tin tức nổi bật

Trải lòng của người đàn ông mù tìm “ánh sáng” trong cát bỏng
Người ta bảo "giàu hai con mắt, khó hai bàn tay". Tôi thì bị mù bẩm sinh, thế nên để làm chủ được cuộc sống của mình, tôi đã phải nỗ lực rất nhiều…
Quê tôi là một làng cát ven biển của huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), nhưng vì biển bãi ngang nên người dân quê tôi hầu hết đều nghèo. Tôi sinh ra đã bị mù, nhà tôi lại nghèo nhất nhì làng, bố mẹ chẳng có điều kiện chữa bệnh nên tuổi thơ của tôi chỉ biết ngồi một chỗ trong cảnh mù lòa.
![]() |
Bố con anh Bế trong căn nhà mới xây.
|
Lớn lên trong không khí buồn, tôi chẳng làm tốt được việc gì. Trong căn nhà tranh úp trên cát của mẹ, tôi hết làm đổ cái nọ lại làm vỡ cái kia. Mẹ thương tôi nhất nhà nhưng nhiều lúc cũng phải bực mình thốt lên: "Mi rứa thì sau ni ba mạ chết, chỉ bốc cát mà ăn". Tôi nghe tủi thân lắm, nghĩ mẹ nói đúng nên quyết tâm phải làm một việc gì đó để sau này nuôi bản thân. Lúc đầu tôi đi vót tăm tre, sau đó lên rừng dương sau làng vơ lá dương khô về cho bố mẹ nấu nướng. Công việc đó với người thường là chuyện chẳng cần bàn, nhưng với tôi đó cũng là một việc rất khó khăn...
Đến tuổi trưởng thành, anh em trong nhà được bố mẹ dựng vợ, gả chồng cả, chỉ còn mình tôi vẫn chịu cảnh hẩm hiu. Năm 1993, nhờ một người mai mối, tôi mới lấy được vợ. Cưới nhau hôm trước, hôm sau tôi dắt vợ lên doi cát cuối làng, xin địa phương cho khai hoang 3ha đất cát trắng, phủ đầy cỏ voi, cỏ ống. Hai vợ chồng tôi dựng túp lều tranh, mua mấy cái liềm, sắm vài con dao, cây rựa, cái xẻng và cuốc để bắt đầu xây dựng cuộc sống. Tôi mù, chẳng làm được nhiều việc nhưng cũng cật lực nhổ cỏ, cật lực vun vén từng mét đất vỡ hoang.
Cần cù lam lũ từng ngày, bàn tay tôi làm nhiều cũng quen dần với công việc mà không cần lắm đôi mắt. Nhiều năm sau vợ chồng tôi thay cái lều cỏ bằng căn nhà ngói. Mảnh đất khai hoang được, mùa nào thức ấy, vợ chồng tôi cật lực trồng các loại rau xanh, đậu, lạc…
Bây giờ khu vườn đã trở thành "cái máy" sản xuất lương thực giúp gia đình tôi không chỉ no mà còn có của ăn của để. Ngoài ra, vợ chồng còn chăn nuôi hàng chục con lợn, 15 con bò…mỗi năm thu nhập gần 50 triệu đồng.
Năm 2011, vợ chồng tôi dành dụm và xây được căn nhà mái bằng gần 300 triệu đồng, con cái tôi đã có cái nhà rộng mà ở, mà học. Nhiều năm qua, gia đình tôi được tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì thành tích vượt khó, làm giàu… Tôi nghĩ mình đã tìm được ánh sáng trong chính mảnh đất cát bỏng của quê hương.
Anh Võ Văn Bế (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
Phan Phương (ghi)
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Giường massage body kiểu dáng tân cổ điển đẹp sang trọng
- Giường massage body gỗ sồi cao cấp phủ melamine
- Giường massage body gỗ thông màu trắng đẹp tinh tế
- Giường massage body có tủ đựng đồ đẹp hiện đại
- Tuyển sinh Trường Trung Cấp Nghề Công Đoàn VN( Ra Trường có việc làm ngay)
- Người khuyết tật không thể có tình yêu?
- Tình yêu mong manh với người khuyết tật
- Người Vợ Mù
- Kỹ năng tiếp xúc với người khuyết tật
- Ai mới là người "khuyết tật"?
Ảnh & vi deo sự kiện
tin tức mới
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
-
Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Ủng hộ từ thiện

Bình luận