Trang chủ --> Xoa bóp --> TỨ CHẨN : THIẾT CHẨN (P4)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

TỨ CHẨN : THIẾT CHẨN (P4)

 

 

     (Thế giới matxa) - b/ 7 loại mạch quái:


         

          Ngoài 28 loại mạch nói trên còn có những loại mạch khí ấn tay không thấy có vị khí, hình trạng kỳ quái, người xưa gọi là quái mạch hoặc còn gọi là tử mạch. Có 7 quái mạch (thất quái mạch):

(1)/ Trước tác (chim sẻ mổ):

Mạch đến dưới tay liên tục, như chim sẻ mổ, nhưng cũng khi có khi không.

(2)/ Ốc lậu (nhà dội)

Mạch đến như giọt nước mưa từ nóc nhà xuống nhưng sắp hết, lâu rồi mới có một giọt, vô lực

(3)/ Đàn thạch (đánh đàn vào đá)

Mạch đến dưới tay rất gấp nhưng rắn như đá.

(4)/ Giải sách:

Mạch đến như sợi dây đang được mở tung ra, đi tán loạn không trật tự.

(5)/  Ngư tường:

Mạch đi ở ngay da, dáng như cá quẫy, có đầu cố định có đuôi quẫy động, mạch đi phù.

(6)/ Hà du (tôm bơi)

Mạch đi ở khoảng mặt da, như tôm bơi dưới nước khi có khi không.

(7)/ Phủ phất (phủ phí)

Mạch đi ở sát da, dáng như nước sôi trào ra, có ra mà không có vào

4/ Một số điểm cần lưu ý khi chẩn mạch:

a/ Quan hệ giữa mạch và tứ quý:

     Mạch thường ứng với thay đổi 4 mùa:

·        Mùa xuân thuộc mộc, đúng mạch là phải huyền.

·        Mùa hạ thuộc hỏa, đúng mạch là phải hồng.

·        Mùa thu thuộc kim, đúng mạch là phải mao.

·        Mùa đông thuộc thủy, đúng mạch là phải thạch.

Nếu mạch không thích ứng với thay đổi của 4 mùa, người và thiên nhiên không hợp nhất, không tương ứng tức là có bệnh.

b/ Quan hệ thuận nghịch của mạch và chứng:

·        Bệnh Tỳ mà thấy mạch huyền tức là “thổ hư, mộc thừa”.

·        Bệnh Phế mà thấy mạch hồng tức là “hỏa lại khắc kim”.

·        Khi thoát huyết, mạch đúng là phải “tỉnh”, trái lại mạch lại hồng, đại. Đó là mạch và chứng không phù hợp, bệnh sẽ trầm trọng.

XÚC CHẨN

          Ngoài chẩn mạch ra, còn dùng xúc chẩn nghĩa là dùng hai bàn tay thầy thuốc tiếp xúc với các bộ vị trên cơ thể người bệnh có liên quan với chứng bệnh, khám nghiệm thêm về tình trạng bệnh, tính hàn nhiệt, hư thực, biểu lý để giúp cho việc khám chẩn đoán càng chính xác.

1/ Khám da thịt:

·       Phân biệt hàn, nhiệt.

·       Tìm chỗ đau, biết được bộ vị mà tà khí xâm nhập.

·       Phân biệt thùng, trường.

2/ Khám chân tay:

Tay chân là gốc của phần dương, nên nhờ xúc chẩn biết mức độ ấm lạnh, biết được dương khí suy thịnh.

Ví dụ:

+       Chứng tiết tả, mạch tế, chân tay lạnh bệnh nhân khó khỏi

+       Chứng tiết tả, mạch tế, chân tay ấm bệnh dễ khỏi.

+       Phân biệt ngoại cảm, nội thương:

·        Lưng bàn tay nóng: ngoại cảm.

·        Lòng bàn tay nóng: nội cảm.

·        Lòng bàn tay và bụng dưới nóng: nội thương.

3/ Khám ngực, bụng:

Khám bệnh tình của tạng phủ:

·        Chứng “tâm hạ mãn” đặt tay thấy cứng, đau. Đó là chứng “kết hung” thuộc thực.

·        Chứng “tâm hạ mãn” đặt tay thấy mềm, không đau. Đó là chứng “bĩ khí” (bang) thuộc về hư.

·        Bụng đầy đặt tay đau thuộc thực, nhiệt.

·        Bụng đầy đặt tay không đau thuộc hư, hàn.

·        Bụng, ngực ưa đặt tay mát vào thuộc nhiệt.

Lượt xem : 13092 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo