Trang chủ --> Xoa bóp --> Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”

Không biết tự bao giờ, có nhiều người ta đã bắt đầu “dị ứng” với chuyện massage, cho rằng dường như đi massage là một hành động thiếu lành mạnh – cũng tương tự như thế là đi vũ trường, quán bar, càfê đèn mờ… vậy! Đó là sự khác biệt về ranh giới giá trị đích thực giữa mát-xa đúng nghĩa và “mát-gần” mà người ta thường ám thị về sự thiếu lành mạnh.

Ảnh : khách nước ngoài đang hết lời khen ngợi Tẩm quất người mù Hoàng Kim

Hiện nay, giữa nhịp sống sôi động của “Sài thành”, các cơ sở massage khiếm thị có xu hướng gia tăng rõ rệt. Nó đóng góp một phần đáng kể giúp người đời đánh giá chính xác một nghề massage đúng nghĩa, được nhiều người đồng tình ủng hộ bởi tính chuyên nghiệp, sự lành mạnh và nhất là giá trị nhân văn cao đẹp. Trường Nguyễn Đình Chiểu – Cái “nôi” của massage chay Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 10, TP.Hồ Chí Minh. Ngoài việc đào tạo tri thức cho người khiếm thị khắp mọi miền đất nước thông qua chương trình giáo dục gần như một trường THPT, nơi đây còn giảng dạy massage cho người khiếm thị (bắt đầu từ năm 1995). Bên phía trái, ngay mặt tiền của trường là một trung tâm massage để phục vụ khách có nhu cầu và học sinh ở đây là nhân tố chính biểu diễn khả năng để giúp khách hàng phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Cơ bản, giá massage toàn thân là 40ngàn/người/1giờ. Nhân viên khiếm thị chỉ lấy được 10 ngàn đồng thù lao.
Nam khiếm thị massage cho nam, nữ massage cho nữ. Ngoài ra còn có các loại hình chuyên biệt khác: massage chân, xông hơi, massage mặt… Trước khi vào “thưởng thức”, Tân – một khách quen nơi đây chỉ dẫn cho tôi với lời đề nghị: “Ông bạn nhớ “boa” hậu tí nhé, họ lãnh thù lao hơi ít và đáng thương lắm!”. Có lẽ được đào tạo bài bản mà sau này, khi xã hội “đồng cảm” và chấp nhận một nghề mới – nghề massage khiếm thị, thì ở Sài Gòn dần dần hình thành và phát triển rầm rộ. Tất cả những trung tâm massage khiếm thị “mọc lên” chủ yếu là do học sinh của trường Nguyễn Đình Chiểu vận dụng ở trường để phát huy. “Bị mù từ khi lên 3, những năm tháng còn lại của cuộc sống chỉ có duy nhất một màu đen tối, xám xịt. Ngôi nhà mình đã ở như thế nào, hình ảnh của cha mẹ và ngay cả con đường về nhà cũng không thể nhớ. Nhưng sự ham học vẫn không bị mất đi. Uớc mơ được tới trường tưởng như sẽ mãi mãi chỉ là ước mơ cho đến một ngày tình cờ nghe đài và biết có một trường dạy học cho người mù ở TP. Hồ Chí Minh – Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. Cơ hội được đi học khiến tôi không thể ngủ được suốt đêm và 5h sáng hôm sau tôi đã đi tìm trường đó ngay”. Đó là cảm giác đầu tiên vào lớp học mà cậu bé Nguyễn Văn Long, người thi đỗ cả hai trường Đại học và sau này là ông chủ của trung tâm massage Toàn Thắng nằm trên đường Thành Thái, phường 12, quận 10. Chính Long đã mang lại thu nhập cơ bản cho rất nhiều bạn khiếm thị và là tấm gương để những người khiếm khuyết vươn lên. Long nhận thấy người mù có thể làm được rất nhiều công việc có ích cho xã hội và nuôi sống được bản thân như đan lát, chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ,… Mong muốn tìm ra một hướng đi, một công việc ổn định, phù hợp với người mù khiến Long nghĩ đến việc thành lập cơ sở Massage. Năm 2003, sau khi tốt nghiệp đại học, Long cùng 6 người khiếm thị nữa đã cùng nhau thành lập cơ sở Massage nhằm giải quyết việc làm cho người khiếm thị. Khi mới thành lập, cơ sở của Long gặp nhiều khó khăn bởi đây là một nghề nhạy cảm, bản thân Long chưa được đào tạo về quản lý, cả ông chủ và nhân viên đều là những người khiếm khuyết… Đến nay, cơ sở của Long đã có gần 20 nhân viên với thu nhập hàng tháng từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Khi Mát xa “chay” tìm được chỗ đứng Ở TP. Hồ Chí Minh hiện tại có gần 10 cơ sở massage được mở với mục đích hỗ trợ việc làm cho người khiếm thị. So với những nơi khác thì hai cơ sở do Hội người mù TP Hồ Chí Minh quản lý đặt tại đường Cống Quỳnh và Trần Hưng Đạo cùng với hai cơ sở massage “kiêm” dạy nghề của Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu và Toàn Thắng là những trung tâm duy nhất ở thành phố do người khiếm thị thành lập và hoạt động như một đơn vị kinh doanh tư nhân. Cũng có quầy tiếp tân nhận khách, cũng ghi giấy xếp giường, cũng cung cách phục vụ tận tình, khách hàng đến những nơi này khó tưởng tượng đây lại là cơ sở hoàn toàn do người khiếm thị phụ trách.
Nói là massage “lấn át” mát-gần thì không đúng, bởi hiện tại ở Sài Gòn các dịch vụ massage thanh nữ mọc lên như nấm, chúng tồn tại công khai và “ẩn mình” khó có thể hình dung nổi. Nhưng điều đáng quan tâm ở đây là massage “chay” dần dần vẫn được nhiều người ưa chuộng và có sức lan tỏa rộng rãi bởi giá trị nhân đạo, tình thương. Anh Trần Tuấn Anh, phát thanh viên HTV cho biết: “Tôi hay ghé qua những trung tâm massage khiếm thị sau khi mỏi mệt. Thật là ý nghĩa, thay vì các bạn hoang phí những đồng tiền vô bổ vào nhiều trò khác, hãy đến đây góp phần mang lại niềm vui cho người khiếm khuyết, hơn thế họ massage khá chuyên nghiệp mang lại sức khỏe đúng nghĩa”. Trong những lần tìm đến những cơ sở tương tự, tôi thường xuyên bắt gặp những đoàn du khách nước ngoài đặt phòng ngay từ trước để được phục vụ massage “chay”. Ngoài Sài Gòn, dịch vụ này hiện đang phổ biến ở An Giang (cơ sở Xoa bóp day ấn huyệt Vạn Thọ) người thành lập là chị Nguyễn Thanh Thủy, phóng viên báo An Giang; ở Huế (cơ sở massage Niềm Tin) do một số em học sinh của Trường Nguyễn Đình Chiểu sáng lập mang lại thu nhập gần 1 triệu đồng/tháng cho 15 em khiếm thị; ở Đà Nẵng (Cơ sở Massage Đồng Tâm – 116, Lê Độ, TP. Đà Nẵng) đã được khai trương do bốn bạn trẻ góp vốn thành lập… Rõ ràng, bản thân việc massage chẳng có lỗi lầm gì, có chăng là do một số người lợi dụng vào đó để hoạt động bất chính, làm mất đi tính lành mạnh vốn có và lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Những dịch vụ mát-xa “thanh nữ” từ chuyện mát-xa đến mát-gần lâu nay đã bị xã hội lên án gay gắt. Hiện nay nhu cầu khách đến masage ở các cơ sở massage khiếm thị rất lớn, thường quá tải vào những giờ cao điểm, nhất là vào chiều tối. Cũng có nhiều em khiếm thị tìm đến cơ sở xin làm nhưng do số lượng có hạn, chưa đáp ứng được hết nhu cầu. Mô hình hoạt động của những cơ sở như thế rất cần được mọi người đồng tình ủng hộ, giúp đỡ. Bởi masage không chỉ giúp mọi người phục hồi sức khỏe mà còn có ý nghĩa nhiều hơn, nó tạo công ăn việc làm ổn định, mở ra cánh cửa cho người khiếm thị vững bước vào đời bỏ lại phía sau sự mặc cảm, tự ti. Còn đó những nỗi lo… Hiện nay, một số cơ sở massage khiếm thị, chính quyền địa phương còn lấy tiền thuế tiêu thụ đặc biệt. Dù biết hay không biết, điều này gây cản trở cuộc sống vốn dĩ rất khó khăn của những người khiếm khuyết… khi họ cố gắng sử dụng bàn tay để xua đi bóng tối. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số nhà “đầu tư cơ hội tầm trung” (chỉ những doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã đứng ra kinh doanh trên giá trị nhân văn của khách hàng và mồ hôi nước mắt của những người khiếm thị. Họ đánh giá chiều hướng gia tăng của loại hình massage này sẽ lách được một số thuế, khách thì hưởng ứng nhiệt tình, vấn đế này cần phải được đem ra bàn tính một cách chính xác trên quan điểm tôn trọng nhưng phải tin đúng người, đúng chỗ, tránh những thông lệ xấu sau này. Còn anh Nam (cơ sở massage khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu) tâm sự: “khách hàng cũng có năm, bảy loại. Có người đến hỏi có thanh nữ mới chịu massage, không thì quay đi với những lời lẽ rất thiếu lịch sự… Cũng có những người say xỉn tìm đến kia rồi chê bai, miệt thị, cũng có trường hợp “xăng pha nhớt” chính hiệu, tìm đến để được các bạn nam xoa bóp với những ý nghĩ thiếu lành mạnh để tìm kiếm cảm giác từ người đồng giới… Nhưng anh em chúng tôi xem đó là những “hạn sạn” đột xuất. Cứ giờ rảnh, mọi người quây quần bên nhau, tâm sự chuyện gia đình thân mật, đàn hát cho nhau nghe với nét mặt rạng rỡ niềm vui”. Chia tay những trung tâm massage khiếm thị mà tôi ghé qua, vẫn nhớ mãi câu nói “thà đui mà giữ đạo nhà” của cụ Đồ Chiểu ngày xưa. Tôi nhớ, vấn vương, và biết… nhưng tôi không phân tâm tập trung suy nghĩ bối cảnh trước kia của cụ Đồ Chiểu. Chỉ biết rằng cái ranh giới của người khiếm thị và người bình thường không còn xa vời. Thật trân trọng những người mù biết vượt lên số phận và cũng rất ngợi khen những con người đương đại luôn tồn tại trong mình một giá trị nhân văn cao đẹp!

Lượt xem : 1106762 Người đăng : admin
Tags :

Bình luận

dsad

dsadsa

dsad

dsadsa

dsad

dsadsa

dsad

dsadsa

dsad

dsadsa

dsad

dsadsa

dsad

dsadsa

dsad

dsadsa

dsad

dsadsa

dsad

dsadsa

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo