Trang chủ --> PHCN --> Người mù tự đi lại không gậy với các thế tay an toàn ở địa bàn quen thuộc
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người mù tự đi lại không gậy với các thế tay an toàn ở địa bàn quen thuộc

(Hoàng Kim) - Thông thường ta vẫn biết rằng, người mù đi lại dùng cây gậy hỗ trợ để xác định các chướng ngại vật, địa hình bằng phẳng hay gồ ghề. Tuy nhiên ở những nơi quen thuộc thì người mù không nhất thiết phải dùng gậy.

  Hình ảnh người mù hai tay quờ quạng, bàn chân dò dẫm, dáng đi lệch vẹo  để tìm lối đi và việc va vấp là không thể tránh khỏi. với kỹ thuật dưới đây, chúng tôi sẽ giúp người mù loại bỏ được những hạn chế trên, đi lại được tự tin. an toàn, hiệu quả và đẹp mắt, giúp rèn luyện được tư thế đứng thẳng, đi thẳng người, bước đi nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái, không gò bó, không lệch vẹo.
 

 Hoàng Xuân Hạnh

 

Ba thế tay an toàn

 

Trước hết bạn hãy nhớ lại cấu tạo cánh tay của mình.

 

Từ vai đến khửuư gọi là cánh tay.

Từ khửuư tay đến cổ tay gọi là cẳng tay.

Mặt sau của bàn tay gọi là mu bàn tay.

 

Hãy hình dung, Khi đi lại, bạn sẽ bất ngờ gặp  các chướng ngại vật ngang tầm mặt, như: cành cây, dây phơi, cột, cổng, … Hoặc khi bạn ngồi xuống hay lấy vật rơi dưới đất có thể bạn sẽ bị va mặt vào cạnh bàn, ghế hay các chướng ngại vật dưới thấp.,. Lời khuyên cho bạn là hãy áp dụng thế tay an toàn dưới đây:

 

Thế tay an toàn trên

 

Khi biết chắc không có chướng ngại vật ở ngang tầm ngực và dưới thấp.

  • Cánh tay đưa thẳng về phía trước mặt, ngang vai, song song với mặt đất.
  •  cẳng tay chéo qua mặt.
  • Bàn tay che trán, cách trán một gang tay.
  • Lòng bàn tay hướng vào trong và che hết bờ thái dương bên kia.



 

Trước mặt bạn có thể là các chướng ngại vật ngang tầm ngực, như: ai đó vô tình mở cánh cửa sổ, cửa ra vào mở nửa chừng, cành cây rũ xuống, dây phơi căng ngang… Đừng lo ngại, bạn hãy áp dụng luôn kỹ thuật thế tay an toàn này nhé.

 

Thế tay an toàn giữa (Hay còn gọi là thế tay an toàn ngang)

 

Khi biết chắc không có chướng ngại vật ở ngang tầm mặt và dưới thấp.

  • Cánh tay đưa thẳng ra phía trước, ngang vai, song song với mặt đất.
  • Cẳng tay vuông góc với cánh tay.
  • Lòng bàn tay hướng vào trong và che hết bờ vai bên kia.



 

 

Khi vào phòng, có thể bạn sẽ  gặp nhiều bàn ghế, đồ đạc, nhiều vật cản khác ở phía dưới ngang tầm thắt lưng và với thế tay an toàn dưới bạn sẽ tự tin đi lại mà không sợ va vấp.

 

Thế tay an toàn dưới:

 

Khi biết chắc không có chướng ngại vật ở ngang tầm mặt và ngực.

  • Cánh tay duỗi thẳng dốc xuôi 450.
  • Bàn tay đặt giữa người. Lòng bàn tay hướng vào trong, mu bàn tay hướng về phía trước.



 

 

Khi đi lại trong phòng hay các hành lang, người mù thường đi men theo bờ tường để định hướng đi và tìm lối vào phòng, lối rẽ.
 

Đi men tường không gậy kết hợp với 3 thế tay an toàn

 

- Tay phía trong tường: Xác định khoảng cách giữa thân người cách bờ tường bằng một gang tay.

Cánh tay xuôi theo thân người.

Cẳng tay dốc xuôi về phía trước.

Theo nhịp bước, vừa đi vừa gõ nhẹ mu bàn tay vào tường để định hướng đi.

  • Tay phía ngoài  tường: áp dụng một trong 3 thế tay an toàn như ở trên.

 

Lưu ý chung:


Người mù khi đi lại áp dụng ba thế tay an toàn, người luôn thẳng đứng, cánh tay, cẳng tay, bàn tay mềm mại, không lên gân, mu bàn tay luôn hướng về phía trước. Có thể kết hợp 2 thế tay an toàn cùng một thời điểm.
 

Tại sao mu bàn tay luôn hướng về phía trước? Vì khi va chạm vào vật cản hay điện, bàn tay người thường có xu hướng co vào trong và như vậy sẽ an toàn hơn cho bạn.

 

Chúc bạn áp dụng thành công các kỹ thuật trên và đi lại được đẹp mắt,an toàn, hiệu quả.

 

Tác giả: Hoàng Xuân Hạnh 

Lượt xem : 20293 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo