Trang chủ --> Gương sáng --> Cô gái mù vượt lên số phận
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Cô gái mù vượt lên số phận

Châu Thị Bông sinh năm 1982 tại xã Đông Xá, huyện Vân Đồn. Năm lên 12 tuổi, trong khi đang dọn dẹp sau nhà thì một kíp mìn phát nổ đã khiến đôi mắt cô vĩnh viễn mất đi nguồn sáng.


Nhà nghèo khó, đông anh em, cảm giác trở thành gánh nặng cho gia đình khiến Bông rơi vào nỗi thất vọng cùng cực. Đã có lần Bông uống thuốc độc tự tử nhưng lại được cứu sống. Cảm nhận được tình yêu thương của mọi người, chị đã trăn trở, suy ngẫm lại và quyết tâm để trở thành người có ích. Bông tìm đến các địa chỉ làm nghề thủ công trong huyện để tìm hiểu và chọn học nghề làm phoi tre khảm thuyền. Với sự cần mẫn, cố gắng của mình, công việc này đã giúp chị có thu nhập để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và bước đầu lấy lại niềm tin trong cuộc sống.

Năm 2006, Bông tình cờ gặp Sơn, một học sinh Trường Nguyễn Đình Chiểu. Được Sơn dạy chữ Braille, Bông miệt mài luyện tập và nhanh chóng đọc thông, viết thạo trong một thời gian ngắn. Qua lời kể của Sơn và nghe thêm thông tin trên đài báo, Bông tìm đến Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh xin học nghề tẩm quất - xoa bóp bấm huyệt. Trở về quê, chị mở một cơ sở tại thị trấn và làm một mình. Với đôi bàn tay khéo léo, sự niềm nở, nhiệt tình, cơ sở của chị nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng. Với số tiền tích luỹ được, chị xây dựng cơ sở trên đất nhà, mua sắm đầy đủ trang thiết bị, tìm thêm những người đồng tật trong huyện, truyền nghề và nhận vào làm việc. Hiện nay, cơ sở tẩm quất Diêu Bông đã có 8 nhân viên, thu nhập bình quân khoảng gần 4 triệu đồng/ người/tháng. Mọi người coi cơ sở như là ngôi nhà chung ấm áp của mình.

 

Không chỉ quan tâm đến đời sống nhân viên tại cơ sở, Bông còn luôn nghĩ đến những người có hoàn cảnh khó khăn khác. Năm 2009, nhân dịp cơ sở đón người khách thứ 10.000, chị đã tổ chức gặp mặt, tặng quà cho 51 người tàn tật và trẻ mồ côi trong huyện, mỗi suất quà trị giá 100.000 đồng. Việc làm của cô đã thật sự mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc khiến nhiều người xúc động.

Vui vì chia sẻ được phần nào nỗi khó khăn, vất vả của mọi người, song Bông còn hết sức trăn trở vì huyện Vân Đồn vẫn chưa có Hội Người mù. Phải làm sao để người mù trên đất Vân Đồn cũng được sống trong vòng tay của Hội, được học chữ, học nghề và có việc làm. Ý nghĩ ấy thôi thúc Bông quyết tâm đi đến từng ngõ, gõ từng nhà, khảo sát số lượng, tình hình thực tế của người mù trong huyện, tìm đến các cơ quan, tổ chức để làm hồ sơ xin thành lập Hội. Sự vất vả, nhọc nhằn rồi cũng được đền đáp. Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh, Huyện uỷ, UBND huyện Vân Đồn, ngày 13-1-2010, Hội Người mù huyện Vân Đồn đã có quyết định thành lập. Tại Đại hội lần thứ I tháng 4-2010, Châu Thị Bông được bầu làm Chủ tịch Hội.

Hiện nay, chị Bông đang tích cực, hăng say trong hoạt động Hội, cố gắng tổ chức các lớp dạy chữ, dạy nghề, tạo việc làm, giúp người mù trong huyện từng bước vươn lên hoà nhịp với sự phát triển chung của xã hội. Bông thật vui vì được cùng với những người đồng tật thắp lên ánh sáng của ý chí, niềm tin và bàn tay lao động.

Lượt xem : 23461 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo