Trang chủ --> Lý luận hành chính Nhà nước - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 5. Phân biệt thể chế Nhà nước, thể chế tư và thể chế HÀNH CHÍNH
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

5. Phân biệt thể chế Nhà nước, thể chế tư và thể chế HÀNH CHÍNH

 

Định nghĩa: Thể chế bao hàm tổ chức với hệ thống các quy tắc, quy chế được sử dụng để điều chỉnh sự vận hành của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Theo cách định nghĩa này, thể chế được hiểu theo nghĩa rộng cho mọi tổ chức, đó là cách định nghĩa rộng nhất của từ “thể chế”.

Cũng có thể hiểu thể chế thiên về Nhà nước hơn là các tổ chức khác. Thể chế được hiểu như là hệ thống các quy định do Nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội.

Để hạn chế sự nhầm lẫn của thể chế và hệ thống pháp luật, thể chế được hiểu như sau: “Thể chế bao gồm toàn bộ các cơ quan Nhà nước với hệ thống quy định do Nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập kỷ cương xã hội”.

- Thể chế Nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp luật: Hiến pháp, luật, Bộ luật, văn bản dưới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn xã hội, để cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật.

- Thể chế hành chính Nhà nước là một hệ thống gồm Luật, các văn bản pháp quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, một mặt là thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật; mặt khác là các quy định các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là toàn bộ các yếu tố cấu thành HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC để HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC hoạt động quản lý Nhà nước một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu của quốc gia.

- Thể chế tư là toàn bộ các quy định mang tính quy phạm của các thực thể ngoài Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi các thực thể được duy trì tính kỷ luật trong tổ chức và hoạt động.

- Thể chế Nhà nước

Chủ thể ban hành: Do Nhà nước ban hành (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), mang tính pháp lý, mức độ cưỡng chế cao được đảm bảo bằng hệ thống cưỡng chế đặc biệt. Khuôn khổ quản lý xã hội  nói chung là phức tạp và đa dạng

- Thể chế tư :

Chủ thể ban hành: không phải do Nhà nước ban hành. Mang tính quy phạm, tính cưỡng chế thấp, chủ yếu bằng kỷ luật của tổ chức. Khuôn khổ quản lý một tổ chức số lượng và đơn giản hơn.

- Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC và thể chế Nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC là một bộ phận của thể chế Nhà nước. Thể chế Nhà nước bao trùm toàn bộ các loại thể chế hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước. Chính vì vậy thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC phải mang cái đặc trưng cơ bản của thể chế Nhà nước được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của thể chế Nhà nước. Tuy có mối liên hệ mật thiết nhưng thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC có những điểm khác biệt với thể chế Nhà nước.

- Thể chế Nhà nước: giới hạn trong hoạt động chấp hành và điều hành liên quan đến các cơ quan thực thi quyền hành pháp. Số lượng ít hơn, nội dung, kém phức tạp hơn.

- Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC: Bao trùm hoạt động quản lý Nhà nước liên quan đến tất cả các cơ quan trong bộ Máy nhà nước . Số lượng lớn, nội dung phức tạp.

 

Lượt xem : 7990 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo