Trang chủ --> Xoa bóp --> TỨ CHẨN : VẤN CHẨN
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

TỨ CHẨN : VẤN CHẨN

 

 

    (Thế giới matxa) - Vấn chẩn là một phép rất quan trọng trong tứ chẩn. Vẫn chẩn để hỏi

1/ Hỏi tập quán sinh hoạt:

 a- Để biết tạng người của người bệnh:

·        Người thuộc tạng dương hay bị dương bệnh.

·        Người thuộc tạng âm hay bị âm bệnh

·        Người quen tạng bình, khi bị chứng nhiệt không nên quá dùng hàn, lương; bị chứng hàn không nên quá dùng ôn, nhiệt mà nên dùng âm dương bình bổ: vì quá nhiệt thương âm, quá hàn thương dương.

b- Để biết ăn uống và khẩu vị của người bệnh:

·        Ăn uống không điều độ, nghiện thuốc, nghiện rượu và dạ dày bị đau luôn: bị đàm thấp.

·        Biết người bệnh thích vị gì nhất trong ngũ vị để biết rõ tính chất tạng phủ của họ.

2/ Hỏi hoàn cảnh tinh thần:

Người “quan quả cô độc” nhiều bị thương, thất vọng, hay ưu tư. Vì nhớ thương con, bị thwng âm hưởng Phế, ưu lự tổn thương Tỳ… biết được hoàn cảnh tinh thần của người bệnh giúp cho chẩn đoán và điều trị tốt cho người bệnh.

3/ Hỏi về tình hình biến chuyển của bệnh để biện chứng luận trị chính xác:

·        Mới sốt: bệnh tại biểu.

·        Mới ốm đã đau bụng: bệnh ở Phế.

·        Chướng bụng rồi mới suyễn: bệnh ở Tỳ.

4/ Hỏi hàn nhiệt:

Để biết được bệnh chứng thuộc: biểu, lý, hư, thực

Ví dụ:

+        Bệnh mới, nóng, ớn lạnh, không mồ hôi, đau nhức mình mẩy: do ngoại cảm phong hàn, bệnh ở biểu

+        Bệnh sốt, có mồ hôi, khát nước, đại tiện khó, tiểu tiện đỏ: thực nhiệt đốt ở trong, bệnh ở lý.

+        Lưng sợ lạnh: Thượng dương hư.

+        Tay chân lạnh: Tỳ dương hư.

5/ Hỏi mồ hôi:

·        Không mồ hôi: biểu thực

·        Ra mồ hôi: biểu hư.

·        Có mồ hôi, ghét lạnh: biểu chứng.

·        Có mồ hôi, ghét nóng: lý chứng.

·        Mồ hôi ở trán: dương hư khí thoát.

6/ Hỏi đại tiện:

·        Táo: thực nhiệt.

·        Phân lỏng, ỉa luôn: hư hàn.

·        Phân đen: ứ huyết.

·        Phân màu tía, đỏ thẫm: thấp nhiệt.

·        Đi ra đồ ăn không tiêu: hàn tả.

·        Đi như sốt nước, đít nóng: nhiệt.

·        Lúc đại tiện rất đau hậu môn, nặng, đi xong thì dễ chịu một chút: thực.

·        Đại tiện không cần rặn, bụng không đau, đi rồi cũng không dễ chịu: hư.

7/ Hỏi tiểu tiện:

·        Vàng, đỏ: nhiệt.

·        Trong, trắng: hàn.

·        Nước tiểu dần dần càng trong và nhiều: nhiệt chứng nhưng triệu chứng gần lành.

·        Tiểu tiện nhiều, uống nhiều, người gầy mòn: tiêu khát (đái tháo đường).

8/ Hỏi về ăn uống:

·        Ăn uống bình thương: Vị khí chưa bị thương tổn.

·        Không muốn ăn, đại tiện không thông: Vị trường có tích trệ.

·        Bụng đói, ăn không được: đàm hỏa.

·        Ăn nhiều, chóng đói, người gầy: Vị hỏa đốt thượng tiêu.

·        Ăn được nhưng hay đầy bụng: Vị mạnh, Tỳ yếu.

·        Có ăn thì dễ chịu: thuộc hư.

·        Thích ăn nóng: thuộc hàn.

·        Thích ăn lạnh: thuộc nhiệt.

9/ Hỏi khẩu vị:

·        Miệng đắng: Can đởm có hỏa.

·        Miệng ngọt: Tỳ thấp nhiệt.

·        Miệng chua: tiêu hóa không tốt.

·        Miệng mặn: thận hư.

·        Miệng nhạt: chứng hư.

11/ Hỏi về đau:

·        đau bụng thượng tiêu liên quan đến Tâm Phế.

·        Đau ở hạ tiêu, dưới rốn phần nhiều có liên quan đến Can, Thận, Bàng quang, Đại trường, Tiểu trường.

·        Đau dữ dội thuộc thực.

·        Đau lâu thuộc hư.

Chú ý:

+        Bụng đau thường đầy không nên “bổ”.

+        Bụng không đầy, không chướng nên “công”.

12/ Hỏi về tai:

·        Bỗng nhiên tai điếc là chứng thực.

·        Tai điếc đã lâu thuộc chứng hư.

·        Tai ù, đầu đau, tâm hồi hộp là chứng hư.

·        Tai ù, đại tiện bế, bụng đau nôn mửa là chứng thực.

13/ Hỏi về khát:

·        Khát muốn uống nước lạnh là nhiệt.

·        Khát muốn uống nước nóng là hàn.

·        Khát không muốn uống là chân âm suy.

Chú ý:

(1) Đối với phụ nữ cần hỏi thêm về: kinh nguyệt, bạch đái, thai nghén, sinh đẻ.

·        Kinh nguyệt có trước ngày kinh, sắc đỏ thẫm thuộc nhiệt.

·        Kinh nguyệt chậm, sắc không tươi thuộc hàn.

·        Kinh đang có bỗng nhiên hết, có thể có nhiệt tà xâm nhập vào huyết.

·        Kinh nguyệt bị tắc (chưa có chồng) là bế kinh.

·        Kinh bị tắc, nếu có nôn mửa thì nghĩ đến thai nghén.

(2)   đối với trẻ em thì hỏi qua gia đình.

 

Lượt xem : 12433 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo