Trang chủ --> L: --> LƯU CHÚ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

LƯU CHÚ

 

Lưu chú là loại apxe sâu làm mủ thường mọc ở vùng sâu cơ bắp. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể suy nhược nhiễm các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn và nhiều loại tạp khuẩn khác. Lưu chú thường thấy mọc ở những vùng cơ bắp dày như chân tay, bụng ngực, eo lưng, mông, và ít thấy ở vùng đầu mặt, vùng hội âm, vùng cổ tay cổ chân. Đặc điểm của bệnh là tại chỗ sưng đau, mầu da bình thường; tương đương với bệnh áp xe chùm (Multiple abscess) theo y học hiện đại.

Ngoài ra còn tùy theo đặc điểm phát bệnh (thời tiết, nguyên nhân, đặc điểm phát bệnh), mà có tên khác nhau như bệnh phát về mùa hè thu thì gọi là Thử Thấp Lưu Chú, do đinh nhọt gây nên thì gọi là Dư Độc Lưu Chú, sau khi sanh hoặc chấn thương ứ huyết gây nên bệnh gọi là Ứ Huyết Lưu Chú, v.v... Tuy tên gọi khác nhau nhưng biện chứng luận trị là giống nhau.

Nguyên Nhân

Theo YHCT thì chứng Lưu chú là do chính khí suy, tà khí ủng trệ. Do sức đề kháng của cơ thể suy giảm mà những trường hợp nhiễm các loại như đinh, nhọt, ung, ngân tê, nhiễm khuẩn vết thương, sau khi sinh nước ối ủng trệ đều là những yếu tố thuận lợi để phát sinh bệnh lưu chú.

Triệu Chứng

Trước khi phát bệnh thường có tiền sử bị các chứng đinh nhọt, ung, chấn thương,

sinh đẻ hoặc các bệnh nhiễm trùng nội khoa, sau đó xuất hiện các triệu chứng nhiệt như sốt cao sợ lạnh, khát nước.

Bệnh thường tiến triển qua 3 thời kỳ:

+ Sơ Kỳ: bắt đầu vùng đầu trong chân tay hoặc mông, lưng, cơ thể sưng đau nhiều cơ, cơ sưng lan rộng mà mầu da không thay đổi và hơi nóng, khoảng 2-3 ngày sau, sưng nóng và đau càng rõ hơn, sờ có khối cứng, sốt cao kèm rét run, các khớp đau, đầu đau căng tức, chán ăn. Trường hợp thử thấp lưu chú thì ngực tức, khát mà không muốn uống, rêu lưỡi dày vàng, mạch Hồng Sác v.v...

+ Thời Kỳ Làm Mủ: nhọt sưng to đau nhiều, khoảng 2 tuần vùng giữa nhọt đỏ mềm, sốt cao miệng khát, có lúc ra mồ hôi, lưỡi đỏ rêu vàng nhầy, mạch Hồng Sác.

+ Thời Kỳ Vỡ Mủ: mủ màu vàng đặc lẫn với mủ nhầy trắng, nhọt cứng đau giảm, sốt giảm, ăn ngon hơn và sau 2 tuần hết mủ và lành miệng.

Chứng này thường sau khi vỡ mủ, nơi này chưa lành miệng nơi khác lại phát ra, sốt tiếp tục, cơ thể gầy, sắc mặt tái nhợt, mạch Hư, do cơ thể hư nên tà độc chưa hết; hoặc hôn mê nói sảng, ngực sườn đau, ho khó thở... là dấu hiệu áp xe tạng phủ.

Chẩn Đoán Phân Biệt

1- Viêm Khớp Háng Làm Mủ (Hoàn khiêu thư): đau nhiều ở khớp háng, mông sưng, chân đau không co duỗi được. Nếu cần chọc hút mủ khớp háng để xác định chẩn đoán.

2. Lịch Tiết Phong (viêm khớp dạng thấp): khớp bị bệnh sưng nóng đỏ, đau, không làm mủ, tái phát nhiều lần.

3. Chứng Lưu Đờm Khớp Háng (Lao khớp háng): phát bệnh chậm, có tiền sử bệnh lao, tại chỗ và toàn thân triệu chứng không rõ rệt. Làm mủ thường sau 6-12 tháng.

Biện Chứng Luận Trị

Thường biện chứng luận trị theo 2 thể bệnh:

+ Nhiệt Độc Thịnh: là bệnh vào sơ kỳ và trung kỳ; nhọt sưng to dần, đau nhiều, sờ nóng, có sốt cao khát nước, bứt rứt, ăn kém, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hoạt Sác hoặc Hồng Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, hòa dinh, tiêu thủng. Dùng bài Hoàng Liên Giải Độc Thang hợp với Ngũ Thần Thang (Phục linh, Kim ngân hoa, Ngưu tất, Xa tiền, Tử hoa địa đinh). Bệnh phát về mùa hè, thêm hoắc hương, Bội lan, Lục Nhất Tán; Bệnh do sau khi sinh hoặc chấn thương thêm Đơn sâm, Đào nhân, Hồng hoa; Hôn mê nói sảng thêm An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, Tử Tuyết Đơn; Lúc có mủ thêm Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích.

+ Chính Hư Tà Luyến: thường gặp vào kỳ vỡ mủ, hoặc bệnh tái phát nhiều lần, nhọt hết sưng, đau giảm nhưng nước mủ chảy ri rỉ, tổ chức hạt đỏ nhạt, vẫn còn sốt nhẹ, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, lưỡi đỏ nhạt, ít rêu, mạch Tế Sác hoặc Hư Sác

Điều trị: Ích khí, dưững âm, thanh lý dư nhiệt. Dùng bài Tứ Diệu Thang (chích Hoàng kỳ, Kim ngân hoa, Đương quy, Chích thảo). Độc còn nặng thêm Hoàng cầm, Địa đinh. Âm hư thêm Sinh địa, Mạch môn. Khí hư thêm Đảng sâm, Thái tử sâm.

Thuốc dùng ngoài

1. Sơ Kỳ: đắp Kim Hoàng Cao hoặc Ngọc Lộ Cao.

2. Có mủ: rạch da tháo mủ.

3. Mủ vỡ: Dùng chỉ (hoặc compres) tẩm Bạnh Nhị Đơn để dẫn lưu. Khi hết mủ dùng Sinh Cơ Tán, dán thêm Hồng Du Cao hoặc Thái Ất Cao.

Có thể dùng uống nước sắc Bồ công anh và rau Sam tươi uống, và giã nát đắp ngoài.

Lượt xem : 605 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo