Trang chủ --> PHCN --> NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU NĂNG LỰC CỦA HIỆU TRƯỞNG, GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU NĂNG LỰC CỦA HIỆU TRƯỞNG, GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT

1/ Nhiệm vụ và yêu cầu năng lực của Hiệu trưởng trong quản lí giáo dục trẻ khuyết tật.

 
            Theo chức năng quản lí nói chung và quản lí giáo dục trẻ khuyết tật tại một cơ sở giáo dục, Hiệu trưởng có các nhiệm vụ cụ thể sau:

Lập kế hoạch: Thực hiện tốt các văn bản pháp quy, hướng dẫn thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật của Nhà nước và của ngành trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường, gia đình trẻ khuyết tật. Trên cơ sở đó xác định những nội dung và xây dựng các loại kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương, nhà trường.

Tổ chức: Xây dựng cơ cấu tổ chức đội ngũ để thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật, cần lưu ý đến huy động các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường tham gia vào ủng hộ tích cực cho giáo dục trẻ khuyết tật mà nhà trường đóng vai trò nòng cốt.

Chỉ đạo: Chỉ đạo đội ngũ thực hiện nội dung và kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật trong và ngoài nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá: Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì việc thực hiện kế hoạch của tất cả các bên liên quan, động viên khuyến khích thường xuyên để công việc đạt hiệu quả, đồng thời có những biện pháp điều chỉnh hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Đặc biệt cần chú ý đến các biện pháp nhằm duy trì sĩ sỗ trẻ khuyết tật đi học trong nhà trường cũng như không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục cho đối tượng này.

*/   Năng lực chuyên môn, gồm:

  • Năng lực chuyên môn theo ngành: Kiến thức cơ bản về giáo dục trẻ khuyết tật.
  • Năng lực chuyên môn hỗ trợ: Phát triển cộng đồng; Kinh tế học giáo dục; Tâm lí học và giáo dục học; Y học; Ngoại ngữ và tin học,...
  • Năng lực chuyên môn về quản lí:

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Lựa chọn, đạo tạo, bồi dươnmgx và biên chế đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật.

- Lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và biên chế đội ngũ giáo viên dạy trẻ khuyết tật.

- Xác định nhu cầu, phân bổ và cung cấp trang thiết bị dạy học trẻ khuyết tật.

- Xác định nguồn lực và phân bổ kinh phí bảo đảm cho giáo dục trẻ khuyết tật.

*/  Năng lực quan hệ con người, gồm:

  • Năng lực quan hệ con người đối với cá nhân:

- Thái độ tôn trọng và hành vi ứng xử phù hợp với trẻ khuyết tật, người làm việc với trẻ khuyết tật.

- Xác định và đáp ứng phù hợp nhu cầu, nguyện vọng của trẻ khuyết tật và các đối tượng trực tiếp liên quan.

- Khuyến khích kịp thời những việc làm tích cực đối với trẻ khuyết tật.

  • Năng lực quan hệ con người đối với nhóm:

- Sử dụng vị thế phù hợp nhằm tạo dư luận, điều chỉnh và hướng dẫn hành vi tích cực của nhóm đối với giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và liên đới của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Làm việc cùng nhóm và giải quyết kịp thời, hiệu quả xung đột của nhóm.

- Khuyến khích kịp thời, thuyết phục, tạo động cơ của nhóm hỗ trợ tích cực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

*/  Năng lực khái quát, gồm:

  • Năng lực khái quát dài hạn:

- Thu thập, phân tích, lựa chọn và đánh giá thông tin.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật ở các cấp khác nhau.

- Xác định, "nhìn" thấy trước những tác động dẫn đến sự thay đổi để đưa ra quyết định chính xác, kịp thời và không gây biến động lớn.

  • Năng lực khái quát cập nhật:

- Xu thế, hướng đi, cách làm về giáo dục trẻ khuyết tật trên thế giới.

- Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật.

- Thành tựu và hạn chế thực tiễn giáo dục trẻ khuyết tật tại các địa phương...

2/  Nhiệm vụ và yêu cầu năng lực của giáo viên cốt cán trong quản lí giáo dục trẻ khuyết tật

a/  Nhiệm vụ của giáo viên cốt cán trong giáo dục trẻ khuyết tật

  • Là người làm tốt giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong lớp học

Bao gồm:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả đói với mọi học sinh.

- Xây dựng "vòng bạn bè" trong nhà trường, lớp học và tại cộng đồng, gia đình cho trẻ khuyết tật..

- Tham gia các sáng kiến kinh nghiệm về tổ chức hoạt động giáo dục và tiến hành dạy học hiệu quả cho trẻ khuyết tật.

* Tư vấn cho nhà trường về các lĩnh vực liên quan đối với giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, bao gồm:

            - Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục năm học trẻ khuyết tật.

- Hỗ trợ cho giáo viên khác về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật bằng nhiều hình thức như cùng dự giờ, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn...

- Tư vấn cải thiện và xây dựng môi trường học tập thân thiện trong và ngoài nhà trường, giảm tối đa trở ngại cản hoạt động của trẻ khuyết tật trong môi trường nhà trường.

  •  Tư vấn xây dựng và tham gia hoạt động của Nhóm hỗ trợ cộng đồng

Bao gồm:

- Tư vấn xây dựng, hỗ trợ lập, thực hiện và đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động của Nhóm hỗ trợ cộng đồng.

- Duy trì thường xuyên tập hợp thông tin, số liệu, hoàn thiện hồ sơ trẻ khuyết tật trong và ngoài nhà trường, để kịp thời phản ánh đối với nhà trường và các bên liên quan.

b/  Yêu cầu năng lực đối với giáo viên cốt cán trong giáo dục trẻ khuyết tật

*  Mục tiêu năng lực chung

            - Được bồi dưỡng cơ bản về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và từ 1 đến 2 chuyên ngành.

- Hoặc có trình độ cao đẳng về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

*/ Mục tiêu năng lực cụ thể

Bao gồm:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân và kế hoạch dạy học trẻ khuyết tật.

- Hoạt động hỗ trợ của tập thể sư phạm, của nhà trường với gia đình trẻ khuyết tật và Nhóm hỗ trợ cộng đồng.

- Các hoạt động tập thể trong trường nhằm tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo sự tham gia của trẻ khuyết tật, và lôi cuốn sự tham gia của phụ  huynh học sinh bình thường.

  • Năng lực hướng dẫn:

- Thực hiện Kế hoạch dạy học cho 1 đến 2 dạng khuyết tật, hướng dẫn trẻ khuyết tật trong các hoạt động chung.

- Các giáo viên khác trong trường cùng tham gia các hoạt động tập thể, thực hiện bài học có hiệu quả, làm và sử dụng đồ dùng dạy học cho trẻ khuyết tật.

- Cha mẹ và các thành viên trong gia đình cách chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại gia đình.

  • Năng lực đánh giá:

- Sử dụng các công cụ đánh giá cần thiết để nhận biết, phát hiện được nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật.

- Sự phát triển của trẻ khuyết tật trong quá trình giáo dục.

- Chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của nhà trường.

 

Lượt xem : 63225 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo