Trang chủ --> Gương sáng --> Bốn nhà văn “khuyết tật vĩ đại” của Thái Bình
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Bốn nhà văn “khuyết tật vĩ đại” của Thái Bình

Bùi Hoàng Tám
Nếu ai hỏi: Nhà văn xuất sắc nhất đang sống và làm việc ở Thái Bình đương đại là ai? Câu trả lời của tôi sẽ là: TRẦN VĂN THƯỚC.
Nếu ai hỏi: Nhà thơ xuất sắc nhất đang sống và làm việc ở Thái Bình đương đại là ai? Câu trả lời của tôi sẽ là: ĐỖ TRỌNG KHƠI.

Nếu ai hỏi: Nhà dịch thuật xuất sắc nhất đang sống và làm việc ở Thái Bình đương đại là ai? Câu trả lời của tôi sẽ là: NGUYỄN BÍCH LAN.

Nếu ai hỏi: Nhà lý luận phê bình xuất sắc nhất đang sống và làm việc ở Thái Bình đương đại là ai? Câu trả lời của tôi sẽ là: NGUYỄN DƯƠNG CÔN.

Điều ngạc nhiên là tất cả 4 Nhà văn, Nhà thơ, Nhà dịch thuật và Lý luận phê bình hàng đầu của Thái Bình nói trên đều thuộc dòng “Người tàn tật”.

Xuất hiện trên Văn nghệ dưới “triều đại Hữu Thỉnh”, Trần Văn Thước đã nổi lên là một nhà văn viết về nông thôn xuất sắc, những truyện ngắn của Trần Văn Thước như “Tráng sĩ gà”, “Tháng ba thương mến:, “Một năm làm vợ”… ấm áp tình người, tình làng nghĩa xóm và cả sự vật vã đi lên của nông thộn Việt Nam thời Đổi mới với không ít cạm bẫy.

Trần Văn Thước là nhà văn hiểu sâu sắc nông thôn và nông dân. Giọng văn ấm áp, chân thực và giàu tính nhân văn, Trần Văn Thước xứng đáng là nhà văn viết nông thôn xuất sắc những năm qua.

Năm 1979, Trần Văn Thước bị tai nạn trong khi phục vụ chiến tranh Biên giới khiến anh bị liệt hoàn toàn từ thắt lưng trở xuống.

Cùng thời với Trần Văn Thước, Đỗ Trọng Khơi trình làng với Giải nhì báo Văn nghệ thời Hữu Thỉnh, chùm thơ Hi vọng – Ánh trăng đã làm nên chân dung một thi sĩ hàng đầu của nền thi ca Thái Bình hơn 20 năm qua. Ngoài làm thơ, viết văn, viết phê bình văn học, Đỗ Trọng Khơi còn phổ nhạc nhiều bài thơ của anh và bè bạn. Khơi là tác giả của 14 tập sách và gần đây nhất, Đỗ Trọng Khơi cho ra mắt tập Lục bát chọn lọc QUÊ được nhiều nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn… đánh giá cao.

Đỗ Trọng Khơi bị bạo bệnh từ năm lên 8 tuổi, phải bỏ học và chỉ nằm một chỗ.

Nguyễn Bích Lan cũng là một hiện tượng lạ. 14 tuổi tự học tiếng Anh, mày mò dịch thuật và giờ đây, chị là một trong những dịch giả sáng giá trên văn đàn Việt Nam.

Nguyễn Bích Lan cũng bị tàn tật từ năm 14 tuổi.

Có lẽ người duy nhất không phải tàn tật nhưng cũng thuộc dòng… “tàn”. Đó là Nhà lý luận phê bình Nguyễn Dương Côn. Anh tuy không bị từ nhỏ nhưng gần đây ốm đau liên miên, tay run lẩy bẩy. Thế nhưng công bằng, anh là nhà lý luận thật sự có… lý luận, Nguyễn Dương Côn cũng là người duy nhất đang sống ở Thái Bình là Hội viên hội Nhà văn Việt Nam về lĩnh vực này.

Như vậy có thể nói, nếu “châm chước” thêm trường hợp Nguyễn Dương Côn thì các nhà văn “khuyết tật” Thái Bình đủ sức làm nên một mô hình Hội Nhà văn Việt Nam thu nhỏ với đầy đủ 4 Hội đồng: Văn xuôi, Thơ, Dịch thuật và Lý luận phê bình.

Để ghi nhận những đóng góp to lớn của các anh, các chị, ở Thái Bình có câu: “Thái Bình có chuyện bất ngờ – Nhà văn viết đứng, Nhà thơ viết nằm” – “Nhà văn viết đứng” chỉ Trần Văn Thước, “Nhà thơ Viết nằm” là Đỗ Trọng Khơi. Tiếc rằng chưa có chân dung cho Nhà lý luận Dương Côn và dịch giả Bích Lan.

Với người viết bài này, thật khó tưởng tượng nền văn học Thái Bình sẽ như thế nào nếu thiếu 4 “nhà khuyết tật vĩ đại” trên.

Bùi Hoàng Tám

Lượt xem : 31602 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo