Trang chủ --> Một số phần mềm hỗ trợ tiếng nói cho người mù --> Người mù sử dụng chương trình soạn thảo văn bản Tiếng Việt NĐC
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người mù sử dụng chương trình soạn thảo văn bản Tiếng Việt NĐC

 

Bài 1:

 

Giới thiệu, mở và đóng chương trình NĐC

  1. . Giới thiệu chương trình NĐC

            NĐC là  phần mềm soạn thảo văn bản chạy trên Windows có hỗ trợ tiếng nói dành cho người khiếm thị Việt Nam ra đời năm 1999, đây là sản phẩm của công ty Scitec-Thành phố Hồ Chí Minh. Sau phần mềm có hỗ trợ tiếng nói ra đời sớm nhất ở Việt Nam của nhóm VCL thì NĐC cũng là phần mềm ở buổi đầu giúp     người khiếm thị ở Việt Nam tiếp cận với tin học. Các phiên bản phổ biến của NĐC là từ 3.5 đến 3.7 với phần soạn thảo văn bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh bằng chữ thường và chữ nổi.       

            2. Mở ch­ương trình NĐC:

            - nhấn tổ hợp phím Ctrl +Alt +n. 

            - dùng bàn phím để nhập tên đăng kí của mình. Ở đây, bạn có thể dùng F8 để kiểm tra lại. Sau đó, bạn nhấn phím Enter.  

3. Đóng chương trình nđc:

- Nhấn Alt +f4

- Nếu chương trình nđc hỏi bạn: “Bạn chưa lưu văn bản, lưu không?” thì bạn có thể dùng các phím Mũi tên hoặc nhấn phím Tab để chọn câu trả lời rồi nhấn Enter. Bạn cũng có thể nhấn các chữ cái để trả lời các câu hỏi của chương trình:

K: (không) Không lưu.Nhấn Enter để xác nhận việc đóng nđc.

C: (có) có lưu lại xự thay đổi của văn bản.Trường hợp này, các bạn sẽ được tìm hiểu ở phần học sau.

H: (Hủy bỏ) Hủy bỏ việc đóng chương trình nđc.

Bài 2: Soạn thảo, lưu và mở văn bản

1. Soạn thảo văn bản:

a) Cách gõ:

            - Cách gõ chữ th­ườngLgõ kiểu VNI) 

Một số chữ cái:

â: a +6

            ê: e +6

            ô: o +6

­            ư: u +7

ơ: o +7

            ă: a +8

            đ: d +9

Các dấu thanh:

Sắc: 1

            Huyền: 2

            Hỏi: 3

            Ngã: 4

            Nặng: 5

            L­ưu ý: Dấu thanh đ­ược gõ sau khi gõ nguyên âm chính của mỗi tiếng. Chẳng hạn, khi gõ tiếng “toán”, bạn lần lư­ợt gõ: t, o, a, sau đó đến dấu sắc rồi mới gõ n.

b) Cách lưu và mở thông thường:

- Lưu thông thường (lưu lần đầu vào thư mục có sẵn của nđc)

Nhấn Ctrl +s hoặc Ctrl +y.

Gõ tên tập tin để lưu rồi nhấn Enter.

- Lưu cập nhật:

Trường hợp bạn có những thay đổi về nội dung và cách trình bày của tập tin ban đầu, bạn chỉ cần nhấn Ctrl +s để l­ưu lại những thay đổi đó.          

- Mở thông thường: (mở từ thư mục có sẵn của nđc)

Nhấn Ctrl +o.

gõ tên tập tin muốn mở rồi nhấn Enter.

            - mở bằng cách duyệt tập tin:

            Trường hợp bạn không nhớ chính xác tên tập tin, bạn có thể mở bằng cách:

            Nhấn Ctrl +o

            Nhấn Alt +d để vào duyệt tập tin.

            Dùng Mũi tên lên, xuống để duyệt các tập tin.

            Nhấn Enter tại tập tin muốn mở

            2. Di chuyển con trỏ trên các vùng văn bản

            Sang trái một kí tự: Mũi tên trái.

            Sang phải một kí tự: Mũi tên phải.

            Sang trái một từ: Ctrl +Mũi tên trái.

            Sang phải một từ: Ctrl +Mũi tên phải.

            Về đầu dòng: Home.

            Về cuối dòng: End.

            Lên một dòng: Mũi tên lên.

            Xuống một dòng: Mũi tên xuống.

            Về đầu văn bản: Ctrl +Home.

            Về cuối văn bản: Ctrl +End.

            Đến trang trước của màn hình, Page Up.

            Về trang sau của màn hình, Page Down.

            Đến trang trước của văn bản, Ctrl +Page Up.

            Về trang sau của văn bản, Ctrl +Page Down.

3. Lựa chọn chế độ hỗ trợ tiếng nói và chế độ đọc khi soạn thảo:

            a)         - Chế độ hỗ trợ tiếng nói chung:

            - Nhấn phím F5 để bật, tắt chế độ hỗ trợ tiếng nói.

            -Nhấn f6 để giảm âm lượng.

            - Nhấn f7 để tăng âm lượng.

            b) Chế độ đọc khi soạn thảo:

            - Đọc từng kí tự: Shift +F.9 

            - Đọc từng từ: Ctrl +F9.

            Đọc từng câu: Alt +F9.

            Đọc từng đoạn: Ctrl +Alt +F9.

            Bật, tắt chế độ đọc dấu điều khiển: Ctrl +F8.

            Không đọc: F9.

            - dừng đọc; pause.

c) Lựa chọn chế độ soạn thảo:

            Chế độ chữ thường: F10.

            Chế độ chữ Braille: F11.

            Chế độ tiếng Anh: Alt +Shift +e.

            Chế độ tiếng Việt: Alt +Shift +v.

4. Cách gõ chữ Braille:

Sau khi chuyển sang chế độ chữ Braille bằng F11, bạn sẽ có sáu  phím tư­ơng ứng với sáu  chấm nổi nh­ư sau:

            Phím f: chấm 1.

            Phím d: chấm 2.

            Phím s: chấm 3.

            Phím j: chấm 4.

            Phím k: chấm 5.

            Phím l: chấm 6.

5. Lưu và mở văn bản với thư mục và ổ đĩa khác:

a) Lưu văn bản:

- Lưu văn bản với tên tập tin mới:

Nhấn Ctrl +y.

Gõ tên tập tin mới rồi nhấn Enter.

- lưu tập tin vào thư mục khác hoặc ổ đĩa khác:

Nhấn Ctrl +y

Nhập đường dẫn và tên tập tin rồi nhấn Enter.

 Ví dụ: bạn muốn lưu một tập tin có tên là: “ca dao” vào ổ D, bạn làm như sau:

Nhấn Ctrl +y

Gõ: d:\ca dao rồi nhấn Enter.

b) Mở văn bản:

- Mở văn bản bằng cách gõ đường dẫn:

Nhấn Ctrl +o.

Nhập đường dẫn rồi nhấn Enter.

Ví dụ: Bạn muốn mở tập tin: “ca dao” trong ổ d, làm như sau:

Nhấn Ctrl +o.

Gõ: d:\ca dao rồi nhấn Enter.

- Mở văn bản bằng cách duyệt tập tin:

Nhấn Ctrl +O  

Nhấn Alt +d để vào mục duyệt tập tin.

Nhấn Tab đến mục: “chọn loại tập tin”.

dùng Mũi tên lên, xuống để chọn loại tập tin (nên chọn tất cả)

Nhấn Tab đến mục: “chọn tên ổ đĩa”.

dùng các phím Mũi tên để chọn tên ổ đĩa.

Nhấn Tab đến: “chọn tên thư mục”.

Dùng Mũi tên lên, xuống để chọn thư mục. 

Nhấn Tab, gõ tên tập tin muốn mở hoặc bỏ qua phần này.

nhấn Tab, danh sách các tập tin sẽ xuất hiện.

Dùng Mũi tên lên xuống để chọn tập tin muốn mở rồi nhấn Enter.

 

Bài 3 –

 

Chỉnh sửa, copy, cắt , dán và in văn bản: 

1. Chọn và xóa vùng trong văn bản:

a. Chọn vùng bằng phím tắt

            Chọn tất cả: Ctrl +a.

            Chọn một từ tại vị trí con trỏ: Ctrl +­W.

            Chọn câu từ vị trí con trỏ: Ctrl +l.

            Chọn đoạn từ vị trí con trỏ: Ctrl +d.

b. Chọn vùng bằng các phím di chuyển:

            Chọn một kí tự bên phải con trỏ: Shift +Mũi tên phải.

            Chọn một kí tự bên trái con trỏ: Shift +Mũi tên trái.

            Chọn từ bên phải con trỏ, Ctrl +Shift +Mũi tên phải.

            Chọn từ bên trái con trỏ, Ctrl +Shift +Mũi tên trái.

            Chọn phần dòng từ vị trí con trỏ về đầu dòng: Shift +Home.

            Chọn phần dòng từ vị trí con trỏ về cuối dòng: Shift +End.

            Chọn phần trang từ vị trí con trỏ về đầu trang: Shift +Page Up.

            Chọn phần trang từ vị trí con trỏ về cuối trang: Shift +Page Down.

            Chọn từ vị trí con trỏ về cuối văn bản: Ctrl +Shift +End.

            Chọn từ vị trí con trỏ về đầu văn bản: Ctrl +Shift +Home.

            Đọc vùng chọn: f8.

c) Xóa văn bản:

            Xoá kí tự bên trái con trỏ:Nhấn Backspace.

Xoá kí tự bên phải con trỏ: Nhấn delete.

             Xoá vùng chọn: Nhấn delete hoặc Backspace

            Đ) phục hồi văn bản:

            Nhấn Ctrl +z để phục hồi lại vùng văn bản vừa xóa. (bạn phải thực hiện lệnh phục hồi ngay sau khi xóa thì lệnh này mới hiệu quả)

  1. Copy, cắt và dán văn bản:
    a( Copy:

Chọn phần văn bản rồi nhấn Ctrl +c.

            b( Cắt:

Chọn phần văn bản rồi nhấn Ctrl +x.

            c( Dán:

Đ­ưa con trỏ đến vị trí cần dán rồi nhấn Ctrl +v.

(Thao tác này chỉ thực hiện đ­ược sau khi bạn đã cắt hoặc copy)

            3. Tìm và thay thế từ::

            a) Tìm từ:

- Nhấn Ctrl +f.

- Nhập từ muốn tìm rồi nhấn EntEr.

-Nhấn Ctrl +i để thực hiện lệnh tìm tiếp.

(Có thể nhấn f8 để nghe lại từ vừa tìm).

            b) Tìm và thay thế từ:

- Nhấn Ctrl +h.

- Gõ chuỗi cần thay thế..

- Nhấn Tab, nhập chuỗi để thay thế.

- Nhấn Tab đến mục “chọn”, nhấn Enter 2 lần để thay một từ.

 - Bỏ qua Tab “chọn”, Tab đến mục “thay tất”, Nhấn Enter để thay toàn bộ.

c) Tìm từ nghi sai (kiểm tra lỗi chính tả)

  • Nhấn Ctrl +j.

Nếu tìm thấy từ nghi sai, NĐC sẽ thông báo: “tìm thấy rồi”.

Nếu không tìm thấy từ nghi sai, NĐC sẽ thông báo: “không tìm thấy.

  1. Nhấn f8 để kiểm tra từ nghi sai.
    - Nhấn Delete để xóa từ sai rồi gõ lại cho đúng.
  2. nhấn Ctrl +j để tìm tiếp.

            4. Trình bày văn bản, nghe thông tin về tập tin:

            a) Căn lề:

            - Chọn vùng văn bản cần căn lề.

            - Nhấn f4 để căn giữa.

            - Nhấn Shift +f4 để căn trái.

            - Nhấn Alt +Shift +f4 để căn phải.

            b) Chỉnh kích th­ước phông chữ:

            - Phóng lớn toàn văn bản: Shift +f3.

            - Thu nhỏ toàn văn bản: Alt +Shift +f3.

            -Đ­ưa phông chữ về kích th­ước mặc định: f3.

            Chú ý: việc hiệu chỉnh phông chữ và các căn lề chỉ có tác dụng khi đang soạn thảo mà không lưu lại được.

            c) Nghe thông tin về tập tin:

            - Mở tập tin cần biết thông tin

- Nhấn Ctrl +t để nghe thông tin về tập tin.

            5. In văn bản; Hủy bỏ (xóa tập tin)

            a) In văn bản chữ thường:

            - Nhấn Ctrl +p để mở hộp thoại in.

            - Nhấn Mũi tên lên, xuống để chọn loại máy in.

            - Nhấn Tab để chọn máy in (máy in chữ thường)

            - Nhấn Alt +e để xác nhận.

            -Nhấn Tab, nhập số để thiết lập lề trái (đơn vị mm).

            - Nhấn Tab, nhập số để thiết lập lề phải (đơn vị mm).

            - Nhấn Alt +i hoặc Tab đến mục “in” rồi nhấn Enter để in.

            b) In văn bản chữ Braille:

            - Nhấn Ctrl +p để mở hộp thoại “in:.

            - Nhấn Mũi tên lên, xuống để chọn máy in )máy in chữ nổi)

            - Nhấn Alt +e để xác nhận.

            - Nhấn Tab, Nhập số ký tự tối đa của một dòng.

            - Nhấn Tab, nhập số dòng tối đa của một trang.

            - Nhấn Alt +I hoặc Tab đến mục: “in” rồi nhấn Enter để in. 

c) Hủy  bỏ một tập tin:

- Nhấn Ctrl +O           

- Nhấn Alt +d để vào mục “duyệt tập tin”.

- Nhấn Tab đến mục “Chọn loại tập tin”

- dùng Mũi tên lên, xuống để chọn loại tập tin (nên chọn tất cả)

- Nhấn Tab đến mục “chọn tên ổ đĩa.

- dùng các phím Mũi tên để chọn tên thư mục hoặc ổ đĩa.

-Nhấn Tab  đến danh sách các tập tin.

- Dùng -Mũi tên lên xuống để chọn tập tin muốn xóa..

- Nhấn delete rồi nhấn Enter để xóa tập tin.(nếu xóa tập tin trong thư mục có sẵn của Nđc thì bỏ qua Tab chọn thư mục)

 

 

Nguồn: Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng cho người mù- Hội người mù Việt nam

Lượt xem : 522 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo