Trang chủ --> Gương sáng --> Điểm tựa của người khiếm thị
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Điểm tựa của người khiếm thị

“Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Mất đi đôi mắt, cuộc sống của những người mù thật sự khó khăn. Mặc dù vậy, trong những năm qua, Hội Người mù các cấp trong tỉnh đã có những bước phát triển bền vững, xây dựng Hội vững mạnh, là chỗ dựa tinh thần cho hội viên.

Với phương châm “nói đi đôi với làm”, trong những năm qua, cán bộ các cấp Hội trong tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực, tạo được niềm tin của hội viên.

* Làm gương trong mọi hoạt động

Chủ tịch Hội người mù huyện Vĩnh Cửu Ninh A Lềnh được nhiều người nể phục bởi tinh thần nhẫn nại, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình, làm gương cho các hội viên khác.

 

Người mù đã sống được bằng nhiều nghề khác nhau để vươn lên thoát nghèo. Trong ảnh: Mẹ con chị Phượng (Hội viên Hội Người mù TP. Biên Hòa) buôn bán hột vịt lộn kiếm sống. Ảnh: Đoàn Phú
Người mù đã sống được bằng nhiều nghề khác nhau để vươn lên thoát nghèo. Trong ảnh: Mẹ con chị Phượng (Hội viên Hội Người mù TP. Biên Hòa) buôn bán hột vịt lộn kiếm sống. Ảnh: Đoàn Phú

Trước năm 2001, kinh tế gia đình ông khá khó khăn. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi, bám đất, bám vườn, cuộc sống gia đình ông dần dần ổn định. Với 1 hécta cà phê, tiêu và đàn dê, hàng năm trừ chi phí, gia đình ông cũng thu được gần 200 triệu đồng. Mức thu nhập này giúp gia đình ông vươn lên thoát nghèo, có điều kiện để con cái tiếp tục học hành.

Một trường hợp khác là ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Người mù huyện Long Thành, người đi đầu trong việc phát triển dịch vụ xoa bóp, tạo việc làm cho các hội viên. Ông Điệp cho biết, ban đầu hội viên cảm nhận về nghề này rất mơ hồ. Vì vậy, ông càng quyết tâm học, học một nơi không đủ, ông bỏ tiền ra học ở nhiều nơi. Năm 1999, ông cùng với một  số hội viên khác xây dựng cơ sở xoa bóp của người mù. Với tay nghề của mình, cơ sở dần chiếm được lòng tin của khách hàng. Từ năm 2004, cơ sở bắt đầu phát triển mạnh. Đến nay, cơ sở xoa bóp đã tạo việc làm cho 15 cán bộ, hội viên, với mức thu nhập từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/tháng.

 

Thời gian qua, các cấp Hội Người mù cùng với Mặt trận, đoàn thể và chính quyền địa phương đã xây dựng 64 căn nhà tình thương trị giá trên 1 tỷ đồng; tặng 655 chiếc radio cassette cho hội viên; thường xuyên thăm hỏi, động viên, tặng học bổng cho con em và gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ…

Chị Nguyễn Thị Kiều Giang, Chủ tịch Hội Người mù huyện Trảng Bom lại tạo ấn tượng với mọi người bởi những vũ khúc Tây Nguyên mà chị thể hiện trên sân khấu. Chị Kiều Giang cho biết, đi lại, sinh hoạt đã khó khăn, người mù múa là điều khó tưởng. Nhưng nhờ bản thân có chút năng khiếu cộng với sự kiên trì tập luyện, chị đã đoạt 5 huy chương vàng tại cuộc thi văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc.

* Chăm lo hội viên bằng nhiều hình thức

Ông Lê Danh Cát, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết, toàn tỉnh hiện có 1.160 hội viên trong tổng số 2 ngàn người mù, đạt tỷ lệ 58%. Trong nhiệm kỳ qua, Hội đã được Hội Người mù Việt Nam đánh giá là đơn vị vững mạnh xuất sắc trên toàn quốc và được UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen. Một trong những thành quả nổi bật trong nhiệm kỳ qua, theo ông Lê Danh Cát chính là việc Hội đã xây dựng và củng cố được niềm tin của hàng ngàn hội viên khiếm thị đối với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước; xóa được mặc cảm cho người khiếm thị, tự tin và nỗ lực vươn lên bằng chính khả năng lao động, học tập của mình; an tâm, gắn bó với các hoạt động Hội.

 

Người mù tại cơ sở của Hội Người mù tỉnh đang massage cho khách.  Ảnh: N.Sơn
Người mù tại cơ sở của Hội Người mù tỉnh đang massage cho khách. Ảnh: N.Sơn

Để làm được điều này, ông Lê Danh Cát cho rằng, bên cạnh sự gương mẫu của cán bộ trong các hoạt động, các cấp Hội còn có nhiều việc làm thiết thực hỗ trợ hội viên. Trong đó, công tác dạy nghề, tạo việc làm phù hợp là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động của Hội.

Theo đó, Hội đã phối hợp với các đơn vị dạy nghề  tổ chức được 7 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 134 người mù; tổ chức 15 cơ sở, tổ, nhóm dịch vụ xoa bóp, thu hút 68 lao động với mức thu nhập từ 1,5-3 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, một số huyện còn tổ chức cho hội viên gia công đóng gói tăm, bán vé số tăng thêm thu nhập. Thông qua lao động sản xuất, bản thân người khiếm thị có thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần nâng cao vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội, tạo tinh thần lạc quan để người mù tự tin vươn lên hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, Hội Người mù tỉnh đã phê duyệt 453 dự án cho 803 lượt hội viên vay, đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công, dịch vụ…với số vốn trên 3,5 tỷ đồng từ nguồn quỹ quốc gia; 308 lượt người được vay từ nguồn quỹ quốc tế phát triển. Để giúp hội viên sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, các cấp Hội còn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức 27 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi…

Nga Sơn

 

 

 

 

 

  Hoàng Kim (theo Báo Đồng Nai)

Lượt xem : 40881 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo