tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Chuyện đời đặc biệt "dị nhân" mù có tài mở khóa
Bước sang tuổi 73 nhưng ông Phan Văn Dương ở xóm Long Sơn, xã Đức An, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh vẫn khỏe mạnh và minh mẫn.
|
Ông Dường và bà Thúy hạnh phúc bên căn nhà được xây dựng bằng tiền do chính tay mình kiếm được. Ảnh: TG |
Đến đầu xã Đức An hỏi thăm nhà ông Dương, ai cũng tận tình chỉ đường. Bà con nơi đây thường gọi là ông Dương “khóa”, cái tên như chính cái nghề gắn với cuộc đời ông vậy. Ông Phan Văn Dương sinh năm 1938, là con cả gia đình có 3 anh chị em, thế nhưng nỗi bất hạnh lại đến với ông từ khi mới lọt lòng. Ông kể: “Lúc sinh ra, tui đã bị mù cả hai mắt có nhìn thấy gì đâu. Cha mẹ tui mất sớm, cả mặt cha mẹ tui cũng không biết. 3 anh chị em chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống. Hàng ngày, mấy anh em ra đồng mò cua, bắt ốc để mưu sinh”. Là con cả trong nhà nên ngay từ thuở ấu thơ, Dương đã phải cơ cực trăm bề, gánh vác việc gia đình. Người ta thường nói “giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”, nhưng vì không muốn mình là người thừa, người ăn bám nên Dương quyết định đi xa làm thuê nuôi sống mình và kiếm tiền gửi về cho các em ăn học.
Nơi đầu tiên mà ông Dương đặt chân đến là Nghệ An, rồi đến Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế… Không có tiền đi tàu xe, ông chủ yếu đi bằng đôi chân của mình. Nghe ai bảo ở đâu có việc làm là ông lại đến, ai thuê gì thì ông làm nấy miễn là có tiền. Được một thời gian, ông Dương tích cóp được một số tiền kha khá. Với mong muốn sẽ học được một cái nghề để tự nuôi sống bản thân, ông đã lặn lội vào tận Sài Gòn để tìm việc. Nhiều ông chủ thấy Dương là người khiếm thị muốn xin việc liền từ chối ngay. Suốt 2 năm phiêu bạt trên đất phương Nam xa xôi, ông vẫn chưa tìm được một nghề gì phù hợp. Không nản chí, Phan Văn Dương quyết định trở ra miền Bắc. Ông lăn lộn làm bốc vác thuê ở các bến xe, ga tàu rồi học đan nón, làm bánh cuốn…nhưng cuối cùng chẳng nơi nào nhận truyền lại bí quyết nghề cho ông cả. Con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, con chim bay mãi cũng mỏi cánh. Chính vì thế mà đất cảng Hải Phòng là nơi dừng chân cuối cùng mà ông Dương lựa chọn. Ông bảo ngày ấy Hải Phòng có cái nghề sửa khóa đang “hái” ra tiền. Vốn bỏ ít mà không phải bươn chải ngược xuôi, lại rất phù hợp với hoàn cảnh của mình. Mắt mù học nghề rất khó khăn, hỏi người ta cũng không ai chỉ bảo. Dù không được truyền nghề nhưng bằng trí thông minh của mình, ông vẫn học được nghề sửa khóa. Ông Dương kể: “Để học được nghề này, tui đã phải mang khóa của mình ra nhờ người ta sửa hộ rồi lọ mọ, mày mò “học mót” chứ người ta có chỉ bảo cho đâu. Lâu đần liền trở thành kinh nghiệm cho bản thân”.
|
Nhờ tiếng đàn bầu mà ông Dương “cưa” được vợ |
Bà Nguyễn Thị Lành, một người hàng xóm của ông Dương, hồ hởi nói cho chúng tôi: “Từ khi làm nghề sửa khóa đến nay, ông Dương chưa bao giờ “đầu hàng” một loại khóa nào. Có nhiều hôm tui thấy ông ấy “đánh vật” cả ngày với mấy cái ổ khóa quên cả bữa cơm. Có tay đại gia làm nghề buôn gỗ giàu thuộc hạng nhất, nhì Đức Thọ không may bị mất chìa khóa két sắt cũng đến nhờ ông Dương mở giúp”. |
Nấp sau cánh cửa nghe trộm mẹ nói chuyện với người thanh niên lạ, cô thôn nữ Tạ Thị Thúy như mê đắm khúc nhạc du dương, trầm bổng và giọng hát ấm áp của ông Dương. Không ngờ từ lần gặp gỡ ấy, Thúy và Dương nên vợ nên chồng. Hạnh phúc mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ khi Thúy sinh cho ông Dương đứa con trai đầu lòng kháu khỉnh. Dù đói nghèo nhưng căn nhà nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười. Ngày ngày ông Dương ở nhà chăm con thay vợ, còn bà Thúy đảm đang hết việc đồng áng. Từ ngày có con, ông Dương vui hơn và đi xa sửa khóa nhiều hơn. Lần lượt 5 đứa con có nếp, có tẻ chào đời khiến người cha mù được sống liên miên trong hạnh phúc.
Đi bộ mãi mỏi chân vì sức người có hạn, thế rồi ý nghĩ điên rồ lóe lên trong đầu người đàn ông khiếm thị là quyết định tập xe đạp để đỡ phần vất vả. Không ai tin được một người bị mù cả hai mắt mà dám tập đi xe. Bà Thúy kể: “Tui giật mình khi nghe ông nhà bảo mai mượn cái xe đạp của nhà hàng xóm để tập đi chứ đi bộ mãi mệt lắm, bắt xe thì tốn tiền. Tính ông đã bảo là làm nên tui cũng không thể cản nổi”. Sáng hôm đó, ông Dương lên nhà con ông bác, khó khăn lắm mới năn nỉ mượn được chiếc xe đạp Phượng Hoàng mới cứng rồi nhờ mấy đứa trẻ con mang ra tít tận sân bóng đá của xóm. Lấy sân làm đường đi, đám trẻ con theo sau nheo nhéo hò hét inh ỏi làm “còi”, làm mốc ranh giới, làm người dẫn đường cho “lão hâm” thỏa lòng mong muốn.
Thông tin “Dương” mù tập đi xe đạp lan nhanh khắp nơi như một chuyện động trời. Buổi tập đầu tiên ấy, những vết thương bầm tím trên trán, chân và tay vì những lần đo đất, chiếc xe mới cứng đi mượn biến dạng. Bà Thúy phải bán mất 2 tạ lúa non để có tiền sửa lại chiếc xe nguyên vẹn. Không từ bỏ ý định, trong làng hễ ai có xe đạp là ông đều đến lân la đến mượn. Thấy ông có ý chí nên nhiều người cũng động lòng. Một tuần rồi hai tuần, những vết thương cũ chưa liền da thì vết thương mới lại tranh nhau kế cận. Thế rồi, nghị lực đã giúp Dương giữ được thăng bằng và đi được xe đạp như một người lành lặn. Chìa phần cùi tay và chân đầy những chiếc sẹo lồi lõm ra, ông Dương nói như minh chứng về sự khổ luyện: “Chú coi đó, không kiên trì còn lâu mới làm được”. Từ khi biết đi xe, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng chắt chiu tằn tiện mãi, ông cũng sắm cho mình được chiếc xe đạp cà tàng để tiện việc chở đồ đi sửa khóa.
Từ những năm 1990, huyện Đức Thọ đã thành lập Hội người mù. Ông Dương được bầu vào ban chấp hành Hội người mù của huyện. Cũng chính thời gian hoạt động tại đây, ông đã có nhiều đóng góp trong việc thành lập Hội người mù huyện Đức Thọ, có nhiều sáng kiến trong việc thúc đẩy sự phát triển nghề trong hội như đan lát, làm tăm tre, đồ mỹ nghệ… Là một thành viên tích cực của Hội, những ai có hoàn cảnh éo le, khó khăn, ông đều đến tận từng gia đình động viên, thăm hỏi. Những việc làm và hành động của Phan Văn Dương được bà con nơi đây hết lòng ca ngợi và thán phục. Ông Dương vinh dự được nhận nhiều bằng khen của UBND tỉnh Hà Tĩnh và Trung ương Hội người mù Việt Nam. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ không có gì đáng giá ngoài những bằng khen được treo đầy kín cả mấy bức tường, ông Dương cười hiền từ: “Ở đời sống tốt cốt ở tấm lòng!”.
Phượt Gia
Hoàng Kim (theo Giadinh)
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Hành trình bước vào đại học của chàng trai mù
- Mẹ đòi từ mặt vẫn quyết lấy người khuyết tật làm vợ
- Người đàn ông cắt tóc trên xe lăn
- Chuyện tình của chú lùn 70cm và người vợ câm
- Khâm phục nữ sinh khuyết tật được tuyển dụng khi chưa tốt nghiệp
- Cô giáo mù “bơi” trong bể chữ
- Chàng SV Bách khoa ước mơ xây tương lai cùng người khuyết tật
- Thiếu nữ top 10 “Vầng trăng khuyết”: Mong muốn cơ hội trong tình yêu
- Vượt qua số phận để làm giàu
- Cô gái xe lăn đi tìm vương miện
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận