Trang chủ --> Gương sáng --> Hai vợ chồng khiếm thị và công ty người khuyết tật Nhân ái
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Hai vợ chồng khiếm thị và công ty người khuyết tật Nhân ái

 

   Học cùng trường rồi nên duyên vợ chồng, anh chị Lợi - Thủy đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH người khuyết tật Nhân ái, tạo công ăn việc làm cho những khuyết tật khác thông qua biểu diễn nghệ thuật quần chúng và làm nghề massage.

Nên vợ chồng vì cùng cảnh ngộ

Anh Nguyễn Tấn Lợi (sinh năm 1981, quê ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) và chị Lê Thị Thanh Thủy (sinh năm 1982, quê Đại Lộc, Quảng Nam) đều bị mù bẩm sinh. Sự thiếu may mắn đó lại là cái “duyên” để họ gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng. Năm 12 tuổi, chị Thủy được bố mẹ đưa ra trường Nguyễn Đình Chiểu (TP Đà Nẵng) theo học. Một năm sau, anh Lợi cũng được gia đình đưa vào đây.
Ban đầu tình cảm giữa hai người chỉ là tình cảm bạn bè, là sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ. Nhưng dần dà chính sự đồng cảm ấy đã nảy nở giữa họ một tình yêu đôi lứa.

Vợ chồng anh Lợi và đứa con trai đầu

Những năm theo học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Lợi và Thủy không chỉ học văn hóa mà còn học nghề massage, học đàn organ. Sau thời gian học nghề massage, tay nghề của Lợi được nâng lên đáng kể, ngoài những giờ học trên trường anh còn đi làm massage để kiếm thêm thu nhập. Còn Thủy được mệnh danh là “sơn ca” vì có giọng hát hay cũng thường xuyên đi biểu diễn theo hợp đồng.
Năm 2004, hai người tổ chức đám cưới trước sự vui mừng của anh em bạn bè nhưng cũng không ít người ái ngại cho đôi vợ chồng trẻ khiếm thị: “cả hai người mù lấy nhau thì biết làm gì mà sống!”.
Vượt lên những khó khăn của cuộc sống, đôi vợ chồng đã làm được nhiều điều hơn mọi người nghĩ. Hai vợ chồng tích cực làm việc gom góp tiền mua được nhà tại phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu), phấn đấu học hết chương trình cấp 3. Bản thân chị Thủy tiếp tục thi vào ngành Thanh nhạc, trường Trung cấp Nghệ thuật Đà Nẵng. Và điều khiến mọi người phải nể phục đó là họ đã thành lập một công ty riêng, tạo công ăn việc làm cho những người khuyết tật khác.
Công ty của lòng nhân ái

“Mình là người khuyết tật nên hiểu được những khó khăn vất vả của người khuyết tật. Để có một công việc ổn định, có thu nhập nuôi sống bản thân là điều không dễ. Vì thế vợ chồng mình đã bàn nhau thành lập công ty để những người khuyết tật có một công việc ổn định. Hơn nữa, đây cũng là ngôi nhà chung của những người cùng cảnh ngộ, để cùng nhau sẻ chia tâm sự”, anh Lợi cho biết.

“Mình là người khuyết tật nên hiểu được những khó khăn vất vả của người khuyết tật”

 

Thế rồi công ty TTHH người khuyết tật Nhân ái của hai vợ chồng Lợi – Thủy ra đời. Họ tìm lại những người bạn, người em đã từng học ở trường Nguyễn Đình Chiểu về làm việc cùng.

Hiện công ty có 4 trung tâm massage và đội văn nghệ đi biểu diễn thuật nghệ thuật quần chúng. Cả công ty có khoảng gần 30 người. Thu nhập của mỗi người khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng. Để thu hút và giữ được khách, vợ chồng anh chị đưa ra tiêu chí chất lượng lên hàng đầu. Đội ngũ kỹ thuật viên của công ty luôn phục vụ khách hàng tận tình. Nếu khách có nhu cầu phục vụ tại nhà, kỹ thuật viên cũng luôn sẵn sàng phục vụ, dù nhiều khi trừ tiền xe ôm còn lại chẳng được mấy đồng.

Trong công ty, anh Lợi luôn coi nhân viên như anh em mình

 

Anh Nguyễn Văn Hải, làm tại công ty cho biết: “Từ khi vào công ty, cuộc sống của tôi cũng đỡ vất vả hơn nhiều. Hơn thế nữa, đến đây được trò chuyện với những người như mình thấy cuộc sống đỡ cô quạnh hơn”.
Đội văn nghệ của công ty do chị Thủy quản lý kiêm luôn ca sĩ chính. Trong đội văn nghệ, mỗi người chơi một loại nhạc cụ: người chơi đàn T’rưng, người chơi đàn organ, ghita, người thổi sáo… tạo thành một đội văn nghệ hùng hậu, biểu diễn không chỉ ở Đà Nẵng mà còn ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi… Địa chỉ mà đội văn nghệ hay đến là các trường học, xã, phường…
Bình quân, mỗi tháng đội văn nghệ đi biểu diễn 4 - 5 lần. Và cũng nhờ có đội văn nghệ này mà nhiều người khiếm thị không phải đi lang thang kiếm sống.
Để mở rộng công ty, vợ chồng anh chị dự định trong thời gian tới sẽ mở thêm cơ sở giặt ủi tạo công ăn việc làm người khuyết tật ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. “Công việc này chỉ đòi hỏi sự cần cần; vì thế người khuyết tật có thể làm được”, anh Lợi chia sẻ ý tưởng.
 

Khánh Hồng (Dan tris)

Lượt xem : 79606 Người đăng : admin

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo