Trang chủ --> L: --> LAO PHỔI
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

LAO PHỔI

 

Đại Cương

Lao phổi là một chứng bệnh hư nhược mạn tính có tính lây truyền và rất nguy hiểm, chữa trị khó, vì vậy ngày xưa, chứng này đã được quy vào ‘tứ chứng nan y’ là Phong, Lao, Cổ, Lại.

Trên toàn thế giới, năm 1997 có 16.300.00 bệnh nhân bị lao trong đó 7.250.000 mới bị và 7.250.000 mới mắc và 2.910.000 người chết vì lao.

Đây là loại bệnh giết người nhiều thứ tư của thế giới (sau Nhồi máu cơ tim 7,2 triệu chết, Tai biến mạch máu não 4,6 triệu chết, Viêm phổi cấp làm chết 3,9 triệu).

Ngày 24.12.1882, Robert Koch tìm ra vi trùng lao người ta lạc quan cho rằng có thể nhanh chóng khống chế được loại bệnh lao nhưng hơn 100 năm qua bệnh vẫn còn ám ảnh toàn thể nhân loại.

Là một bệnh xã hội lây lan được bộ y tế chú tâm, được điều trị miễn phí cho đến khi khỏi bệnh.

Theo các y văn cổ thì chứng lao trái và hư lao đều là chứng hư nhược. Hư lao phần lớn bắt đầu từ Tỳ Thận hư dẫn đến Phế hư, còn chứng lao phổi phần nhiều bắt đầu từ Tâm Phế hư mà gây nên Tỳ Thận hư. Ngoài ra hư lao phần nhiều do sinh hoạt thiếu điều độ, phòng dục quá độ gây tổn thương Thận, lao lực quá sức tổn thương Tỳ mà sinh bệnh còn lao phổi do truyền nhiễm từ người này sang người khác, hộ này sang hộ khác cho nên cũng gọi là ‘Truyền Thi Lao’ hay ‘Quỷ Chú ‘, ‘Phế Kết Hạch’, Lao Trái, Phế Lao.

Thuộc phạm vi chứng Hư lao của Đông Y.

Nguyên Nhân Bệnh Lý

YHHĐ cho rằng do vi khuẩn Mycobacterium và được gọi là vi khuẩn Kock theo tên của người đã tìm ra nó.

Đông Y cho rằng do:

+ Cơ thể suy yếu, tinh khí huyết bất túc, nguyên khí suy giảm không đủ sức để chống đỡ với tà khí bên ngoài xâm nhập như sách 'Nội Kinh" đã viết: "Tà khí xâm nhập cơ thể gây bệnh được là vì chính khí hư suy”.

+ Trùng lao (trái trùng) xâm nhập cơ thể gây bệnh. Do cảm nhiễm trùng lao lâu ngày tinh huyết hư tổn mà sinh lao trái.

Nhiều sách cổ đã sớm nhận thức về tính chất lây lan và nguy hiểm của chứng lao trái như sách ‘Trửu Hậu Phương' viết: “Bêïnh lâu ngày gây suy mòn dần, truyền cho người gần gũi rồi chết cả nhà ". Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu' viết: 'Bất kể người lớn trẻ nhỏ đều có thể mắc bệnh ". Sách ‘Tế Sinh Phương ‘ ghi: “Bệnh lao trái là tai hoạ lớn của nhân loại ".

Triệu Chứng

Các nhà chuyên môn về Lao nêu lên các triệu chứng báo hiệu nhiễm lao như sau:

. Ho dai dẳng trên 3 tuần lễ.

. Cơ thể suy yếu và cảm thấy đau ran vùng ngực.

. Sụt cân.

. Ăn mất ngon miệng.

. Ho ra máu.

. Hơi thở ngắn, thở gấp, lao động mau mệt.

. Sốt và ra mồ hôi về đêm.

Chẩn Đoán

Cần làm một số xét nghiệm:

. Tìm trùng trực tiếp trong đờm.

. Xét nghiệm máu.

. Chụp phim (X quang phổi².

Biện Chứng Luận Trị

Đặc điểm lâm sàng của triệu chứng bệnh là: Ho, ho ra máu, đau ngực, sốt về chiều (triều nhiệt), nóng trong xương (Cốt chưng), mồ hôi trộm (đạo hãn), gầy sút cân.

Chứng bệnh phần lớn thuộc âm hư, có thể biện chứng luận trị như sau:

Âm Hư Phế Tổn: Người da khô cứng, lòng bàn chân tay nóng, ho khan, ít đờm hoặc trong đờm có máu, sốt chiều hoặc về đêm, ra mồ hôi trộm, má đỏ, miệng khô, họng khô, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.

Điều trị: Dưỡng âm, nhuận Phế chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Bách Hợp Cố Kim Thang gia giảm.

(Trong bài, Sinh địa, Sa sâm, Mạch môn, Bách hợp tư âm, nhuận Phế; Bách bộ, Cát cánh, Bối mẫu, Cam thảo, chỉ khái, hoá đờm).

Trường hợp ho ra máu thêm Thiến thảo căn, Trắc bá diệp (sao). Mồ hôi nhiều thêm Lá dâu, Ngũ vị tử, Mẫu lệ. Âm hư hoả vượng thêm Địa cốt bì, Tri mẫu, Thạch cao để tư âm giáng hoả.

Tỳ Phế Khí Hư: Mệt mỏi, ít thích hoạt động, ăn kém, hơi thở ngắn, ho có đờm, ngực tức, giọng nói nhỏ, sắc mặt xanh tái, sợ lạnh, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Tế Nhược.

Điều trị: Kiện Tỳ, ích Phế, chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Lục Quân Tử Thang gia giảm.

(Trong bài, Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo bổ Tỳ Phế khí; Trần bì, Khương chế Bán hạ, thêm Xuyên bối mẫu (tán bột uống) chỉ khái, hoá đờm).

Ra mồ hôi trộm thêm Lá dâu, Hoàng kỳ để bổ khí, liễm hãn. Ho ra máu thêm Bách bộ, Trắc bá diệp (sao cháy) để chỉ khái huyết.

Khí Âm Lưỡng Hư: Mệt mỏi, ít hoạt động, ho ít, đờm có tia máu, má đỏ, da nóng, ra mồ hôi ít, ăn kém, môi khô, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch nhỏ Sác.

Điều trị: Ích khí, dưỡng âm, chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Sinh Mạch Tán gia vị.

(Trong bài, Nhân sâm thêm Bạch truật bổ khí; Mạch môn, Ngũ vị thêm Hoàng tinh, Bách hợp để dưỡng âm; Bách hợp, Mạch môn thêm Bách bộ, Qua lâu nhân, Bối mẫu để nhuận Phế, chỉ khái, hoá đờm).

Ho có máu, thêm Sâm tam thất, Trắc bá diệp sao cháy để cầm máu.

Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm

+ Ích Tỳ Dưỡng Phế Thang (Vân Nam Trung Y Tạp Chí (4) 1981): Hoàng kỳ 18g, Nhân sâm 4g, (hoặc Thái tử sâm 18g), Bạch truật, Phục linh đều 18g, Trần bì 9g, Mộc hương 3g, Ô mai 6g, Đại táo 10 trái. Sắc uống.

TD: Ích khí kiện Tỳ, bồi thổ sinh kim. Trị lao phổi (Khí hư Tỳ nhược).

Lâm sàng ứng dụng đạt kết quả khả quan.

+ Nhị Bách Chỉ Huyết Thang (Thực Dụng Trung Y Nội Khoa Tạp Chí (1) 1990): Bách bộ 15g, Bách hợp, Bạch cập đều 30g, Hoàng kỳ, Chi tử đều 9g, Bắc sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Sơn dược đều 15g, Sinh địa, Huyền sâm đều 12g, Đan sâm 15g, Đơn bì 12g, Đại hoàng (tẩm rượu) 9g, Hoa nhuỵ thạch 15g, Tam thất 3g (tán bột, hoà nước thuốc uống).

TD: Dưỡng âm, thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết. Trị lao phổi ho ra máu.

Đã tri 86 ca (ho ra máu vừa và nặng 11 ca), khỏi hoàn toàn 100%. Uống ít nhất 3 thang, nhiều nhất 9 thang là cầm máu, sau đó uống tiếp 30 thang để củng cố kết quả.

Hiện nay đã có thuốc đặc hiệu chống lao nên chứng lao không còn là tứ chứng nan y như trước, nhưng dùng thuốc chống lao có kết hợp trị theo biện chứng luận trị, chứng lao phổi vẫn có lợi giúp sức khoẻ người bệnh chóng hồi phục và giảm được biến chứng do thuốc chống lao gây ra.

Ngoài ra trị bệnh lao rất cần chế độ sinh hoạt điều độ, tinh thần thoải mái và chế độ ăn uống bổ dưỡng tốt, kiêng rượu, thuốc lá và những thức ăn cay nóng có hại đến tân dịch của cơ thể.

Lượt xem : 616 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo