Trang chủ --> Y học --> Gói khi đói bằng miếng khi no!
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Gói khi đói bằng miếng khi no!

 


 

Phải nói trước với độc giả rằng tựa đề của bài viết này tuy trái ngược với ngạn ngữ “Một miếng khi đói bằng gói khi no”, nhưng nó lại hoàn toàn chính xác cho tình cảnh của những người bị bệnh tiểu đường

Đã vướng bệnh tiểu đường thì chuyện kiêng cữ là điều khó tránh. Kiêng cữ quá thì hẳn có lúc bỗng phát... thèm. Đã thèm mà không giải quyết được thì nó âm ỉ nên càng lúc sẽ càng thèm hơn. Đó chính là nỗi khổ dằn vặt triền miên của người bệnh tiểu đường.

Nhiều bệnh nhân đến lúc nào đó đành phá giới để chén một bữa no say. Oái oăm làm sao, cảm giác thèm ăn ghê gớm lại xuất hiện khi lượng đường trong máu đã lên cao. Hậu quả là thực khách thường không về nhà mà lên đường đến phòng cấp cứu, sau bữa ăn khoái khẩu.

Trên thực tế, có thể phòng tránh được chuyện vừa kể không mấy khó. Trước hết, đường huyết phải tăng cao sau bữa ăn. Đó là chuyện đương nhiên với mọi người nhưng trầm trọng hơn ở bệnh nhân tiểu đường, vì đường huyết tăng rất nhanh nhưng xuống rất chậm.

Nếu đến bữa ăn kế tiếp mà lượng đường trong máu vẫn còn cao thì đường huyết tất nhiên sẽ tiếp tục bội tăng sau bữa ăn. Nhiều người bệnh, dù uống thuốc nghiêm túc, vẫn có lượng đường trong máu khó trở về định mức bình thường, chẳng qua vì đường huyết cứ tiếp tục “góp gió thành bão” sau mỗi bữa ăn.

Trên cơ sở vừa phân tích, muốn ăn nhiều hơn thường ngày một chút, thậm chí muốn thưởng thức món ngọt một chút cho bớt thèm thì chỉ cần đợi đến lúc đường huyết xuống thấp, càng thấp càng tốt, hãy ngồi vào bàn ăn. Nếu có máy đo đường huyết thì chuyện xác định lượng đường trong máu chỉ tốn không đầy nửa phút.

Nếu không có máy đo thì cũng đừng buồn, vì người bệnh tiểu đường nào hầu như cũng quá quen thuộc với cảm giác “hạ đường huyết”. Khi đó, người bệnh có thể yên tâm thưởng thức chén cơm đầy hay chọn món đang thèm, có thể là chén chè nhỏ hay miếng bánh ngọt đừng quá lớn... thay cho bữa ăn rau cải chán èo thường ngày, mà không sợ đường huyết tăng cao. Nói một cách tương đối, mỗi lần muốn ăn ngon thì chỉ cần ráng nhịn ăn nhiều giờ để khoảng cách giữa hai bữa ăn càng xa, càng tốt.

 http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120807-190206-1-4217728101.jpeg

Hình minh họa

Thêm vào đó, đừng quên vận động cho đổ mồ hôi trước giờ ăn để góp phần kéo đường huyết xuống thấp. Và quan trọng hơn nữa, ngay sau bữa ăn, để xài cho hết lượng đường thặng dư trong máu thì rửa chén, lau nhà, quét dọn giúp vợ... sẽ rất tốt, miễn là đổ mồ hôi. Nhưng đừng quên uống nước sau khi vận động để bù lại lượng nước và chất điện giải đã mất qua mồ hôi. Đừng sợ uống nước trong bệnh tiểu đường. Chính nhờ uống đủ nước mà thuốc hạ đường huyết mới có tác dụng tối ưu.

Tiểu đường là căn bệnh quỷ quái khó lường. Người bệnh muốn khỏe phải tinh ranh hơn căn bệnh, ngay cả trong chuyện kiêng cữ. Khéo chọn lúc đường huyết xuống thấp là giải pháp để yên tâm thưởng thức “gói khi đói” mà không sợ hậu quả như với “miếng khi no”. Cần gì phải đợi đến bệnh tiểu đường, chuyện gì cũng thế, tránh sao cho khỏi tràn ly nếu muốn rót cho nhiều mà chọn ngay cốc đã đầy?

Lượt xem : 13055 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo