng xóm sau bao năm xa cách là một đám cưới đơn sơ mà ấm cúng trong nỗi mừng vui của hai bên gia đình. Rồi liên tiếp những đứa con ra đời. Mỗi lần mang thai là mỗi lần ba mẹ anh phập phòng lo lắng và hy vọng. Nhưng cả thảy năm lần sinh – hai trai ba gái – thì chỉ có mỗi mình anh khỏe mạnh. (Vậy là anh vẫn còn hai cô em gái ngờ nghệch nữa do mấy năm nay mẹ anh trở bệnh nặng không thể chăm sóc nên đã gửi vào trung tâm bảo trợ người tàn tật).

 

Mặc dù vậy, lúc ba anh còn sống, gia đình cũng không đến nỗi chật vật, khó khăn.  Ba anh cần cù cày xới mấy sào ruộng. Mẹ anh chăm chỉ chạy chợ buôn bán lặt vặt cũng lo cho mấy anh em anh no đủ, tươm tất. Riêng anh là niềm hy vọng duy nhất của gia đình càng được ba mẹ quan tâm cho học hành tử tế. Tai họa chỉ ập đến vào năm anh vừa tốt nghiệp cấp ba. Ba anh đột ngột qua đời sau một cơn bạo bệnh. Mấy sào ruộng cũng bán đi để lo thang thuốc ma chay cho ba. Anh xếp lại ước mơ giảng đường đại học, vào Sài Gòn loay hoay với đủ thứ nghề để kiếm tiền phụ mẹ nuôi em.

 

Ở đấy, chúng tôi đã gặp nhau. Một chiều tháng sáu, Sài Gòn mưa như trút nước. Ai đó đã ví mưa Sài Gòn như trận đòn say của anh chồng vũ phu thật cũng không phải không có lý. Mới đang còn quang đảng như không, bỗng chốc bầu trời tối sầm lại. Mưa như cầm chĩnh mà đổ, rào rào gió giật từng cơn. Ngọn gió cứ quăng lung tung tứ phía. Tôi đang co ro đứng né những vạt mưa xiên xẹo trong một trạm xe buýt thì anh đột ngột từ bên kia đường lao qua. Xe buýt đổ trạm, anh nhanh nhẹn cởi áo mưa che cho tôi bước ra. Lên xe cùng ngồi chung một băng ghế. Quãng đường vừa đủ dài để tôi và anh bắt đầu cho một tình bạn.

 

Không bao lâu sau anh ngỏ lời yêu tôi. Thật ra không phải đợi đến lúc anh ngỏ lời, trước đó, tôi cũng đã biết mình cảm mến anh qua cái nết thật thà, tính tình thẳng thắn và cởi mở. Nhưng tôi vẫn còn phân vân là bởi giữa tôi và anh có một số khác biệt. Khoảng cách địa lý quá xa, anh lại là con trai tỉnh lẻ, học ít hơn tôi, trong khi tôi là một cô giáo gốc người thành phố thì anh chỉ là anh thợ làm cửa sắt lại là làm thuê. Nhưng tình yêu chân thành và sự quan tâm ân cần của anh như giọt nước âm thầm mỗi ngày thấm sâu vào đất. Tôi tự nhủ chỉ cần thật sự yêu nhau thì chúng tôi sẽ vượt qua tất cả.

 

Năm năm trôi qua, chúng tôi đã có với nhau những ngày tràn trề hạnh phúc. Điều đó củng cố thêm lòng tin cho tôi. Trong lúc tôi đang tìm cách thuyết phục gia đình tôi thì đùng một cái anh cho biết anh phải về quê vì mẹ anh trở bệnh nặng. Và rồi tất cả đã bày ra trước mắt tôi. Một gia đình chồng với toàn những người tàn tật tôi phải gánh vác sao đây và liệu có gánh vác nổi không . Anh hứa tôn trọng mọi quyết định của tôi. Nhưng nếu vì thế mà tôi chia tay anh thì không chỉ tôi quá nhẫn tâm với anh mà còn nhẫn tâm với chính mình vì tôi vẫn rất yêu anh. Đầu óc tôi quay cuồng, tôi lan man nghĩ tới những ngày dài vô định phía trước. Và tôi thật sự hoảng loạn khi hình dung ra những đứa trẻ với gương mặt ngô nghê lấn quấn dưới chân tôi mải không gọi được tiếng mẹ ơi.

Lượt xem : 9056 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo