Trang chủ --> PHCN --> Mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật

 

   1. Căn cứ để xác định mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật của một cơ sở trường học

   

          - Căn cứ vào các văn bản pháp quy có liên quan đến giáo dục trẻ khuyết tật.

          - Mục tiêu phát triển kinh tế, giáo dục của địa phương.

          - Hiện trạng giáo dục và giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương, nhà trường.

          - Những điều kiện về nhân lực, vật lực, thời gian để đảm bảo mục tiêu.

2. Trình tự xác định mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật

          Xác định mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật ở một cơ sở giáo dục hay trường học được thực hiện theo trình tự như sau:

          - Xác định thực trạng, mong đợi của các liên đới có thể đạt được về giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường (phân tích tình hình).

          - Lồng ghép mong đợi về giáo dục trẻ khuyết tật trên vào mục tiêu quản lí tổng thể của nhà trường trong năm học.

          - Xác định những vấn đề không mong đợi có thể xảy ra để tìm cách hạn chế chúng trong mục tiêu quản lí bằng những biện pháp, phương tiện nhất định.

          - Xác định những mong muố, nhưng không thể đạt được một cách khách quan và không đưa những mong muốn đó vào mục tiêu quản lí.

3. Hệ thống mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật

          Theo cách tiếp cận đối tượng quản lí trực tiếp là quá trình giáo dục trẻ khuyết tật, hệ thống mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường bao gồm:

  • Thống kê dược số lượng từng dạng trẻ khuyết tật thuộc địa bàn quản lí
  • Huy động tối đa được số trẻ khuyết tật đến trường
  • Duy trì được sĩ số trẻ khuyết tật đã huy động
  • Đảm bảo được chất lượng giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ khuyết tật đã huy động.

Các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật:

     - Phát hiện mọi trẻ khuyết tật có trong cộng đồng dân cư thuộc địa bàn trách nhiệm của nhà trường quản lí.

     - Tổ chức, chỉ đạo biên chế trẻ khuyết tật vào lớp hcọ dựa trên Quy định về giáo dục và Hướng dẫn thực hiện năm học hàng năm đối với giáo dục tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          -Lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật theo mẫu của cấp quản lí có thẩm quyền.

     - Tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học, nhất là tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

          - Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng phương tiện phục vụ cho tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật.

          - Kiểm tra, giám sát và đánh giá thường xuyên và định kỳ các hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật, chú trọng đến tìm kiếm giải pháp để luôn điều chỉnh công tác này luôn vận hành tốt, đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao hơn.

          - Xây dựng các tổ chức đội ngũ đáp ứng yêu cầu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường; Hội đồng sư phạm nhà trường, cơ cấu tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên phụ trách lớp, đội ngũ giáo viên cốt cán, vòng tay bè bạn của trẻ khuyết tật, các tổ chức Sao nhi đồng, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

          - Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nưh Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, nhóm hỗ trợ cộng đồng, các tổ chức quần chúng ngoài nhà trường.

          - Các hoạt động khác,...

          Mục tiêu quản lí nói chung và mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật là một trong những vấn đề cơ bản của lí luận có tác dụng định hướng cho mọi hoạt động quản lí. Tuỳ theo điều kiện thực tế của mỗi địa phương và nhà trường để Hiệu trưởng xác định và xây dựng một hệ thống mục tiêu được phân chia theo từng cấp độ, theo tiến trình cũng như theo trình tự thời gian. Công cụ tốt nhất cho thực hiện quản lí theo mục tiêu đó chính là khung kế hoạch hay khung lôgíc cho chương trình hành động.

 

4. Các phương pháp xác định mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật

          Để có thể xác định được mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tạt, cần sử dụng phối hợp một hệ thống các phương pháp như sau:

  • Phương pháp nhóm họp (tác nghiệp):

Những người tham gia được chia thành từng nhóm, mỗi nhóm được thảo luận về việc xác định mục tiêu với một số dữ kiện cho trước. Mỗi nhóm phải trả lời một số câu hỏi về việc xác định mục tiêu. Sau đó thuyên chuyển theo một trình tự nhất định các thành viên của nhóm này sang nhóm khác. Các thành viên mới sẽ đóng góp ý kiến mới. Từ đó ta xác định được mục tiêu.

  • Phương pháp tỉ lệ học sinh đến trường

Với đặc điểm riêng của giáo dục trẻ khuyết tật, phương pháp tỉ lệ học sinh đến trường được đặc biệt quan tâm. Phương pháp này là một trường hợp cụ thể của phương pháp tương quan tỉ lệ. Để áp dụng phương pháp này, cần phải sử dụng các số liệu có liên quan sau:

- Số trẻ khuyết tật trong độ tuổi đi học theo độ tuổi

- Tỉ lệ đi học của trẻ khuyết tật theo độ tuổi

- Tỉ lệ dạng khuyết tật trong tổng số trẻ khuyết tật trong cùng độ tuổi

  • Phương pháp ngoại suy xu thế

Là phương pháp được sử dụng thông dụng trong các dự báo định lượng. Phương pháp này dựa trên sự phân tích, đánh giá tính hiện thực của mục tiêu và chấp nhận giả định cho rằng xu hướng của đối tượng phát triển  theo các quy luật và quy luật này không thay đổi, hoặc ít nhất cũng tương đối ổn định trong thời gian một hay một vài năm học.

  • Phương pháp tiếp cận tối ưu:

Xác định mục tiêu trên cơ sở tính toán để chỉ sử dụng ít phương tiện, chi phí nhỏ nhất mà đạt hiệu quả lớn nhất.

  • Phương pháp chuyên gia
Lượt xem : 24107 Người đăng : admin

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo