Trang chủ --> L: --> LAO THẬN
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

LAO THẬN

 

(Thận Kết Hạch)

Đa số có liên hệ với Lao Phổi.

Trên lâm sàng, các triệu chứng về Lao Thận rất ít, đa số là biểu hiện của Bàng quang như tiểu nhiều, tiểu gắt, buốt, tiểu ra máu

Bệnh này thuộc loại ‘Lâm Chứng’, ‘Thận Lao’.

Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Chứng Thận lao, lưng cứng, tiểu không thông, nước tiểu màu đỏ, chảy rỉ ra, trong ống tiểu đau…”.

Sách ‘Thiên Kim Phương’ viết: “Nước tiểu mầu vàng, đỏ, chảy rỉ ra, lưng đau, tai ù, đêm thường mơ, đó là chứng Thận lao’.

Biện chứng

Thận và Bàng quang có quan hệ biểu lý vì thế, tiểu nhiều, gắt, đau. Thấp nhiệt lâu ngày làm tổn thương Thận âm, âm hư hoả vượng nên bị sốt về chiều, mồ hôi trộm, gầy ốm thời kỳ cuối, bệnh làm tổn thương Tỳ và Thận dẫn đến Tỳ Thận đều hư, khí huyết bị hao tổn như tinh thần mệt mỏi, ăn ít, tiểu nhiều, chóng mặt, lưng đau…

Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt, kháng lao, sát trùng, ích Thận, bổ Tỳ.

Chỉ dùng Đông dược điều trị, khó có kết quả tốt, nên phối hợp Đông Tây Y để đạt dược hiệu quả cao.

Kháng Lao Tố Liệt Phương (Tô An, Tô Văn Hải: Trị Liệu Thận Kết Hạch Viễn Kỳ Liệu Hiệu Khảo Sát, Trung Y Tạp Chí 1990 (10): 19):

Long Đởm Tả Can Thang gia vị: Long đởm thảo, Xa tiền tử đều 12g, Sài hồ, Mộc thông đều 10g, Ngưu tất, Trạch tả đều 15g, Sinh địa 20g, Hạ khô thảo 30g. Sắc uống.

TD: Tả hoả, lợi thấp. Trị lao phổi thời kỳ đầu (do hạ tiêu có thấp nhiệt).

Lục Vị Địa Hoàng Thang gia vị: Thục địa, Sơn dược, Thỏ ty tử đều 20g, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả, Tri mẫu, Ngưu tất, Tục đoạn, Lộc giác sương, Lộc giác giao, Quy bản, Cáp giới (nướng), Hoàng bá, Nhục quế đều 6g. Sắc uống hoặc làm thành hoàn. Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần.

TD: Tư âm, bổ thận, tráng yêu. Trị lao phổi thời kỳ giữa (do Thận âm hoa tổn, âm hư hoả vượng).

Tế Sinh Thận Khí Hoàn gia vị: Thục địa, Sơn dược đều 20g, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả, Xa tiền tử, Ngưu tất, Tri mẫu, Quy bản giao, Lộc giác giao đều 15g, Phục linh, Bạch cập, Bách bộ, Hoàng kỳ (chích), Thỏ ty tử, Hạ khô thảo đều 24g, Phụ tử (chế), Hoàng bá đều 9g, Tục đoạn, Đỗ trọng, Nhục quế đều 12g. Làm thành hoàn, mỗi hoàn 10g, ngày uống 3 hoàn.

TD: Bình bổ Thận âm Thận dương. Trị lao phổi thời kỳ cuối (do Thận âm Thận dương hư).

Ích Thận Trừ Chưng Thang (Lưu Tân: Lâm Sàng Trị Liệu Thận Kết Hạch Đích Kinh Nghiệm Thế Hội, ‘Thận Bệnh Học Thuật Hội Nghĩa Luận Văn Tập’, Nội Đô Tư Khoa 1992: 278):

1- Sinh địa, Thục địa đều 18g, Câu kỷ tử 15g, Bạch thược sao, Nhục thung dung, Bạch vi, Bách bộ (chích) đều 12g, Nhu đạo căn, Miết giáp (chích) đều 30g, Đan bì (phấn), Nhân trung bạch (nung) đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 10 ngày

2- Sinh địa, Thục địa, Bạch thược (sao), Nhục thung dung, Tang thầm tử, Hoài sơn đều 300g, Mẫu lệ (sống), Mẫu lệ (nung), Kim anh tử, A giao đều 360g, Sơn thù nhục 150g, Ngũ vị tử 75g, Nhu đạo căn 750g, Nhân trung bạch (nung) 480g, Địa cốt bì, Câu kỷ tử, Bạch vi đều 240g, Chích thảo 60g, Dạ giao đằng 600g, Quy bản giao (nung) 120g. Ngâm nước 1 đêm, nấu 3 lần, bỏ bã. Cho Quy bản và A giao vào, thêm 1,5kg Mật, 1kg đường, nấu thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh, uống khoảng 50 ngày.

3- Hải cẩu thận 90g, thái mỏng, sấy hơi khô, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần với nước ấm. Uống 10 ngày.

Ba bài thuốc trên đều có tác dụng Tư âm, bổ Thận, thanh nhiệt, trừ chưng. Trị lao thận

Lượt xem : 645 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo