Trang chủ --> Lý luận hành chính Nhà nước - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 1. Khái niệm, bản chất, vai trò của hành chính Nhà nước?
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

1. Khái niệm, bản chất, vai trò của hành chính Nhà nước?

1. Khái niệm Hành chính Nhà nước?

  1. Quản lý nhà nước

     Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, đó là quản lý toàn xã hội. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hoá, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Xét về mặt chức năng, quản lý nhà nước bao gồm 3 chức năng: thứ nhất, chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực hiện; thứ hai, chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành)  do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhiệm; và thứ ba, chức năng tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện.

     Trong hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: tổ chức chính trị, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội.v.v. So với quản lý của các tổ chức khác, thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt như sau:

    Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy quản lý nhà nước được trao quyền, gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp;

   Thứ hai, đối tượng quản lý của Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia.

   Thứ ba, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao.

   Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội.

   Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

  Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

  1. Hành chính

   Từ điển Oxford định nghĩa hành chính là: “một hành động thi hành”, “quản lý các công việc” hoặc “hướng dẫn giám sát sự thực hiện, sử dụng hoặc điều khiển”. Theo gốc Latinh, ban đầu hành chính bắt nguồn từ minor, nghĩa là: “phục vụ”, sau này là ministrate, nghĩa là: “điều hành”.

  Từ những định nghĩa ở trên có thể thấy rằng về cơ bản hành chính có những đặc tính sau: thứ nhất, hành chính phục vụ người khác thong qua việc chấp hành các quyết định do người đó ban hành và chịu sự kiểm soát của họ. Thứ hai, hành chính là điều hành - khai thác, huy động và sử dụng các quyền lực (cơ sở vật chất, tài nguyên, nhân lực, tài chính...) theo quy định (luật hoặc điều lệ) nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống (tổ chức hoặc nhà nước).

   Tóm lại, có thể hiểu: hành chính là hoạt động chấp hành và điều hành trong quản lý một hệ thống theo những quy định định trước nhằm đạt mục tiêu của hệ thống.

c) Hành chính nhà nước

- Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Hành chính nhà nước là một bộ phận của quản lý nhà nước, nói cách khác HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có phạm vi hẹp hơn so với QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ở hai điểm cơ bản:

Thứ nhất;HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước tức là hoạt động chất hành và điều hành.

Thứ hai; chủ thể của hành chính nhà nước là các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

2. Bản chất của HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:

- HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là một hoạt động đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nghề khác nhau. Do đó, bản chất của HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có nội hàm rất rộng vừa mang bản chất chính trị, mang tính pháp lý, vừa là hoạt động quản lý và là một nghề.

* HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC mang tính chính trị

- HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Không tồn tại ngoài môi trường chính trị, nó phục vụ và phục tùng chính trị. Vì vậy, nó mang bản chất chính trị.

- HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ do chính trị thiết lập; nó tham gia vào Quá trình lập pháp; nó Không chỉ là chủ thể thực thi chính sách mà còn ban hành chính sách; nó phục vụ lợi ích của nhân dân và lợi ích công.

* HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC mang tính pháp lý

- HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, theo những chỉ dẫn của NHÀ NƯỚC ; đồng thời chủ thể HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống xã hội.

- HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC thực thi chức năng lập quy – tức ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể và hướng dẫn thi hành luật.

* HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là hoạt động quản lý

-HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là một bộ phận của Quản lý NHÀ NƯỚC , mang bản chất của Quản lý NHÀ NƯỚC . Nó tham gia vào QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

- HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là chức năng hành pháp của nhà nước – chức năng thực thi pháp luật, chính sách. Nó phối hợp với các tổ chức xã hội, các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu chung nhất:

Ngoài ra, hành chính nhà nước vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật, và mang tính trật tự thứ bậc của quản lý nói chung...

Liên hệ: HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC góp phần thực hiện thắng lợi của mục tiêu chung của Đảng Cộng sản VIỆT NAM “Dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ công bằng, văn minh”.

* HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là một nghề

- Nghề hành chính là nghề tổng hợp, đòi hỏi một đội ngũ cán bộ, công chức phải có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ nhất định – tức họ là những nhà hành chính chuyên nghiệp.

- HÀNH CHÍNH là nghề lao động trí óc là nghề thực hiện hóa các ý tưởng của chủ thể chính trị. Hầu hết các nước trên thế giới đều coi HÀNH CHÍNH là một nghề cao quý trong xã hội.

3. Vai trò của HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

- HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, của NHÀ NƯỚC . Vai trò được thể hiện như sau:

  • Thứ nhất, hành chính nhà nước thực hiện hóa các mục tiêu, ý tưởng của các nhà chính trị - những người đại diện của nhân dân. Vai trò này xuất phát từ chức năng chấp hành của hành chính nhà nước. Chủ thể hành chính nhà nước có trách nhiệm chấp hành quyết định của các cơ quan chính trị nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của quốc gia, phục vụ lợi ích của đất nước, của nhân dân.
  • Thứ hai, hành chính nhà nước điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm đạt mục tiêu tới mức tối đa và với hiệu quả cao nhất. Vai trò này xuất phát từ chức năng cụ thể của điều hành hành chính nhà nước là: định hướng (thông qua quy hoạch, kế hoạch), điều chỉnh các quan hệ xã hội (thông qua ban hành văn bản lập quy); hướng dẫn và tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, chính sách...; kiểm tra, thanh tra và xử lý những vi phạm pháp luật.
  • Thứ ba, hành chính nhà nước duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng. Để thực hiện tốt hai vai trò trên, hành chính luôn có trách nhiệm duy trì và tạo lập những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các yếu tố cấu thành xã hội: duy trì và phát triển các nguồn tài nguyên, kiến tạo các nguồn lực vật chất , sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, phát triển nguồn lực con người, khắc phục những thất bại của thị trường hoặc hậu quả do những sai sót của hành chính nhà nước gây ra...
  • Thứ tư, hành chính nhà nước đảm bảo cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội thì vai trò này càng quan trọng và mở rộng. Vì suy cho cùng, hành chính nhà nước được thiết lập nhằm để phục vụ lợi ích của nhân dân với tư cách là chủ thể của xã hội, là chủ thể của quyền lực nhà nước.

 

 

Lượt xem : 91226 Người đăng :
Tags :

Bình luận

hangnguyen

hcnn

thanh tung

hay

Nguyen van kien

ômk

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo