Trang chủ --> L: --> LƯU ĐỜM LAO XƯƠNG KHỚP
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

LƯU ĐỜM LAO XƯƠNG KHỚP

 

Lưu đờm là chứng bệnh sinh ra ở vùng xương khớp và lân cận, hình thành áp xe (abscess), vỡ mủ lỏng như đờm nên được gọi là Lưu Đờm. Về cuối kỳ, biểu hiện của bệnh là một trạng thái hư lao nên cũng gọi là "cốt lao", giống như bệnh lao xương khớp trong y học hiện đại. Bệnh phát. nhiều ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Vị trí phát bệnh phần lớn ở cột sống, sau đó là chi trên, chi dưới.

Theo y văn cổ, chứng lưu đờm thường lẫn lộn với các chứng như Âm hư, Lưu chú (Gravity abscess), Hạc tất phong (Arthroncus of knee). Đến đời nhà Thanh đã biết phân biệt, như sách ‘Dương Khoa Tâm Đắc Tập’ ghi: “Chứng phụ cốt đờm (chỉ chứng lưu đờm phát sinh ở mé đùi là chứng thuần âm vô dương, trẻ nhỏ 3, 5 tuổi, tiên thiên bất túc, tam âm hư tổn, cũng do chấn thương làm cho khí không thăng, huyết không hành, ngưng trệ ở kinh lạc gây đau âm ỉ, dần dần thành chứng sang dương”. Đặc điểm của bệnh này là "Nước mủ trong lỏng hoặc như nước đậu phụ chảy ra, vẫ không hết sưng phù, nguyên khí ngày càn.g suy, cơ thể teo gầy, sinh chứng ngực gù, lưng ba ba, môi lưỡi khô ráo, táo bón, tiểu ít hoặc tỳ bại tiêu chảy, chán ăn, dần dần thành lao mà chết”.

Nguyên Nhân

Trẻ em thường do tiên thiên bất túc, xương mềm, thanh tráng niên thì do phòng dục, lao động quá mức, hoặc phế hư, kim không sinh thủy gây nên thận thủy suy mà xương loãng, hoặc do tổn thương xương, khí huyết mất điều hòa, phong hàn đờm trọc ngưng tụ ở xương mà sinh bệnh. Trong quá trình bệnh thì bắt đầu là hàn, lâu ngày sinh nhiệt; vừa là tiên thiên bất túc, thận hư, tủy suy, vừa là khí huyết mất điều hòa, đờm trọc ngưng trệ (chứng thực). Lúc làm mủ, không những hàn hóa nhiệt, âm chứng chuyển thành dương chứng, mà thận âm hư ngày càng trầm trọng, hỏa ngày càng vượng lên, cho nên vào trung kỳ và hậu kỳ, thường xuất hiện chứng âm hư hỏa vượng, bệnh càng kéo dài, mủ càng ra nhiều (mủ là do khí huyết tân dịch hóa thành) thì khí huyết càng hư.

Triệu Chứng

+ Sơ Kỳ: Tuy xương đãõ có thay đổi bệnh lý nhưng bên ngoài chưa sưng, mầu da bình thường, chỉ có cảm giác đau nhức âm ỉ; dần dần khớp vận động đau tăng, nhưng triệu chứng toàn thân không rõ rệt.

+ Trung kỳ: vùng bệnh bắt đầu sưng phù, sốt sáng nhẹ, chiều nặng (hiện tượng hàn hóa nhiệt); vào lúc làm mủ và mủ chín thì da đỏ và ấn có cảm giác bập bềnh.

- Hậu Kỳ: mủ vỡ, chảy mủ lỏng, có chất đục lợn cợn, lâu ngày miệng loét lõm xuống, sắc da chung quanh tím xam, hình thành lỗ dò khó thu miệng. Nếu bệnh ở tay chân, cơ bắp teo dần; Nếu ở đốt sống cổ, đốt sống ngực hoặc thắt lưng thì chân tay co cứng hoặc liệt, có khi tiêu tiểu không tự chủ. Bệnh lâu ngày, nguyên khí suy, cơ thể gầy mòn, tinh thần lạnh nhạt, sắc mặt kém tươi nhuận, người sợ lạnh, hồi hộp, mất ngủ, ra mồ hôi, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng, mạch Tế hoặc Hư Đại là chứng khí huyết hư. Nếu sốt chiều, đêm ra mồ hôi trộm, miệng họng khô, chán ăn, hoặc ho đờm có máu, lưỡi đỏ ít rêu hoặc lưới bóng, mạch Tế Sác là triệu chứng âm hư hỏa vượng.

Chẩn Đoán

Chẩn đoán căn cứ vào:

1 - Triệu chứng lâm sàng (bệnh phát triển chậm qua 3 thời kỳ có triệu chứng riêng, trẻ em thanh thiếu niên mắc bệnh nhiều, vị trí bệnh nhiều ở đốt sống lưng, thắt lưng, kế đến là tay chân, khớp háng, khớp gối..).

2 - Thời kỳ bệnh tiến triển, tốc độ huyết trầm tăng cao, Test Mantoux dương tính mạnh.

3 - Chụp X quang: kết quả: sơ kỳ biểu hiện xương loãng, bờ xương mờ, thời kỳ giữa và cuối có sự hủy hoại xương, bờ xương mờ, mảnh xương chết, khoang khớp hẹp hoặc mất, dị dạng khớp.

4 - Cấy mủ tìm thấy trực khuẩn lao.

Chẩn đoán phân biệt với:

1 - Phụ Cốt Thư (viêm xương tủy có mủ (Suppurative osteomyelitis), phần lớn ở đầu xương dài, phát triển nhanh, bắt đầu đã có sốt cao, vùng bệnh sưng đau nhiều.

2 - Lưu Chú: Phát bệnh ở cơ bắp, nhiều nơi cùng một lúc,, khởi phát nhanh, dễ làm mủ, vỡ mủ dễ liền miệng.

3 - Lịch Tiết Phong (hạc tất phong) phát bệnh ở khớp, cơ teo, khớp biến dạng, có tiền sử đau nhiều khớp.

4 - Ung Thư Xương: thường phát bệnh ở tuổi từ 10 đến 25, vị trí thường ở dưới khớp vai hoặc trên khớp gối, bắt đầu cũng đau nhức âm ỉ, sắc da tím đen, khối u cứng không di động bám sát vào xương, đau dữ, không làm mủ.

Biện Chứng Luận Trị

Chứng bệnh lưu đờm làø âm chứng nặng nhưng thay đổi nhiều, bệnh lý phức tạp. Lúc biện chứng chú ý bệnh lý thận hư và chú ý bổ thận suốt cả 3 thời kỳ. Phong hàn đờm trọc ngưng tụ là nhân tố chủ yếu hình thành bệnh. Cho nên sơ kỳ chủ yếu là tán hàn hóa đờm, trung kỳ là bài nùng thác độc để khu tà, phương pháp chủ yếu trị bệnh là ôn kinh tán hàn hóa đờm bổ hư.

Điều Trị

a - Thuốc Uống Trong:

. Sơ Kỳ: ích thận, ôn kinh, hóa đờm tán hàn; dùng bài Dương Hòa Thang Gia Vị (Thục địa, Bạch giới tử, Bào khương thán, Ma hoàng, Cam thảo, Nhục quế, Lộc giác giao (hòa uống) sắc uống.

. Trung Kỳ: Phù chính, thác độc; dùng Thấu Nùng Tán (Sinh hoàng kỳ, Sao sơn giáp, Xuyên khung, Tạo giác thích, sắc uống).

. Hậu Kỳ: Điều bổ khí huyết; dùng bài Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang (Đảng sâm, Bạch truật, Chích hoàng kỳ, Chích cam thảo, Trần bì, Quế nhục, Đương qui, Thục địa, Ngũ vị tử Bạch thược, Phục linh, Viễn chí, Đại táo, Sinh khương), sắc uống.

Trường hợp âm hư hỏa vượng dùng Thanh Cốt Tán (Ngân sài hồ, Miết giáp, Chích thảo, Tần giao, Thanh hao, Địa cốt bì, Hồ hoàng liên, Tri mẫu). Vùng thắt lưng đau mỏi, chân yếu: thêm Tục đoạn, Cẩu tích, Thỏ ti tử, Ngưu tất, bột Lộc giác. Ra mồ hôi nhiều thêm Hoàng kỳ, Phù tiểu mạch, Mẫu lệ nung, Long cốt, Đơn bì. Ho đờm có máu thêm Nam sa sâm, Mạch môn, xuyên Bối mẫu, Đơn bì.

- Dùng Ngoài:

. Sơ kỳ: dùng Dương Độc Nội Tiêu Tán thêm Hắc Thoái Tiêu dán ngoài.

. Trung kỳ: chọc hút hoặc rạch tháo mủ.

. Hậu kỳ (vỡ mủ) dùng Ngũ Ngũ Đơn (nung Thạch cao), Thăng Cơ Tán để thu miệng.

Chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt:

1 - Chú ý giữ gìn tinh thần thanh thản, tránh căng thẳng, không lo âu buồn phiền, sinh hoạt, nghỉ ngơii, làm việc điều độ để cho cơ thể khỏe giúp bệnh chóng hồi phục.

2 - Không ăn mỡ, các chất cay nóng như tiêu, ớt cay, rượu, hạn chế ăn đường, ăn nhiều chất rau xanh, trái cây.

3 - Cố định vùng bệnh, hạn chế hoạt động.

4 - Chú ý tắm rửa vệ sinh lau người hàng ngày, thường xuyên thay đổi tư thế bệnh nhân, chống loét. Để đạt hiệu quả điều trị tốt, cần chú ý 3 vấn đề cơ bản: tinh thần bệnh nhân cần giừ được thanh thản thoải mái, chế độ chăm sóc vệ sinh chu đáo, chế độ ăn uống đủ chất dinh dường, trái cây, rau xanh.

LIÊM SANG

Xuất xứ: Sang Dương Kinh Nghiệm Toàn Thư.

Thường phát ở bên ngoài ba đường kinh âm và phía trong bắp đùi, vỡ ra gây lở loét khó lành miệng. Vị trí phát bệnh thường ở bắp chân, trên mắt cá khoảng 3 thốn.

Tuỳ theo vị trí tổn thương mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Quần Biên Sang (Skirt edge sore), Khố Khẩu Độc (Trouser leg toxin), Khố Khẩu Sang, Quần Phong, Mạn Tính Hạ Chi Hội Dương. Tục gọi là Lão Lạn Cước (Old ulcerative foot).

Dân gian quen gọi là Sâu Quảng.

Nguyên Nhân

. Do đi lại nhiều, đứng lâu, vác nặng khiến cho khí huyết bị tổn thương, trung khí bị hạ hãm, mạch lạc ở hạ chi mất dinh dưỡng, khí huyết vận hành không thông, thấp tà dồn xuống dưới làm cho khí huyết bị ứ trệ, cơ nhục mất dinh dưỡng khiến cho da chân bị tổn thương gây nên lở loét.

. Do Phong Nhiệt Thấp Độc: Ăn uống nhiều thức ăn cay nóng, béo, ngọt, Tỳ Vị không vận hoá được, thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, lại kèm cảm phong nhiệt, hai thứ cùng kết lại, tà lâu ngày hoá thành độc, độc tụ lại ở gân cơ gây nên bệnh.

. Do Can Thận Hư Tổn: Can Thận âm hư, tinh huyết bất túc, độc tà ứ lại khó tiêu, khí huyết không được nuôi dưỡng, lạc mạch không thông lâu ngày gây nên bệnh.

Sách ‘Ngoại Khoa Lý Lệ’ viết: “Vùng hạ bộ có nhọt, thuộc về thấp nhiệt chứ không phải do Tỳ Thận hư yếu gây nên”.

Triệu Chứng

+ Phong Nhiệt Thấp Độc: Bệnh phát chủ yếu ở bắp chân, một thời gian ngắn thì lở loét, chung quanh sưng đỏ, đau, thịt mầu đỏ tím, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch Trầm Huyền hoặc Sác.

Điều trị: Khứ phong, thắng thấp, giải độc, thông lạc. Dùng bài Tứ Sinh Hoàn gia giảm: Địa long, Cương tằm (sao) đều 12g, Bạch phụ tử, Thảo ô (chế) đều 6g, Phục linh bì, Mộc qua, Đan sâm đều 15g, Ý dĩ nhân (sống), Nhẫn đông đằng, Xích tiểu đậu đều 30g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

+ Hàn Thấp Ngừng trệ: Da vùng bệnh sưng trướng, lạnh, thịt bị thối rữa chảy nước, da không tươi, nước và mủ chảy ra, khi khô miệng nhọt mầu đỏ tối hoặc xanh tím, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế không lực.

Điều trị: Ôn hoá hàn thấp, hoạt huyết thông lạc. Dùng bài Quế Chi Gia Đương Quy Thang gia giảm: Đương quy 15g, Hoàng kỳ, Đan sâm đều 20g, Xích thược, Phòng kỷ đều 10g, Thổ phục linh 30g, Hồng táo 6 trái, Chích thảo 6g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

+ Can Thận Hư Tổn: Nhọt chủ yếu ở phía trong đùi, bệnh thường kéo dài, bề mặt mụn đen, vữa nát, thịt chỗ đó lõm vào, chảy nước mủ, vùng da chỗ đó bị tê, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi hơi trắng, mạch Trầm Trì.

Điều trị: Dưỡng Can, bổ Thận, thông lạc, liễm sang. Dùng bài Kim Quỹ Thận khí Hoàn gia giảm: Sinh địa, Sơn thù nhục, Đơn bì, Phục linh đều 10g, Lộc giác phiến, Sinh hoàng kỳ đều 12g, Sơn dược, Ý dĩ nhân, Xích tiểu đậu đều 30g, Ngưu tất, Thanh bì, Ty qua lạc đều 6g, Nhục quế 3g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: Vết loét nhiều mủ, hôi thối, da vùng loét nóng đỏ, nổi mụn nước, ngứa, rêu lưỡi vàng, bệu, mạch Hoạt Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoà vinh, tiêu thủng. Dùng bài Tứ Diệu Dũng An Thang gia vị (Kim ngân hoa 30g, Huyền sâm, Đương quy, Xích thược, Ngưu tất, Thương truật đều 15g, Phòng kỷ, Tử thảo, Cam thảo (sống) đều 10g, Hồng hoa, Mộc thông đều 6g. Sắc uống ấm (Trung Y Ngoại Khoa Học).

+ Thấp Trở Huyết Ứ: Lở loét, thịt bên trong mầu xám tối, máu và mủ nước rỉ ra, chung quanh vết loét mầu tím, ấn vào thì mầu nhạt đi hoặc kèm có khối u, nốt ban đỏ tím, lưỡi tím tối, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Trầm Tế hoặc Sáp.

Điều trị: Hoạt huyết, hoá ứ, lợi thấp, thông lạc. Dùng bài Hoạt Huyết Thông Mạch Ẩm gia giảm (Đan sâm 30g, Nhẫn đông đằng, Thổ phục linh, Ý dĩ nhân đều 20g, Xích thược, Đương quy đều 15g, Xuyên khung, Hoàng bá, Ngưu tất, Địa long, Đào nhân đều 10g, Thương truật 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống ấm (Trung Y Ngoại Khoa Học).

+ Trung Khí Hạ Hãm: Lở loét lâu ngày không khỏi, bề mặt vết loét mầu trắng tro, nước mủ trắng nhạt, vết loét nhẹ vào buổi sáng, nặng vào buổi chiều, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế.

Điều trị: Bổ trung ích khí, hoà vinh, tiêu thủng. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang gia giảm (Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm, Nhẫn đông đằng, Trạch lan, Xích thược, Đương quy đều 15g, Trần bì, Thăng ma, Sài hồ, Bạch truật đều 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống (Trung Y Ngoại Khoa Học).

Thuốc Rửa

Mã xỉ hiện 60g, Hoàng bá 20g, Đại thanh diệp 30g. Hoặc dùng Bạch chỉ, Xuyên khung, Tang phiêu tiêu đều 15-30g. Hoặc dùng Cửu lý minh, Khổ sâm đều 30g, Ngũ bội tử 10g. Sắc lấy nước rửa vết thương, ngày 2~3 lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

Thuốc Đắp

+ Mã xỉ hiện, giã nát, ép lấy nước uống, bã dùng để đắp (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

+ Giai đoạn mới phát bệnh dùng Hoàng Bá Tán (Hoàng bá 30g, Hoàng liên, Lô hội đều 6g, Thương truật, Hoạt thạch đều 10g, Tùng hương 12g, Băng phiến 0,6g. Tán nhuyễn, rắc vào vết thương, rồi dùng gạc băng lại.

Nếu có mủ nước chảy ra, dùng Ngưu Hoàng Tán (Ngưu hoàng, Xạ hương, Chu sa, Nhân sâm, Phục linh, Phòngphong, Xuyên khung, Cam thảo, Nhục quế, Tê giác, Mạch môn, Địa cốt bì, Thiên ma) rắc vào vết thương.

Hoặc dùng Đại Hoàng Nhuyễn Cao (Đại hoàng 100g, đun với 300ml nước khoảng 20 phút. Lại cho thêm 300ml nước nấu 15 phút. Trộn hai nước thuốc lại nấu còn 100ml thành nước sắc Ddaị hoàng 30%. Lấy 30ml nước thuốc trên trộn chung với 100g Vaseline cho đều, trải lên miếng gạc đắp vào vết loét.

Hoặc có thể dùng Đại táo 3 trái, chưng, bỏ hột, nghiền nát với 3 củ Hành, đắp vào, ngày thay một lần (Trung Y Ngoại Khoa Học).

LIỆT MẶT

Diện Thần Kinh Ma Tý

Đại Cương

- Theo “Triệu Chứng Học Nội khoa”: Liệt mặt là hiện tượng mất hoặc giảm vận độc nửa mặt của những cơ bản da ở mặt do dây TK VII chi phối.

- Là một loại bịnh thường gặp nhất của dây TK sọ não số VII.

- Tuổi nào cũng có thể phát bịnh nhưng thường gặp ở thanh và tráng niên.

- YHCT gọi là khẩu nhãn Oa Tả, Khẩu tịch, Diên nan (Than), Phong điếu tuyến.

- Đa số các trường hợp liệt mặt (liệt dây TK VII) do lạnh, do xung huyết, điều trị bằng châm cứu đem lại kết quả tốt. Các trường hợp liệt do nhiễm khuẩn hồi phục chậm hơn.

Phân Loại

a- Theo YHCT: (Sách Triệu Chứng Học Nội Khoa)

Dựa vào cấu tạo giải phẫu học của dây VII, chia làm 2 loại:

1- Liệt mặt thể trung ương: do tổn thương phía trên nhân của dây VII, thường kèm liệt nửa người. Không có dấu hiệu Charles Bell, không bao giờ tiến triển sang thể co cứng.

2- Liệt mặt thể Ngoại biên: do tổn thương hoặc ở ngay nhân nằm trong cầu não hoặc ở đoạn tận cùng phía ngoài. Thường liệt cả mặt trên lẫn mặt dưới, có dấu hiệu Charles Bell, có thể tiến triển thành thể cứng.

b- Theo YHCT:

YHCT dựa theo nguyên nhân gây bịnh, chia làm 3 loại:

1- Liệt mặt do phong hàn (liệt dây TK VII ngoại biên do lạnh).

2- Liệt mặt do phong nhiệt (liệt dây TK VII ngoại biên do nhiễm khuẩn).

3- Liệt mặt do huyết ứ ở kinh lạc (liệt dây TK VII ngoại biên do sang chẩn).

Nguyên Nhân

a- Theo- YHHĐ:

1- Liệt dây TK VII thể trung ương.

Thường do tất cả mọi tổn thương ở 1 bên bán cầu não: nhũn não, chảy máu não, khối u não...

(Cần nhớ là trong hội chứng Millard-Guoler tuy liệt mặt thể ngoại biên nhưng vẫn kèo theo liệt nửa người với dấu hiệu Babinski bên đối diện của mặt liệt).

2- Liệt dây TK VII thể ngoại biên

Dựa theo vị trí từ nhân ra đến chỗ tận cùng của dây TK VII, có thể do:

- Viêm màng não dầy dính, làm tổn thương TK từ rãnh hành tủy- cầu não đến ống tai trong.

- Các nguyên nhân ở tai: Viêm tai giữa cấp hoặc mạn.

- Chấn thương vùng xương đá: ở ngoài lớn do vỡ xương đá, ở trẻ sơ sinh do can thiệp sản khoa (do kẹp Foxcep, khung chậu người mẹ hẹp...).

- Do giang mai, viêm nhiễm dây TK, bịnh bại liệt trẻ em (Polye), Zona vùng nhân gối, uốn ván mặt của Rase... các thể này hiện nay rất ít gặp.

- Do nguyên nhân không rõ thường được quy là do lạnh (loại này lại gặp rất nhiều trên lâm sàng).

Tóm lại, 2 nguyên nhân chính gây liệt mặt là:

- Nếu có liệt nửa người là do các tổn thương ở não.

- Nếu không liệt nửa người và là thể liệt ngoại biên: thường là do lạnh.

b- Nguyên nhân theo YHCT:

- Do tà khí vào lạc mạch của 3 kinh Dương (Thủ dương minh Đại trường, Túc dương, minh Vị, và Túc thái dương Bàng quang) làm cho sự lưu thông của kinh khí mất bình thường gây ra bịnh.

- Do sang chấn (chấn thương) làm huyết bị ứ trở kinh lạc, khí huyết không điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được gây ra bịnh.

Triệu Chứng

a- Theo YHHĐ (Sách Triệu Chứng Học Nội khoa):

1- Trường hợp liệt hoàn toàn:

. Bảo người bệnh dương 2 lông mày lên, bên liệt lông mày không dương lên được.

. Bảo người bịnh nhăn trán lên, trong trường hợp liệt dây VII ngoại biên ta thấy mắt bên liệt không nhắm kín trong khi đó nhãn cầu vẫn đi lên phía trên và ra ngoài: mắt bên liệt chỉ nhìn thấy lòng trắng và một phần lòng đen ở phía trên ngoài. Đó là dấu hiệu của Charles Bell.

. Bảo người bịnh há miệng, thè lưỡi, ta thấy hình như lưỡi lệch hướng về bên liệt (Thực ra lưỡi không lệch đi mà chính là do miệng bị méo kéo về bên lành.)

. Yêu cầu người bịnh huýt sáo, nếu liệt mặt nhẹ sẽ thấy miệng méo, nếu liệt cơ vòng môi, không huýt sáo được.

2- Trường hợp liệt nhẹ.

Thường khó thấy sự không cân đối mặt, cần phải thăm khám tỉ mỉ, kiên trì mới phát hiện được.

. Yêu cầu người bịnh nhắm thật chặt 2 mắt, ta thấy 2 lông mi bên liệt có vẻ dài hơn, do mắt bên liệt không co được chặt.

b. Theo YHCT:

1- Liệt Dây VII Ngoại Biên Do Lạnh: sau khi gặp mưa gió lạnh, tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước bị trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có hiện tượng sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mạch Phù.

- Lý do trúng phong hàn ở kinh lạc.

Điều trị: Khu phong, tán hàn, hoạt lạc.

. Sách NKHT Đô dùng bài Đại Tần Giao Thang: Khương hoạt, Độc hoạt, Tần giao, Bạch chỉ, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Phục linh, Hoàng cầm đều 8g, Ngưu tất, Thục địa, Đảng sâm, Bạch truật đều 12g- Sắc uống.

. Sách YHCT Dân Tộc Việt Nam dùng: Tang ký sinh, Thương nhĩ tử, Kê huyết đằng đều 12g, Quế chi, Bạch chỉ, Uất kim, Trần bì đều 8g- sắc uống.

. Sách TGD Phương dùng bài Ngọc Kinh Tán (Đương quy 8g, Nhục quế 10g, Nguyên hồ 8g, Toàn trùng 4g- sắc uống.

Và bài Thục Phụ Ô Tán: Thục phụ tử 90g, Xuyên ô (chế) 90g, Nhũ hương 60g. Tán bột chia thành 8-10 gói. Mỗi ngày làm 1 lần, mỗi lần 1 gói. Trước khi dùng thêm 4g bột gừng trộn vào thuốc, cho nước vào khuấy đều thành hồ sệt. Trước khi đắp thuốc, dặn người bịnh dùng lát gừng mỏng xát vào vùng bịnh cho đỏ ửng da, rồi bôi thuốc lên, trên đến huyệt Thái dương, dưới đến huyệt Địa thương, rộng chừng 3cm, lấy vải gạc cố định, rồi dùng túi nước nóng chườm ở ngoài một lát. Mỗi ngày thay thuốc một lần cho đến khi khỏi.

2- Liệt Dây VI Do Phong Nhiệt: Tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống nhai khó, uống nước thường bị trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có sốt, sợ gió, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Phù, Sác.

Lý: do phong nhiệt (nhiễm khuẩn) xâm nhập vào kinh lạc.

Điều trị: Khư phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (lúc có sốt). Khư phong bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt).

- NKHT Hải: dùng bài Khiên Chính Tán Gia Vị: Bạch phụ tử, Cương tằm, Toàn yết, lượng bằng nhau, thêm Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Hồng hoa, tán bột, mỗi lần dùng 4g uống với rượu nóng, ngày 2 lần.

(Bạch phụ tử để tán phong tà ở vùng đầu mặt; Cương tằm khử phong đờm; Toàn yết tức phong, trấn kinh. 2 vị này hợp lại có tác dụng sưu phong, thông lạc, dùng rượu để dẫn thuốc đi lên thẳng đầu mặt. Thêm Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ để tán phong, khử tà, Hồng hoa để hoạt huyết, hóa ứ).

- Sách YHCT Dân Tộc VN dùng: Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 16g, Thổ phục linh, Thương nhĩ tử, Xuyên khung, Đan sâm, Ngưu tất đều 12g - sắc uống.

- Sách LSDKTHTL Học dùng bài: Trị Chư Phong Tý Tà Phương: Phòng phong, Cam thảo, Hoàng cầm, Quế chi, Đương quy, Phục linh, Tần cửu, Cát căn, Sinh khương, Đại táo, Hạnh nhân), sắc uống.

b- Liệt Dây VII Do Huyết Ứ:

Chúng: Sau khi té ngã, đánh đập, thương tích, sau khi mổ vùng hàm, mặt, xương chũm...tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống khó, không huýt sáo được.

Điều trị: Hoạt huyết, hành khí.

- Sách: TGD Phương dùng bài Hóa Ứ Chỉ Thống Thang gia giảm: Sinh địa, Đương quy đều 16g, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm đều 12g, Xuyên khung 8g, Điền thất (bột) 4-6g uống với nước thuốc.

- Sách YHCTDT Việt Nam dùng: Đan sâm, Xuyên khung, Ngưu tất đều 12g, Tô mộc, Uất kim đều 8g, Xích thược 16g, Hồng hoa 8-20g, Quế chi 6-10g, Quất lạc 8-10g, Địa long 10-16g, Cam thảo 4-6g- sắc uống.

Thuốc Đắp Trị Liệt Mặt

- Tỳ ma tử 40g bỏ vỏ, Băng phiến 1 ít, giã nát như cao. Liệt bên trái dán bên phải và ngược lại (Đinh Nghiêu Thần, Hà Bắc-TQ).

- Tỳ ma nhân (tử) 20 hột, Niêm (Nam) hương 8g. Giã nát Tỳ ma nhân, cho Niêm hương vào quậy đều. Đổ rượu vào hâm nóng, lúc còn ấm đem dán vào má. Bên trái liệt thì dán bên phải và ngược lại (Trang Thế Đức, Phước Kiến - TQ).

- Thương nhục chế (giã nát), rắc trên thuốc cao thường dán ở khóe miệng. Bên trái liệt dán bên phải và ngược lại (Nhiếp Hàm Trí, Hà Bắc- TQ).

- Bạch phụ tử 12g, Cương tằm 12g, Toàn yết 12g, nghiền nát, cho dầu thơm (Hương du) vào quậy đều dùng để dán. Liệt bên trái dán bên phải và ngược lại (Đương Truyền Tuy, Sơn Đông, TQ).

- Nam tinh 12g, Chi tử (sống) 20 trái, giã nát trộn với dấm, dùng để bôi, liệt bên trái bôi vào vùng h. Giáp xa bên phải và ngược lại (Quách Đức Hưng, Sơn đông).

- Tỳ ma tử 7 hột, Ba đậu 7 cái, giã nát, dán vào huyệt Thái dương, Đau bên phải dán bên trái và ngược lại (Cung Tôn Tính, Sơn Đông, TQ).

- Tỳ ma tử 8g (bỏ vỏ), Nhũ hương 4g, giã nát. Liệt bên phải dán bên trái và ngược lại (Trưng Kinh Võ, Hà Bắc, TQ).

- Băng phiến 1 ít, hòa với máu đuôi lươn, bôi. Liệt bên phải dán bên trái và ngược lại (293 Bài Thuốc Gia Truyền).

Ghi Chú: Các bài thuốc dùng để đắp, bôi, cần theo dõi cẩn thận, khi thấy hết méo, bỏ thuốc ra ngay.

Lượt xem : 663 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo