Trang chủ --> Lý luận hành chính Nhà nước - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 4. Các yếu tố cấu thành nền hành chính NHÀ NƯỚC và mối quan hệ giữa các yếu tố đó?
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

4. Các yếu tố cấu thành nền hành chính NHÀ NƯỚC và mối quan hệ giữa các yếu tố đó?

 

1. Khái niệm nền hành chính NHÀ NƯỚC

- Nền hành chính NHÀ NƯỚC  là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp tất cả các yếu tố: Hệ thống thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, hệ thống tổ chức HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, đội ngũ nhân sự làm việc trong các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC và các nguồn lực vật chất cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC của các cơ quan NHÀ NƯỚC .

2. Các yếu tố cấu thành nền hành chính NHÀ NƯỚC .

* Hệ thống thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

- Theo nghĩa rộng: Là một cấu trúc tổng thể của các yếu tố tiến hành hoạt động của một tổ chức bao gồm cả tổ chức bộ máy với những quy định cụ thể  về nhiệm vụ, quyền hạn, quy tắc hoạt động buộc các thành viên trong tổ chức phải chấp hành và thậm chí cả hoạt động của các thành viên của tổ chức. Như vậy, thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC bao gồm trong đó cả hệ thống cơ quan NHÀ NƯỚC  và cơ chế hoạt động của các cơ quan này.

- Theo nghĩa hẹp: Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC chỉ bao gồm các quy định, chế tài (có thể được ban hành hoặc Không ban hành) tạo nên hành lang pháp lý cho hoạt động của 1 tổ chức nào đó. Như vậy, thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là toàn bộ các quy định, quy tắc do NHÀ NƯỚC  ban hành để điều chỉnh các hoạt động Quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, tạo nên hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động của cơ quan quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC và cán bộ, công chức NHÀ NƯỚC  có thẩm quyền.

* Hệ thống tổ chức HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

- Khái niệm tổ chức:Tổ chức là khái niệm dùng để chỉ một tập hợp gồm hai người trở lên cùng làm việc với nhau theo cách thức nhất định nhằm đạt tới những mục tiêu chung nào đó. Như vậy, để hình thành 1 tổ chức cần:

+ Có nhiều người (từ hai trở lên) cùng làm việc với nhau (có sự phân công công việc)

+ Có chung mục tiêu

+ Có sự phối hợp  trong hoạt động của các thành viên với nhau vì mục tiêu chung

+ Có cơ cấu tổ chức xác định

- Khái niệm NHÀ NƯỚC : NHÀ NƯỚC  là một tổ chức được hình thành để thực hiện chức năng duy trì, ổn định, trật tự trong xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, bảo vệ lợi ích cho giai cấp cầm quyền trong xã hội, do đó cần có bộ máy tổ chức để thực hiện chức năng này. Đó chính là bộ máy NHÀ NƯỚC  mà trong đó bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là một bộ phận cấu thành.

* Nhân sự trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Để vận hành, thực hiện các hoạt động công vụ, cần có những con người làm việc- đó là đội ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy HÀNH CHÍNH .

- Khái niệm: Đội ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là tất cả những người lao động làm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. Họ có thể là những quan hệ lao động khác nhau với cơ quan NHÀ NƯỚC . Như vậy, người làm việc chủ yếu trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ở nước ta gồm cán bộ, công chức:

+ Cán bộ: Là công dân VIỆT NAM , được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, giữ chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của NHÀ NƯỚC  ở TRUNG ƯƠNG , ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NHÀ NƯỚC .

+ Công chức: Là công dân VIỆT NAM , được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan NHÀ NƯỚC  ở TRUNG ƯƠNG , cấp tỉnh, cấp huyện..,

* Các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

- Khái niệm: Nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là tất cả những trang thiết bị vật chất bao gồm công sở, trang thiết bị làm việc và các nguồn lực tài chính công khác cần thiết để tiến hành hoạt động quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Như vậy, các yếu tố cấu thành nền hành chính NHÀ NƯỚC , giúp cho hoạt động quản lý, điều hành bộ máy NHÀ NƯỚC  một cách thông suốt, hiệu quả. Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao thì các bộ phận trên cần liên kết một cách khoa học, lôgíc.

3. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nền HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

- Nền HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là một thể thống nhất, một cấu trúc để thực thi pháp luật, đưa PHÁP LUẬT vào quản lý ĐỜI SỐNG XÃ HỘI . Do đó, các yếu tố cấu thành nền HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, Không thể tách rời và có ảnh hưởng lẫn nhau.

+ Một thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Không thể tự mình vận hành trong xã hội nếu Không được một bộ máy thực thi áp dụng. Một cơ cấu tổ chức dù tốt cũng Không có giá trị nếu Không được nhân viên làm việc trong đó Không có đủ năng lực hoặc Không được khuyến khích đầy đủ để làm việc.

+ Những nhân viên có đầy đủ năng lực, phẩm chất nếu để làm việc trong một bộ máy quan liêu, chồng chéo và trì trệ sẽ Không thể phát huy được tối đa tài năng của mình và dễ dẫn đến chán nản.Và bất kỳ hoạt động nào cũng Không thể tiến hành được tốt nếu thiếu những nguồn lực vật chất cần thiết.

   Công cuộc cải cách hành chính trước hết hướng tới việc cải thiện chất lượng của các yếu tố cấu thành nền hành chính. Mục tiêu chung của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững  mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Để đạt mục tiêu này chính phủ đã xác định 4 lĩnh vực cải cách cơ bản sau: Cải cách thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. Cải cách đồng bộ các mặt của nền hành chính và cải cách hành chính trong mối quan hệ hữu cơ với cải cách tư pháp và tăng cường năng lực lập pháp của quốc hội là một yêu cầu khách quan.

 

 

Lượt xem : 86573 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo