tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Câu chuyện của người phụ nữ khuyết tật thêu chân dung Bác Hồ
Là một nghệ nhân của làng thêu lớn tại Hà Nội, vượt lên sự nghiệt ngã của số phận, cô Hoàng Thị Khương (sinh năm 1965) đã tự tìm tòi, học hỏi để thêu nên những bức tranh tinh xảo. Nhưng trong những bức tranh đó, việc lựa chọn và cố gắng để hoàn thành bức chân dung về Bác Hồ chính là điều đáng nhớ nhất trong hơn ba mươi năm làm nghề thêu của người phụ nữ nhỏ bé nhưng đầy nghị lực này.
Bắt đầu từ niềm yêu thích với những bức ảnh của Bác Hồ
Cô Hoàng Thị Khương cùng bức chân dung Bác Hồ
Sinh ra và lớn lên ở làng thêu Quất Động (Huyện Thường Tín - Hà Nội), trong một gia đình đã có bốn đời làm nghề thêu nên việc đi theo nghề đối với cô Khương là một lựa chọn đầu tiên. Từ khi mới lọt lòng, cô đã được sống trong môi trường của nghề thêu. Hình ảnh cô nhớ đầu tiên về mẹ cũng chính là hình ảnh người mẹ chăm chú, cần mẫn bên từng đường kim, mũi chỉ.
Trong suốt hơn ba mươi năm thêu, cô đã thêu rất nhiều những bức tranh sống động. Và cách đây khoảng mười năm, cô bắt đầu ý tưởng thêu tranh chân dung Bác Hồ. Cô bảo hồi bé mỗi lần được nhìn thấy ảnh Bác Hồ cô đều thích lắm. Có lẽ, chính tình yêu từ khi còn bé đó đã thôi thúc cô quyết tâm thêu bức chân dung của Bác.
Khi được hỏi về việc thêu tranh chân dung của Bác, cô Khương chia sẻ: “Đối với một bức tranh bình thường, mình thêu sao cho khéo, cho có hồn đã rất khó rồi. Nhưng đối với một bức tranh chân dung thì lại càng khó khăn hơn rất nhiều, đối với chân dung của Bác Hồ lại càng là một thử thách không nhỏ. Hơn thế, vào thời điểm đó, cô chưa từng thêu một bức tranh chân dung nào. Tay nghề dù đã có vài chục năm nhưng đó vẫn là sự lựa chọn không hề dễ dàng”.
Bức chân dung luôn được treo trân trọng ở chính giữa ngôi nhà của cô Khương
Cô Khương không thể nhớ là mình đã phải mất thời gian bao nhiêu lâu để hoàn thiện được bức chân dung đầu tiên về Bác và đã bao nhiêu lần cô phải tháo từng đường kim mũi chỉ để làm lại vì không bằng lòng với bức chân dung mình đã thêu. Đến nay, dù đã mười năm trôi qua, cô vẫn còn giữ lại cho mình bức chân dung đầu tiên về Bác mà cô đã thêu. Bởi với cô, đó là một kỷ niệm không thể quên trong suốt cuộc đời gắn bó với nghề.
Nhớ về quãng thời gian hoàn thành bức chân dung đầu tiên của Bác Hồ, cô Khương nói: “Không chỉ phải sửa đi sửa lại từng mũi kim, đường chỉ mà cô phải chú ý thay đổi trong cách phối màu. Bởi nếu thêu theo đúng ba-ren như bức ảnh được dập thì khuôn mặt của Bác sẽ bị tối ở một bên góc. Vì thế khi thêu cô phải thay đổi cách phối màu sắc để khuôn mặt của Bác không bị tối. Bức chân dung phải sáng, phải có hồn thì mới được coi là một bức tranh thêu chân dung thực sự”.
Theo cô Khương, trong bức chân dung Bác Hồ, ba chi tiết khó nhất là mắt, miệng và râu. Cô lý giải: “Bởi thần thái của Bác trong bức tranh rất quan trọng, phải thêu làm sao để toát lên được thần thái cao quý mà rất mực gần gũi của Bác. Người ngắm tranh mà thấy như Bác đang cười với mình vậy”.
Việc thêu chân dung của Bác Hồ hoàn toàn xuất phát từ sự tôn kính Bác của người phụ nữ khuyết tật này. Đối với cô, hình ảnh của Bác là hình ảnh của cả dân tộc ta. Từ việc yêu thích, kính trọng Bác, cô đã ấp ủ và cố gắng thực hiện bằng được điều ý nghĩa này. Dù biết là khó khăn, là thử thách lớn nhưng cô vẫn quyết tâm để thực hiện.
Đã từng liên hệ để gửi tặng bức chân dung Bác Hồ đến chương trình Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nhưng rất tiếc ý định đó không hoàn thành được. Bức chân dung ấy giờ được cô giữ lại và treo một cách trân trọng tại gia đình cô. Theo lời cô Khương, cô sẽ vẫn thực hiện những bức chân dung về Bác Hồ cũng như các khung cảnh, đồ vật đã gắn bó Bác.
Người phụ nữ của tinh thần “ tàn nhưng không phế”
Đôi chân của cô Khương bị tật do một cơn sốt khi cô mới chỉ được vài tháng tuổi. Mặc dù gia đình đã cố chữa chạy nhưng mọi hy vọng đều không thể giúp đôi chân của cô lành lặn được. Cô lớn lên nhưng đôi chân lại teo đi, những bước chân dần trở nên khó khăn, yếu ớt nhưng cô không chán nản. Không thể bước đi bình thường như những người khác, cô chọn làm nghề thêu để giúp ích cho gia đình.
Hàng ngày, cô Khương vẫn tỉ mỉ bên từng mũi thêu
Cô tâm sự: “Đến với nghề là một chuyện nhưng tình yêu nghề, sự bền bỉ mới là điều quan trọng nhất. Chính yếu tố đó đã giúp cho cô có được nghị lực để gắn bó với nghề thêu vốn cần lắm sự tỉ mỉ này”. Và có lẽ đối với một người khuyết tật như cô, nếu không có được nghị lực mạnh mẽ lắm thì cô đã không thể có được những tác phẩm thêu sống động như bây giờ.
Không được đào tạo bài bản, mọi kỹ thuật thêu cơ bản của cô đều được truyền dạy từ chính người mẹ của mình. Nhìn rồi bắt chước, học hỏi mọi người rồi cuối cùng cô đã dần dần học được kỹ thuật thêu một cách thành thạo. Cô bảo: “Không chỉ học thêu đâu, học gì cũng vậy thôi, mình đều phải luôn luôn học hỏi, chịu khó nhận những ý kiến đóng góp của mọi người. Nếu cứ nghĩ mình giỏi thì không thể tốt lên được. Và hơn thế, mình đã quyết định làm một điều gì đó thì phải quyết tâm làm cho bằng được. Nếu không quyết tâm mạnh mẽ thì làm gì cũng sẽ nhanh chán nhanh nản. Thành công hay không thì đều ở mình mà ra hết!”.
Là một nghệ nhân, cô luôn đề cao việc chỉn chu cho từng tác phẩm thêu. Cô nhắc đi nhắc lại điều mà cô tâm niệm với tôi. “ Đã làm nghề thì mình phải thật sự tập trung, bỏ cả tâm trí vào đó. Mình không để cả tâm trí để làm thì tác phẩm đó sẽ không thể có hồn được. Bởi tranh là để ngắm để người ta yêu, để nhớ đến và trân trọng” - cô Khương khẳng định.
Từ nghị lực của mình, cô đã giúp cho nhiều người khuyết tật khác học được nghề thêu cũng như có việc làm nhất định. Đến nay, xưởng sản xuất của cô có khoảng bảy người thợ thêu là những phụ nữ khuyết tật. Cô đã từng được nhận Giấy khen vì đã có thành tích đóng góp cho thành công của Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ VI với chủ đề “Dấu ấn Thăng Long - Hà Nội và Tuổi trẻ với Di sản văn hóa Việt Nam”.
Còn nhớ vào “Tết hòa bình đầu tiên”, trong dịp đến thăm anh chị em ở Trường Thương binh hỏng mắt Hà Nội, Bác Hồ đã dặn dò: “Thương binh tàn nhưng không phế”. Và đối với người khuyết tật như cô Khương, lời dạy ấy cũng chính là phương châm sống. Đó chính là động lực giúp cô có được sự kiên trì, bền bỉ để vươn lên, vượt qua sự thiệt thòi của số phận để trở thành một người có ích cho xã hội./.
Thanh Huyền
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Hạnh phúc đơn sơ của đôi vợ chồng khiếm thị
- Một người phụ nữ khiếm thị giàu nghị lực
- Đội văn nghệ khát vọng ánh sáng
- Gói tăm sâu nặng nghĩa tình
- Vượt lên số phận
- Nhật ký “không ngừng hi vọng” của cậu bé 11 tuổi
- MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG
- Thương binh mù hai mắt vẫn làm thầy giáo
- NGƯỜI PHỤ NỮ MÙ GIÀU NGHỊ LỰC
- Chuyện tình đẹp của nàng mù và chàng ngớ ngẩn
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận