Trang chủ --> Gương sáng --> Người đàn ông cắt tóc trên xe lăn
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người đàn ông cắt tóc trên xe lăn

 Mất khả năng đi lại, đôi tay cũng co quắp, teo tóp, bằng ý chí và nghị lực sắt đá, người đàn ông tật nguyền ấy quyết không đầu hàng số phận, cần mẫn mưu sinh bằng nghề cắt tóc dạo.

Anh thợ khều cắt tóc

Anh là Lê Quang Tý (SN 1960, trú tại thôn 2, xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Người dân địa phương coi việc một người khuyết tật như anh có thể lập gia đình, tự nuôi sống bản thân, vợ con như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

Người đàn ông cắt tóc trên xe lăn
Vợ chồng anh Tý cùng con gái tại căn nhà của mình.

Với người dân xã Hoằng Quang, hình ảnh anh thợ khều tay Lê Quang Tý ngày ngày cần mẫn đẩy xe đi cắt tóc dạo không còn lạ lẫm và rất đỗi quen thuộc. Cứ hơn 7h sáng là người ta bắt đầu nghe từ cái loa cũ kỹ những bài hát quen thuộc, báo hiệu anh Tý đã có mặt.

Vừa thoăn thoắt cắt tóc cho khách bằng đôi tay tật nguyền, anh Tý vừa kể về cuộc đời đầy giông tố của mình. Ngày còn nhỏ, sau những trận sốt rét dai dẳng, từ một cậu bé khỏe mạnh hiếu động, chỉ sau hai ba ngày liên tục sốt cao, rồi lịm dần, cậu bé Tý được người dân địa phương vào rừng hái lá thuốc về sắc uống. Uống thuốc vào thời gian, có đỡ nhưng sau đó bệnh lại tái phát đau nhức toàn thân, co giật, miệng méo, chân tay co rút. Nhà nghèo không có tiền nên bố mẹ anh cũng chẳng thể chạy chữa được cho con.

Rồi đến tuổi anh cũng đòi đi học theo bạn bè đến lớp, dù sống trong sự tự ti, mặc cảm vì cánh tay bị khèo nhưng khát khao tìm con chữ, anh Tý vẫn tự đến trường và hoàn thành chương trình học hết lớp 5.

Vượt cấp, anh đã phải nghỉ học vì quãng đường từ nhà đến trường phải đi mất hơn 10km, trong khi đó điều kiện gia đình lại rất khó khăn. Ước mơ lúc bấy giờ là phải kiếm sống, nên anh Tý đã nhờ bố mẹ sắm cho một bộ đồ đan vá lưới. Hằng ngày, bất kể trời mưa nắng, anh Tý đi khắp mọi ngả đường, gõ cửa từng nhà có nhu cầu đan vá lưới thuê để làm việc.

Nghề này kiếm không ra tiền, anh lại chuyển sang nghề khác. Lê lết khắp ngả đường và không cam chịu số phận, anh Tý kiên trì tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân để mưu sinh. Rồi anh nghĩ ra cách mày mò học nghề cắt tóc. Anh kể: “Mới đầu khó khăn lắm, những người lành lặn còn khó huống hồ là mình, đôi tay thì co quắp nhưng nghĩ nếu mình cố gắng sẽ làm được thế rồi dần dần tôi đã làm được. Thời gian đầu, tôi ngồi một chỗ đợi người ta đến cắt nhưng sau đó thấy ngồi một chỗ ít khách đến thế là tôi nghĩ ra cách đi cắt dạo có thể sẽ kiếm được nhiều khách hơn, thu nhập cao hơn”. Vậy là suốt hơn 20 năm nay, bằng năng khiếu bẩm sinh cộng thêm tính cách chịu khó học hỏi, anh Tý không chỉ giúp bản thân có nghề ổn định mà còn góp phần lo cho vợ con.

Người đàn ông cắt tóc trên xe lăn

 Mỗi buổi sáng vợ anh lại đẩy xe cho anh qua con dốc đầu làng.

Anh tâm sự: “Mỗi sáng, khi vợ tôi đi làm đồng cũng là lúc tôi bắt đầu đi cắt tóc nên ngày nào cũng được vợ đẩy đi qua cái dốc lớn đầu làng. Có những hôm vợ ốm, tôi tự đi rồi bị ngã sõng soài ra đường, cũng may nhờ được người dân ủng hộ, giúp đỡ nhiều nên vẫn bám nghề. Tôi cắt tóc cho cả người già, trẻ em… Bên cạnh tiền công, không ít bà con trong vùng còn biếu quà, tặng cho tôi những đồ dùng để vun vén cho tổ ấm”.

Hạnh phúc giản đơn

Nói về hạnh phúc của mình, anh cho biết: “Mãi tận năm 35 tuổi tôi mới lập gia đình. Cứ nghĩ mình sẽ ở vậy suốt đời vì sẽ chẳng ai dám gắn bó với một người chồng khuyết tật. Sau khi được vợ tôi bây giờ đồng ý tôi cứ tưởng mình đang mơ vậy”.

Cũng đã không ít thời điểm anh chị cảm thấy mệt mỏi trước những áp lực của cuộc sống nhưng chỉ cần cảm nhận con yêu lớn nhanh từng ngày, mọi vất vả của anh chị dường như tan biến. Hai người con của anh chị như cảm nhận được tình yêu thương và sự tin tưởng của cha mẹ mà học ngày càng giỏi, ngoan ngoãn. Hiện, con gái lớn của anh chị đã tốt nghiệp một trường Cao đẳng và bắt đầu đi làm giúp gia đình. Còn cô con gái thứ hai đang học lớp 11 và luôn được đạt học lực giỏi.

Người đàn ông cắt tóc trên xe lăn

 Anh Tý đang cắt tóc cho khách.

Nói về vợ chồng anh Tý, bà Nguyễn Thị Thanh, cán bộ tại địa phương hồ hởi cho biết: “Có thể nói, hiếm có một cặp vợ chồng nào lại có một hoàn cảnh khó khăn mà lại sống hạnh phúc, gia đình luôn chan hòa tiếng nói cười đến vậy. Dù nhà nghèo lại khuyết tật nhưng vợ chồng anh ấy sống rất mẫu mực, được bà con chòm xóm yêu mến. Hơn hết, dù khuyết tật nhưng anh Tý không bao giờ cam chịu số phận mà luôn cố gắng làm việc, kiếm tiền nuôi vợ con như một trụ cột chính trong gia đình”.

Chiều xuống, sương bắt đầu phủ kín giàn trầu trước hiên nhà. Bữa cơm đạm bạc dưới ngôi nhà nhỏ dù thiếu vắng cô con gái đầu do đi làm xa nhưng không vì thế mà vơi bớt tiếng cười. Chia tay chúng tôi, anh Tý bộc bạch: “Đối với tôi, dù cơ thể không còn lành lặn nhưng suốt bao năm qua, tôi nhủ với vợ rằng, chăm lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn là ước mơ lớn nhất của cuộc đời vợ chồng chúng tôi”.
 
Ngày 17/4, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Bình Định phối hợp cùng Sở LĐ-TB&XH, Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương gia đình người khuyết tật và trẻ mồ côi tiêu biểu tỉnh lần thứ I – 2013. Đây là những gia đình người khuyết tật, người khuyết tật và những em học sinh mồ côi đã vượt qua nỗi đau bệnh tật, sự mặc cảm tự ti để vượt khó vươn lên cuộc sống để không phải là gánh nặng cho gia đình, xã hội

Người đàn ông cắt tóc trên xe lăn

Biểu dương cá nhân, gia đình người khuyết tật tiêu biểu

Trong số này có vợ chồng anh Lê Anh Phong (SN 1979) và chị Trịnh Thị Xuân (ở xóm 10, thôn Mỹ Bình 2, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, Bình Định). Anh Phong bị mất một chân do tai nạn giao thông, vợ anh cũng bị liệt 1 chân bẩm sinh. Nhờ tình yêu, sự đồng cảm và ý chí vượt lên số phận, hiện anh Phong làm nghề chạm trổ mỹ nghệ, chị Xuân làm công nhân, tự lo được cho bản thân và chăm lo cho gia đình.

Anh Phong chia sẻ: “Nhiều hoàn cảnh còn khổ hơn vợ chồng tôi nhưng họ đã nỗ lực sống bằng chính sức lực của họ thì sao mình không làm được. Chỉ cần có quyết tâm tôi nghĩ mình sẽ vượt qua tất cả".

Nhân dịp này, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã biểu dương và tặng quà cho 14 gia đình người tàn tật tiêu biểu, trị giá mỗi suất 500.000 đồng, trao 11 các nhân người khuyết tật tiêu biểu và 6 học sinh mồ côi vượt khó học giỏi, mỗi suất 300.000 đồng.
 
Cùng ngày, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thể thao Thanh thiếu nhi tỉnh Kon Tum tổ chức “Ngày hội người khuyết tật tự tin nói lên ước mơ” nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4. Tham gia ngày hội có 55 người khuyết tật các lứa tuổi đến từ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Mái ấm tình thương và 9 huyện, thành phố trong tỉnh.

55 người khuyết tật được tham gia nhiều hoạt động vui tươi, sôi nổi. Điểm nhấn trong chuỗi hoạt động là nội dung vẽ tranh tập thể với chủ đề “Ước mơ của em” và Hội thi văn nghệ: “Tự tin – Tôi là chính tôi”.

Thông qua các hoạt động ý nghĩa này, người khuyết tật được san sẻ yêu thương, tự tin hơn trong cuộc sống, mạnh dạn nói lên suy nghĩ, ước mơ của mình và thêm quyết tâm biến ước mơ thành sự thật.
Theo Dantri  
Lượt xem : 12942 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo