Trang chủ --> PHCN --> Người khiếm thị hành nghề luật sư ra sao?
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người khiếm thị hành nghề luật sư ra sao?

Người khiếm thị không bị xem là mất năng lực hành vi dân sự, cũng không bị luật pháp cấm đoán hoạt động nghề nghiệp, kể cả hành nghề Luật sư. Tuy nhiên, với mong muốn đội ngũ Luật sư ngày càng phát triển cả lượng và chất, câu chuyện, liệu người khiếm thị làm Luật sư có mang lại hiệu quả hay không vẫn còn nhiều ý kiến…

 

Muốn làm Luật sư, phải am hiểu pháp luật, có thể hình không bị khuyết tật, giọng nói rõ ràng..

Thiếu bằng luật, làm sao trả?

Ngược dòng thời gian, theo Pháp lệnh Tổ chức Luật sư (PLTCLS) năm 1987, muốn trở thành luật sư phải đáp ứng các điều kiện: Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Có phẩm chất, đạo đức tốt; Tốt nghiệp đại học Pháp lý hoặc có trình độ pháp lý tương đương (Điều 11 PLTCLS).

Đối với người mới được gia nhập Đoàn luật sư phải qua một thời gian tập sự từ 6 tháng đến 2 năm và một kỳ kiểm tra mới được công nhận là Luật sư (Điều 12 PLTCLS).

Còn đối với Pháp lệnh Luật sư năm 2001 thì để trở thành luật sư phải hội đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 PLLS: Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; Có trình độ đại học luật; và Điều 9 PLLS quy định trường hợp người được miễn đào tạo nghề luật sư gồm: ...Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật; Tiến sĩ luật.

Trước đây, khi còn đương nhiệm, một bộ phận không nhỏ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên “nợ bằng cử nhân luật”. Đến khi nghỉ công tác ở cơ quan tiến hành tố tụng xin tham gia các Đoàn Luật sư họ được miễn tập sự hành nghề Luật sư. Tình trạng thiếu bằng cử nhân luật chưa được pháp luật về Luật sư giải quyết dứt khoát. Do vậy, “số phận pháp lý” của họ vẫn ở trong tình trạng còn bị “bỏ ngỏ”.

Tại Điều 10 Luật Luật sư năm 2006 quy định: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất, đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề Luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư.

Những người mặc dù đã là Luật sư nhưng chưa có bằng cử nhân luật thì họ vẫn được tiếp tục hành nghề Luật sư theo nguyên tắc bất hồi tố của pháp luật, hay nếu muốn tiếp tục làm Luật sư họ phải bổ sung bằng cử nhân luật?.

Mới đây, Luật sư Trưởng đại diện phía Nam của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam tiết lộ: Hiện nay có tới 10% Luật sư chưa tốt nghiệp cử nhân luật, tức là có gần 1.000 luật sư chưa đủ tiêu chuẩn về bằng cấp theo quy định của Luật Luật sư.

Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế về mọi phương diện (kể cả lĩnh vực tư pháp). Luật sư là người bảo vệ công lý mà chưa đủ kiến thức pháp luật thì chúng ta sẽ bị các đối tác xem thường nếu không muốn nói là họ thiếu niềm tin vào khả năng tranh tụng của giới Luật sư nước nhà.

Phải gấp rút nâng cao năng lực pháp lý các Luật sư Việt Nam. Luật sư nào chưa có bằng cử nhân luật thì phải đi học để thi lấy bằng, dứt khoát không được nể nang, bỏ qua tiêu chuẩn bắt buộc của Điều 10 Luật Luật sư.

Lịch sử đã sang trang, điều gì không còn thích hợp thì mau chóng loại bỏ, không được chần chừ. Luật sư là một nghề đặc thù phải thường xuyên nâng cao kiến thức pháp lý, nghiệp vụ chuyên môn; Những người trước đây được chiếu cố (còn thiếu bằng cấp) cho gia nhập vào các Đoàn Luật sư, hầu hết trong số họ đã bước vào độ tuổi xưa nay hiếm (thất thập). Trước khi cho các “lão Luật sư” về vườn, cần thuyết phục để họ đồng thuận.

“Hiệp sỹ mù” có được hành nghề?

Một số Luật sư cũng đặt vấn đề: Bên cạnh trình độ học vấn, người khiếm khuyết về thể chất như mù lòa, nói lắp, lưng gù, dị tật tứ chi... có được làm Luật sư?. Một vị lãnh đạo Vụ Bổ trợ Tư pháp (Bộ Tư Pháp) giải thích: Do luật không cấm người khiếm thị hành nghề luật sư nên người khiếm thị vẫn có thể được làm Luật sư.

Hơn hai mươi năm trước, giám đốc Công ty sản xuất kinh doanh chiếu cói (AĐC) tại TP.HCM là người khiếm thị đã bị truy tố và xét xử về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Khi xảy ra vụ án, dư luận thắc mắc: Tại sao Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM cấp phép kinh doanh cho “hiệp sĩ mù”. Đến khi Công ty AĐC vỡ nợ khiến nhiều người dở khóc dở cười vì trắng tay (Công ty AĐC mất khả năng trả nợ huy động của khách hàng).

Đành rằng, người khiếm thị không bị mất năng lực hành vi dân sự, không bị luật pháp cấm đoán hoạt động nghề nghiệp, kể cả nghề Luật sư. Vấn đề đặt ra là liệu người khiếm thị làm Luật sư có mang lại hiệu quả trong công việc của mình?.

Một phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư của tỉnh Lâm Đồng bày tỏ: Người khiếm thị xin kết nạp làm Luật sư, nếu Ban Chủ nhiệm từ chối, bị họ khiếu nại thì sao đây?. Mỗi nghề nghiệp đều có tính năng riêng: Người câm, điếc... không thể làm lính.

Muốn làm Luật sư, phải am hiểu pháp luật, có thể hình không bị khuyết tật, giọng nói rõ ràng... Tại chốn pháp đình cử tọa sẽ theo dõi cung cách tác nghiệp của Luật sư; bị mù lòa thì làm sao Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án để bênh vực thân chủ?.

Cơ quan Nhà nước thẩm quyền có trách nhiệm đào tạo nghề cho những ai không may bị khuyết tật, tạo điều kiện để họ có công ăn việc làm phù hợp, hòa nhập với cộng đồng. E rằng, người khiếm thị hành nghề Luật sư thì quá bất khả thi.

Luật sư Trần Công Ly Tao, phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM

Hoàng Kim (theo Pháp luật)  

Lượt xem : 13525 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo