Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tag: vợ chồng mù

Cùng cảnh ngộ bị mù từ nhỏ, ông Rết và bà Nhàn kết duyên vợ chồng, cùng nương tựa vào nhau để sống. Bất chấp số phận, họ đã lo cho hai con ăn học nên người bằng những đồng tiền lương thiện. 

Một cô gái mù, một chàng trai mù đã bỏ gia đình dắt nhau lang thang cốt để được bên nhau. Họ đã vượt qua biết bao rào cản, sóng gió để đến được với nhau.
 

Vợ chồng anh Thư, chị Tuất đã vượt qua không biết bao nhiều sóng gió để đến với nhau.

Tôi bước vào ngôi nhà cấp bốn ở cuối xã Thiên Hương (Thủy Nguyên, Hải Phòng), thấy chỉ có hai chiếc giường, chiếc bàn thờ, chiếc bàn uống nước cũ kỹ và ba chiếc ghế thì hai chiếc gãy chân. Anh Trần Mạnh Thư bắt đầu câu chuyện từ hoàn cảnh đau thương của mình.
 

Người dân khu phố 9 – thị trấn Võ Xu – huyện Đức Linh không khỏi ngạc nhiên bỗng một ngày nọ, trong nhà anh Trịnh Quang Hiền (1972) lại xuất hiện một người phụ nữ cùng cậu con trai khoảng 4 – 5 tuổi.

Chiều cuối năm, chúng tôi tìm đến nhà cặp vợ chồng mù Trần Văn Nhĩ và Đoàn Thị Bé ở số nhà 9A/37 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng (Hải Phòng). 

"Hôm qua con bé nhà anh bắt đầu tập bò, phòng thì bé, thoắt một cái nó đã bò đi đâu mất. Anh cuống lên tìm chân nó để tóm lại mà không được, nghe bà ngoại hét lên, anh tưởng nó bò ra cầu thang rồi ngã, sợ điếng người. May mà bà hét đề phòng thế thôi!" - anh Trường, một giáo viên khiếm thị của Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng cho người mù (287 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) kể chuyện.  

Đã bước qua tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng cặp vợ chồng khiếm thị ấy vẫn miệt mài đi hát rong và bán vé số lấy tiền nuôi 4 con ăn học, trưởng thành. Chuyện tình của họ từng trải qua không ít khó khăn trong cả thời chiến lẫn thời bình, nhưng vẫn thủy chung, son sắt và đầy lãng mạn. Đôi vợ chồng chúng tôi muốn nhắc đến là ông Nguyễn Nghề và bà Phạm Thị Diệu ở xóm 6, phường Tân Lập (Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk). 

Anh Yên bị mù lòa, nhưng có ngón đàn tuyệt hay cùng giọng hát trời phú lay động lòng người. Chị Hạnh cũng chẳng bao giờ còn thấy được ánh sáng, bù lại là một cô giáo nổi tiếng dạy chữ nổi Brai ở trung tâm người khiếm thị. Hai con người bất hạnh run rủi gặp nhau, rồi cảm mến bằng tâm hồn đồng điệu. Họ đã dìu nhau đi qua bóng tối của số phận, để xây nên một chuyện tình cổ tích giữa đời thường, gây xúc động lòng người.

Nhóm SV đến từ trường ĐH Sư phạm TPHCM bỏ tiền túi làm đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh khiếm thị từ 12-18 tuổi. Sản phẩm đạt giải nhất Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka 2012 do Thành Đoàn TPHCM tổ chức và giải nhì cuộc thi Tài năng khoa học trẻ Việt Nam do T.Ư Đoàn và Bộ GD&ĐT tổ chức.

 

  (Thế giới matxa) - Chúng tôi đến thăm cơ sở tẩm quất của hai vợ chồng anh lí văn đại và chị nông thị lan vào một buổi sáng mùa thu trời nắng đẹp khi anh chị vừa chào đón đứa con đầu lòng

Ngày 23.4, lần đầu tiên trong lịch sử, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.Hồ Chí Minh tổ chức một lễ cưới đặc biệt như trong truyện cổ tích: Cô dâu là một nạn nhân da cam, chú rể là một bệnh nhân bị ung thư xương đã phải cắt bỏ một chân.

Chỉ bằng chiếc radio nhỏ mà anh đã học giao tiếp thành thạo tiếng Thái Lan. Để rồi với đôi mắt không nhìn rõ cùng vốn tiếng Thái tự học, anh đã quyết sang tận đất nước Chùa Vàng xa xôi để học hỏi cách làm ăn, chăn nuôi. Với nghị lực phi thường và tình yêu chân thành của người vợ, anh chị đang dìu nhau tìm thấy ánh sáng tươi đẹp của cuộc đời.

          Vượt qua rào cản của xã hội, gia đình, bạn bè… chàng trai vẫn quyết định đi theo tiếng gọi của tình yêu khi khăn gói về chung sống với cô gái bị mù cả hai mắt. Qua 5 năm chung sống với nhau, anh chị đã có được 1 đứa con trai và cơ ngơi mà không phải một người bình thường nào cũng gây dựng được. Vợ chồng chị Phương - anh Độ hạnh phúc bên nhau.

Từ nhiều năm nay, bất kể ngày mưa giông hay nắng cháy, người ta vẫn thấy đôi vợ chồng mù ấy ôm chiếc đàn ghi ta cũ kỹ dò dẫm những bước chậm chạp qua từng con phố nhỏ của thị trấn Con Cuông (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) để hát dạo. Những đôi chân đi nhiều thành quen lối, chồng dìu vợ, vợ dắt chồng, cả hai người mù cứ dắt díu nhau đi qua từng quán nhỏ, cất giọng hát đã khản đặc để mua vui cho đời, đổi lấy những đồng tiền lẻ về chăm chút cho gia đình bé nhỏ.

<< Về trước Tiếp theo >>

Liên kết:

Logo quảng cáo