Cặp vợ chồng mù vượt khó
Căn nhà hơn 10 m2 được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tạm cấp, là nơi sinh hoạt, ăn ở và sản xuất của hai ông bà cùng con gái là Trần Thị Thuỷ. Mấy chục năm nay, họ đã dựa vào nhau, vượt lên số phận, tạo nên một câu chuyện xúc động về niềm tin, hạnh phúc giữa đời thường. Nghề kiếm sống chính của hai ông bà là sản xuất chổi chít. Dừng tay, hai ông bà mời nước, trò chuyện rất tự nhiên, vui vẻ. Ông Nhĩ sinh ra và lớn lên ở Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Năm 4 tuổi, ông bị bệnh sởi, nhà nghèo, không lo được thuốc thang, không được kiêng khem nên bị chạy hậu, đôi mắt bị mờ rồi mù hẳn. Không đầu hàng số phận, năm 18 tuổi ông nhờ người quen dẫn đường ra Hải Phòng tìm việc làm lo cho bản thân. Ông được nhận vào HTX Thuỷ tinh (Kiến An), công việc chủ yếu là đan lồ, sọt. Hồi đó, ngoài 40 tuổi, ông không dám mơ về một mái ấm gia đình vì sợ mình sẽ trở thành gánh nặng cho người khác. Làm tại HTX Thuỷ tinh, ông quen bà Đoàn Thị Bé, cũng bị mù, kém ông 10 tuổi, quê ở Tiên Lãng (Hải Phòng). Mẹ mất sớm, nhà lại đông anh chị em, bà Bé bươn chải kiếm kế mưu sinh. Rồi cơ duyên đến, khiến hai ông bà yêu nhau thành vợ, thành chồng. Ngày ông đưa bà Bé về ra mắt gia đình xin cưới, không ai chấp thuận vì sợ hai phận mù, lấy gì mà sống. Song, với tình yêu chân tình và quyết liệt của hai người, hai bên gia đình cũng phải chấp nhận.
Nhìn những chiếc chổi được bện tỉ mỉ, chắc chắn, xinh xắn, không ai có thể nói là chổi của những người mù làm ra. Mỗi ngày hai vợ chồng ông bện được 4-5 chổi, trừ chi phí nguyên liệu mỗi cái chổi chỉ lãi 10 nghìn đồng, cộng với 360 nghìn đồng trợ cấp hằng tháng của hai ông bà. Thu nhập ít ỏi là vậy nhưng ông bà vẫn kiên trì bám nghề. Chổi của ông bà làm ra tới đâu bán hết tới đó. Cứ vài ngày ông bà lại mang chổi đi bán một lần ở nội thành, thậm chí ở cả ven đô. Có lần, bà Bé đẩy xe đi bán chổi thì bị xe máy tông vào phía sau, bà ngã vật xuống đường, chân bị gãy, phải điều trị gần một tháng mới lành. Thế là những đồng tiền cóp nhặt dành dụm được từ chổi của ông bà bỗng hết sạch. Gần đây, sức khoẻ của ông Nhĩ yếu nên việc đi bán chổi chỉ do bà Bé đảm nhiệm. Ở nhà, ông Nhĩ bện chổi, lo việc cơm nước. Thương bố mẹ không nhìn thấy gì, đi lại khó khăn nên ngoài giờ học ở trường về, Thuỷ tranh thủ giúp đỡ bố mẹ mọi việc. Bây giờ Thuỷ đã là sinh viên năm thứ ba Trường Đại học dân lập Hải Phòng. Ngày nào được nghỉ, Thủy lại chở mẹ đi bán chổi rong. Thấy hoàn cảnh gia đình ông bà Nhĩ nghèo, lam lũ, ai cũng động lòng thương, mua chổi giúp ông bà có thêm chút thu nhập. Sĩ Thoại
|
Hoàng Kim (theo Báo Người Cao Tuổi)
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Ngôi nhà khuyết tật, được hạnh phúc lấp đầy
- Người hát rong mù biết 8 thứ tiếng kể chuyện mưu sinh
- Chuyện đời đặc biệt "dị nhân" mù có tài mở khóa
- Cảm phục tình yêu đầy nghị lực của đôi vợ chồng khiếm thị
- Cô giáo mù đem ánh sáng đến cho trẻ khuyết tật .
- Quảng Nam: Vượt lên số phận
- "Dị nhân" mù mơ được ăn cơm với ớt đến cuối đời ở góc rừng Tây Bắc
- Điểm tựa của người khiếm thị
- Đôi vợ chồng khiếm thị và câu chuyện tình yêu cảm động
- Trở thành tư vấn viên về gen
Ảnh & vi deo sự kiện
tin tức mới
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
-
Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Ủng hộ từ thiện

Bình luận