Trang chủ --> Xoa bóp --> GIÁC HƠI TRỊ BỆNH ĐỐT XƯƠNG CỔ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

GIÁC HƠI TRỊ BỆNH ĐỐT XƯƠNG CỔ

  

     (Thế giới matxa) - Bệnh đốt xương cổ là một bệnh thoái hành tính của đốt xương cổ, do thường xuyên làm việc với động tác cúi đầu quá nhiều, khiến cho các đĩa đệm giữa các đốt sống phát sinh thoái biến dẫn đến các nang khớp xương và dây chằng dãn ra, các khớp di động giữa các đốt xương hoạt động lớn quá, ảnh hưởng tới tính ổn định của xương sống, lâu ngày sản sinh cốt chuế tăng sinh, dây chằng bị canxi hóa, trực tiếp hoặc gián tiếp kích thích hay đè lên các dây thần kinh cổ, tác động lên động mạch, hệ thần kinh giao cảm, tủy sống mà phát sinh ra bệnh.

 

 Biểu hiện lâm sang

          1. Chứng thần kinh căn: Đau ở cổ, ngước lên có thể kéo theo phóng xạ tới vùng phía sau đầu và hậu não, cúi xuống thì ảnh hưởng đến vai, lưng và chi trên, cơ lực giảm sút, các ngón tay tê liệt, không có sức để cầm giữ vật gì.

          2. Chứng tích túy: Ở người từ 40 tuổi trở lên xuất hiện hiện tượng tay chân và cơ thể tê liệt, không có sức để thực hiện hoạt động. Đặc điểm của bệnh này là vùng cổ đau và gây cản trở hoạt động nhẹ nhàng, thậm chí không có triệu chứng gì ở cổ, bệnh xuất hiện ở chi dưới sớm hơn so với chi trên.

          3. Chứng trùy động mạch: Đau ở cổ vai, hay ở vùng kê gối nằm, đau đầu, chóng mặt, ù tai, điếc tai, ác tâm và nhìn sự vật mơ hồ không rõ, có khi tay chân xuất hiện cảm giác trở ngại, cầm nắm không vững và bất ngờ té ngã. Thường thường do chuyển động vùng đầu mà phát bệnh, khi sửa lại tư thế đứng bình thường thì bệnh nhanh chóng sẽ có chuyển biến tốt, một vài ca bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như một bên đồng tử nở to ra hoặc đau tâm văn giả tính.

          4. Chứng thần kinh giao cảm: Có các biểu hiện như đau liên tục ở vùng để kê gối hoặc đau một bên đầu, hố mắt căng và đau, chảy nước mắt, nhìn sự vật bị nhòe đi, tim đập nhanh và đau trước ngực, tức ngực, tay chân phát lạnh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống, ra mồ hôi nhiều hoặc ít cục bộ.

          5. Chứng hỗn hợp: Biểu hiện lâm sàng những triệu chứng của hai chứng hoặc hơn hai chứng kể trên trở lên thì được gọi là chứng hỗn hợp.

          Bệnh  này thuộc về phạm trù tê cứng của Trung y, thường do ngoại cảm phong hàn, hoặc thường xuyên lâu dài, giữ một tư thế cố định nào đó, dẫn đến khí vận hành bị cản trở, gân và cơ không được điều dưỡng tốt mà phát sinh bệnh.

          Bệnh này có tỷ lệ người mắc phải khá cao, đồng thời độ tuổi mắc bệnh cũng trẻ hóa hơn so với trước kia (khoảng 30 tuổi), ngoài trừ chứng tích túy ra, các chứng còn lại có thể chữa khỏi dễ dàng.

           Trị liệu

          Bắt huyệt: Đại trùy, phong trì, đại trữ, phong môn, huyệt a thị, thừa phong, thận trinh, huyệt Hoa Đà giáp tích đốt xương cổ, kiên tỉnh, phế du, thiên tông.

          Phương pháp thao tác:

          - Phương pháp thích lạc bạt quán: Tại huyệt đại trùy và a thị. Dùng kim thất tinh châm lên da cho máu thoát ra, sau đó giác hơi khoảng 10 đến 15 phút, mỗi huyệt hút khoảng từ 1 đến 5 ml máu.

          - Tiến hành tiêu độc như quy định tại chỗ, dùng kim châm cứu khoảng 1,5 cm chích vào huyệt Hoa Đà giáp tích ở đốt xương cổ. Sau khi có cảm giác kim châm, dùng máy kích thích mạch bằng điện kích thích khoảng 20 phút, sau khi lấy kim ra thì giác hơi thêm 10 phút.

          - Phương pháp tẩu quán: Trước tiên thoa lên vùng cổ một ít dầu bôi trơn thích hợp, chọn lọ giác hơi có kích cỡ nhỏ, dùng phương pháp nhá lửa rồi đặt lọ lên vùng cổ, men theo huyệt Hoa Đà giáp tích ở xương cổ mà đẩy lọ đi tới đi lui, cho đến khi nào vùng da tại đó xuất hiện những vết máu bềm thì thôi.

          - Phương pháp dược quán: bắt huyệt a thị, huyệt đại trùy, huyệt phong trì, lấy ma hoàng, phòng phong, đu đủ, xuyên tiêu, tần giao, xuyên sơn giáp, nhũ hương một dược, mỗi loại 30 gam, dùng một chiếc khăn vải bọc lại, cho vào nồi sắc khoảng 30 phút cho đến khi thuốc sắc lại. Cho lọ giác hơi bằng trúc vào nồi sắc thuốc, nung khoảng từ 5 đến 8 phút, dùng cây nhiếp gắp lọ giác hơi ra, vẩy vẩy cho sạch thuốc, rồi lập tức dùng khăn khô cầm miệng lọ, khi đã nguội bớt thì lập tức đặt lên các huyệt vị đã chọn trước, giữ lọ khoảng từ 10 đến 20 phút. Mỗi ngày trị liệu 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.

           Phụ chú

          - Giác hơi có thể giúp tiêu trừ hoặc làm giảm bớt các biểu hiện lâm sàng, trong thời gian trị liệu nên phối hợp massage, châm cứu và vận dụng tổng hợp các phương pháp lý điều trị khác như lôi kép, nắn bóp.

          - Nên tránh cúi đầu xuống quá lâu, và tránh làm việc trong tư thế đứng không đúng, tránh mang vác nâng nhấc các vật nặng.

          - Vùng bị bệnh nên được giữ ấm, tránh để cho cổ và vai bị lạnh.

Nguồn: Thế giới matxa

Lượt xem : 17263 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo