Trang chủ --> Kinh tế học trong Quản lý công --> 18. Hãy phân tích để cho biết nguy cơ xuất hiện thất bại về thông tin không đối xứng
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

18. Hãy phân tích để cho biết nguy cơ xuất hiện thất bại về thông tin không đối xứng

18. Hãy phân tích để cho biết nguy cơ xuất hiện thất bại về thông tin không đối xứng (thất bại về phía người sản xuất hay người tiêu dùng; làm tăng hay giảm mức cung ứng so với mức tối ưu xã hội) và khả năng can thiệp của Chính phủ.

a. Xe hơi cũ

b. Giáo dục cao học

c. Dược phẩm

d. Điện, nước

    

Trong xã hội của chúng ta có nhiều thoả ước pháp lý để xử lý vấn đề thông tin không hoàn hảo. Chẳng hạn các hãng ô tô cũ thì người bán ô tô có bảo hành, phát tín hiệu chứng minh uy tín của cửa hàng thông qua danh tiếng, thương hiệu…người mua thì có thể thuê chuyên gia, hỏi người mua trước hoặc chạy thử, mua thông tin.

 

* Có thể sử dụng một trong các giải pháp sau để khắc phục tình trạng thông tin không đối xứng giữa người mua và người bán:

- Thiết lập thể chế (xây dựng khunh pháp lý) để có biện pháp chế tài, xử phạt.

- Ban hành các điều luật quy định tính trung thực của quảng cáo, xây dựng và đảm bảo hiệu lực thực thi của luật về bản quyền và sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, chống hàng giả, hàng nhái...

- Chính phủ cần cấp giấy phép chứng nhận (trước hoạt động): chứng nhận tư cách pháp nhân và chứng nhận chất lượng sản phẩm. Kiểm tra, giám sát (trong quá trình hoạt động): Kiểm tra an toàn chất lượng sản phẩm, đóng dấu chất lượng và cấp phép lưu thông, Kiểm tra, đối chiếu với tiêu chuẩn đăng ký. Kiểm toán (sau hoạt động)

- Cho thành lập hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng; Cung cấp thông tin về quy hoạch, dịch bệnh, nhà đầu tư, dự báo về cung cầu thị trường

- Ban hành các quy định về bao bì, nhãn mác sản phẩm cũng là một phần trong những nỗ lực của Chính phủ để giúp phân biệt và đảm bảo chất lượng của hàng hóa trên thị trường.

- Chính phủ cũng có thể hỗ trợ cho những cơ quan, tổ chức đóng vai trò “bên thứ ba” của tư nhân hoạt động có hiệu quả hoặc trực tiếp đứng ra đảm nhận vai trò đó (tổ chức giám định chất lượng hàng hóa, cấp chứng chỉ, tư vấn tiêu dùng...)

- Có biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: khuyến khích và đỡ đầu cho sự hoạt động của các hiệp hội người tiêu dùng, thành lập các tòa án xét xử các tranh chấp thương mại giữa người bán và người mua...

- Chính phủ có thể trực tiếp đứng ra cung cấp thêm thông tin để hỗ trợ thị trường.

  

Lượt xem : 1116 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo