Trang chủ --> Tin cộng đồng --> HTX thêu may Kim Chi tạo việc cho người khuyết tật
tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
HTX thêu may Kim Chi tạo việc cho người khuyết tật
Bà Nguyễn Thị Kim Chi - Chủ nhiệm hợp tác xã thêu may Kim Chi, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang cho biết, sau hơn 23 năm thành lập, Hợp tác xã đã dạy nghề miễn phí cho trên 3.000 lao động nông thôn, vùng sâu vùng xa, người khuyết tật.
Trong đó có 1/3 học viên ngoài tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long...
Ngay khi Hợp tác xã đi vào hoạt động, bà Kim Chi đã chủ động liên kết với Hội khuyết tật và các địa phương để tổ chức lớp dạy nghề.
Sau khi học nghề, học viên sẽ làm việc cho Hợp tác xã hoặc nhận hàng về nhà gia công. Các lao động của Hợp tác xã có thu nhập từ 2 triệu đến trên 3 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, nhiều công nhân viên chức lao động cũng tranh thủ thời gian rảnh rỗi sau giờ làm việc, nhận hàng về gia công tại nhà, thu nhập bình quân khoảng 2 triệu đồng/người/tháng.
Đồng thời, Hợp tác xã còn quan tâm, chia sẻ khó khăn trong cuộc sống với phụ nữ nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, những công nhân là người khuyết tật được ưu tiên bố trí những công đoạn sản xuất đơn giản, phù hợp.
Với các em xa nhà được giải quyết chỗ ở miễn phí tại Hợp tác xã hay hỗ trợ tiền thuê nhà hàng tháng nếu ở trọ bên ngoài, để giảm chi phí, tích lũy được nhiều hơn.
Chị Nguyễn Thị Hồng Lệ là giáo viên dạy bơi tại thành phố Long Xuyên, ngoài 5 tiếng cho công việc chính, đã hơn 10 năm qua chị tranh thủ nhận hàng của Hợp tác xã về gia công tại nhà, mỗi tháng thu nhập hơn 2 triệu đồng.
Còn với công nhân khuyết tật Trần Thị Kim Ưng, quê tận vùng biên giới Tân Lập (huyện Tịnh Biên), từ 5 tuổi đã bị tai nạn, cánh tay trái không làm gì được.
Cách đây 7 năm, em được Hội khuyết tật phối hợp với Hợp tác xã dạy nghề thêu miễn phí, rồi được ở lại Hợp tác xã làm việc cho đến nay. Với cuộc sống hiện tại, em đã an tâm và sẽ gắn bó lâu dài với nghề.
Theo bà Kim Chi, vào tháng 5/2013 nhờ nhận được giải thưởng của cuộc thi “Doanh nhân nữ Mekong” trị giá 2.000 USD (do Tổ chức Tư vấn các thị trường mới nổi - EMC thực hiện, với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới), bà đã dành trọn số tiền để mở lớp dạy nghề thêu miễn phí cho lao động vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc các huyện An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Long Xuyên.
Hiện lớp đầu tiên đang triển khai tại Búng Bình Thiên (huyện An Phú) cho 30 phụ nữ Chăm, nhằm tiến tới xây dựng làng nghề thêu rua phục vụ cho khu du lịch xã Nhơn Hội-Búng Bình Thiên.
Sản phẩm của Hợp tác xã thêu may Kim Chi rất phong phú với nhiều chủng loại như tranh thêu, khăn tay, khăn trải bàn, drap, gối, túi xách, móc khóa, thiệp chúc xuân… tiêu thụ mạnh ở thị trường nội địa và xuất khẩu sang nhiều nước như Campuchia, Pháp, Đức, Hoa Kỳ./.
Trong đó có 1/3 học viên ngoài tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long...
Ngay khi Hợp tác xã đi vào hoạt động, bà Kim Chi đã chủ động liên kết với Hội khuyết tật và các địa phương để tổ chức lớp dạy nghề.
Sau khi học nghề, học viên sẽ làm việc cho Hợp tác xã hoặc nhận hàng về nhà gia công. Các lao động của Hợp tác xã có thu nhập từ 2 triệu đến trên 3 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, nhiều công nhân viên chức lao động cũng tranh thủ thời gian rảnh rỗi sau giờ làm việc, nhận hàng về gia công tại nhà, thu nhập bình quân khoảng 2 triệu đồng/người/tháng.
Đồng thời, Hợp tác xã còn quan tâm, chia sẻ khó khăn trong cuộc sống với phụ nữ nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, những công nhân là người khuyết tật được ưu tiên bố trí những công đoạn sản xuất đơn giản, phù hợp.
Với các em xa nhà được giải quyết chỗ ở miễn phí tại Hợp tác xã hay hỗ trợ tiền thuê nhà hàng tháng nếu ở trọ bên ngoài, để giảm chi phí, tích lũy được nhiều hơn.
Chị Nguyễn Thị Hồng Lệ là giáo viên dạy bơi tại thành phố Long Xuyên, ngoài 5 tiếng cho công việc chính, đã hơn 10 năm qua chị tranh thủ nhận hàng của Hợp tác xã về gia công tại nhà, mỗi tháng thu nhập hơn 2 triệu đồng.
Còn với công nhân khuyết tật Trần Thị Kim Ưng, quê tận vùng biên giới Tân Lập (huyện Tịnh Biên), từ 5 tuổi đã bị tai nạn, cánh tay trái không làm gì được.
Cách đây 7 năm, em được Hội khuyết tật phối hợp với Hợp tác xã dạy nghề thêu miễn phí, rồi được ở lại Hợp tác xã làm việc cho đến nay. Với cuộc sống hiện tại, em đã an tâm và sẽ gắn bó lâu dài với nghề.
Theo bà Kim Chi, vào tháng 5/2013 nhờ nhận được giải thưởng của cuộc thi “Doanh nhân nữ Mekong” trị giá 2.000 USD (do Tổ chức Tư vấn các thị trường mới nổi - EMC thực hiện, với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới), bà đã dành trọn số tiền để mở lớp dạy nghề thêu miễn phí cho lao động vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc các huyện An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Long Xuyên.
Hiện lớp đầu tiên đang triển khai tại Búng Bình Thiên (huyện An Phú) cho 30 phụ nữ Chăm, nhằm tiến tới xây dựng làng nghề thêu rua phục vụ cho khu du lịch xã Nhơn Hội-Búng Bình Thiên.
Sản phẩm của Hợp tác xã thêu may Kim Chi rất phong phú với nhiều chủng loại như tranh thêu, khăn tay, khăn trải bàn, drap, gối, túi xách, móc khóa, thiệp chúc xuân… tiêu thụ mạnh ở thị trường nội địa và xuất khẩu sang nhiều nước như Campuchia, Pháp, Đức, Hoa Kỳ./.
Thu Trang (TTXVN)
Lượt xem : 19970
Người đăng :
Tags :
HTX thêu may
thêu may Kim Chi
tạo việc
người khuyết tật
người khuyết tật
việc làm người khuyết tật
người khuyết tật thêu may
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận