tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
GÀ TRỐNG “ MÙ” NUÔI CON
“Mù như tôi lấy được vợ mắt sáng thật là diễm phúc. Tôi không từ nan một việc gì để kiếm tiền nuôi vợ con. Vậy mà tôi và hai con tôi không giữ nổi chân của người đàn bà vô tâm”. Lời tâm sự miễn cưỡng của người đàn ông không muốn ai biết hoàn cảnh hẩm hiu của mình qua hai mươi hai năm nhọc nhằn làm thân “ gà trống mù” nuôi con.
Cha mẹ đặt tên cho anh thật đúng Nguyễn văn Hiền, hiền như cục đất, 50 tuổi ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Phú ( Long Mỹ, Hậu Giang) hai mắt mù do di chứng của bệnh từ nhỏ. Anh nhớ vanh vách nỗi đau đớn của mình, vợ bỏ đi chín lần. Lần thứ chín người đàn bà ấy không quay lại cùng cha con anh nữa mà ở với người đàn ông khác ở xã Thuận Hưng, Long Mỹ.
Với dáng người nhỏ con, cam chịu lại xuề xoà, nhớ lại những lúc vợ chồng chung sống cho đến lúc bỏ đi anh tâm sự :“ Tháng 11/1986, bà con đến chung vui đám cưới và chúc tụng vợ chồng chúng tôi trăm năm hạnh phúc. Vợ tôi mắt sáng như mọi người, tôi sống thật hạnh phúc, luôn tất bật với công việc để gầy dựng, vun bồi mái ấm.
Mùa khô tôi đi mò cá, ngày nào cũng kiếm được cá bán, bà con ai cũng cho tôi có tay “ sát ngư ”. Mùa mưa ngồi vót nan đan lợp, vót cần câu cắm bán. Ngoài ra, tôi còn làm thêm các việc linh tinh bằng sức lao động miễn có tiền thu nhập. Cuộc sống chẳng giàu có gì, nhưng gia đình sống êm ấm hạnh phúc. Năm sau, đứa con gái đầu lòng ra đời, tôi rất sung sướng mình đã được làm cha. Để bù đắp, san sẽ những đau đớn, khổ cực của vợ, tôi làm việc không kể ngày đêm, một, hai giờ khuya là chuyện thường, mong sao có tiền bồi dưỡng cho mẹ, mua sữa cho con. Khi đứa con gái 11 tháng tuổi, niềm vui chưa được bao ngày, vợ tôi đòi đoạn bỏ nhà, bỏ con ra đi khi con tôi rất cần sữa mẹ, cần đôi tay ôm ấp, còn để lại nợ nần vay mượn. Chạy gạo, chạy sữa lúc đó thật gian nan. Cũng may xóm giềng bà con đầy lòng ưu ái, động viên. Ai cũng bảo con tôi ngộ nghĩnh, dễ thương. Trách nhiệm người cha không cho phép tôi ngã gục. Có những đêm dài nghe con lăn lộn, vật vã trong cơn bệnh, là đàn ông thì phải cứng rắn, nhưng tôi không thể không khóc được, tôi cố gắng làm xuyên suốt, lấy công việc để xoá tan đớn đau, phiền muộn. Trong 6 tháng tôi vót được 8000 cần câu cắm và đan 100 cái lờ bán được 5 triệu đủ cơm rau cho cha con và trả nợ cho vợ tôi. Ba năm sau vợ tôi lại trở về, con tôi có được niềm vui bên mẹ, căn nhà cũng vơi đi phần quạnh quẽ. Tôi quên hết mọi lỗi lầm cùng nhau chung sức nuôi con. Tôi quần quật làm, vợ tôi quần quật xài đồng tiền cực khổ của tôi, khi sinh được đứa con trai còn đỏ hỏn thì vợ tôi lại bỏ ra đi. Lần ra đi này tôi quá hụt hẫng, tinh thần hoảng loạn tột cùng. Ngỡ như ngã quỵ trước nghiệt ngã đớn đau mà không vực dậy nổi. Là đàn ông mà bảo có thể chết đi được chẳng ai tin nhưng sự thật là thế. Vùng quê sâu nghèo khó như ở đây ! Một người mù ôm hai con thơ như tôi, phải tìm đường đi nào nuôi hai con đến đích, nên người. Những chiếc nan lờ, cần câu tôi vót đều thấm vị mặn. Những con kinh, con rạch nơi tôi mò cá có nước mắt chan hoà. Có phải vì thâm tình trĩu nặng mà những chiếc hom lờ, cần câu tôi làm bán ra đặt cá rất chạy, ai cũng đặt làm. Lòng dặn lòng, dẫu là gian khó, đau thương vẫn tâm nguyện nuôi con thành người .
Tôi vẫn sống trong tình trạng vợ bỏ nhà đi mãi, cố gắng làm có tiền chút đỉnh để dành phòng khi con đau ốm. Bà ấy xuất hiện, vì con tôi lại uỷ mị, khoan dung và bà ta lại tiêu xài, có khi lấy tiền rồi lại bỏ đi. Tôi vật vả như con thuyền giữa biển, hứng chịu từ đợt sóng này đến đợt khác.
Nói ra các anh đừng cười, đứa con gái lớn năm nay 22 tuổi đứa con trai 18 tuổi nhưng bà sống với cha con tôi chưa đầy ba năm. Chỉ một lần bà ra đi một tháng mười lăm ngày rồi trở về, còn những lần khác từ một năm đến bốn năm.
Anh Phạm Văn Sơn Chi hội phó Hội Người Mù Long Mỹ nhận xét : “Anh Hiền là người đàn ông chí thú làm ăn, mặc dù vợ bỏ cha con anh đi hoài, anh vẫn vươn lên trước những khó khăn nghiệt ngã để nuôi hai cháu khôn lớn”. Cháu Nguyễn Thị Nhi học hết lớp 8 thì ở nhà mấy năm nay để lo gia đình, cháu Nguyễn Văn Thương học lớp 9. Ở vùng quê nghèo làm ra tiền không phải dễ, người sáng mắt còn khổ huống chi là người mù”.
Thỉnh thoảng anh lại thở dài, thấy vậy chúng tôi hỏi : “ Anh lo cho hai cháu đầy đủ, còn riêng anh”
Nhiều lúc thấy gia đình cô đơn, lạnh lẽo, tôi buồn lắm nhưng không dám nghĩ gì. Vả lại mười mấy năm trôi qua, mọi chuyện cũng nguôi ngoai dần, bây giờ con tôi đã lớn. Con gái lo việc gia đình, con trai đi học về cùng tôi mò cá, vót câu. Nhờ trời, chúng nó ngoan hiền, không như mẹ nó, chúng thương lo cho tôi, vậy cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Bây giờ chúng nó hiểu được những khó khăn và sự hy sinh của tôi đối với chúng.
Nói đến đây, anh Hiền ngồi lặng yên, trong đôi mắt thẳm sâu tăm tối, đã chứa đựng một ý chí mạnh mẽ, vươn lên vượt qua bao nghiệt ngã. Bây giờ anh sống thanh thản cùng hai con hiếu thảo, chúng luôn săn sóc, lo lắng cho anh, cho người cha đáng kính, hy sinh cả cuộc đời để tạo chúng nên người. Thật đáng trân trọng.
Bài mới
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Chuyện tình nhà vô địch cử tạ ngồi xe lăn bán vé số
- Nghẹn ngào nghĩa tình của đôi vợ chồng tật nguyền
- Cậu học trò khiếm thị và hành trình chinh phục giảng đường đại học
- Cậu học trò khiếm thị và bài học của mẹ
- Vũng Tàu: Những tấm gương vượt lên số phận.
- Bốn nhà văn “khuyết tật vĩ đại” của Thái Bình
- Cảm phục chàng trai đi xuyên nước Mỹ bằng xe lăn
- Hai cô gái tên Nhung
- Những đứa trẻ không nhìn đời bằng đôi mắt
- Nỗi lo âu của nữ sinh khuyết tật giàu nghị lực
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận