tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Cảm phục đôi vợ chồng mù nuôi hai con ăn học thành tài
Cùng cảnh ngộ bị mù từ nhỏ, ông Rết và bà Nhàn kết duyên vợ chồng, cùng nương tựa vào nhau để sống. Bất chấp số phận, họ đã lo cho hai con ăn học nên người bằng những đồng tiền lương thiện.
Một ngày đầu tháng 7, PV Dân trí đến ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, hỏi thăm nhà hai vợ chồng ông Lưu Xà Rết và bà Trương Thị Nhàn. Ở xã vùng sâu này, vợ chồng ông Rết - bà Nhàn rất nổi tiếng bởi cả hai người đều bị mù nhưng lại nuôi dạy được 2 đứa con gái ăn học thành tài.
Cưới nhau để dựa nhau mà sống
Ông Rết (69 tuổi) sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Xà Phiên, huyện Long Mỹ. Năm lên 4 tuổi, sau một lần bị bệnh đậu mùa, ông đã không thể nhìn thấy ánh sáng. Bà Nhàn (65 tuổi, quê Bạc Liêu) cũng bị mù sau một cơn bạo bệnh khi mới 13 tuổi.
Trò chuyện với PV Dân trí, vợ chồng ông Rết - bà Nhàn cùng cho biết, do bị mù từ nhỏ nên mọi sinh hoạt của ông bà chỉ biết dựa vào cảm giác quen thuộc của bản thân để có thể sinh hoạt như mọi người. Ông Rết chia sẻ, có lẽ ông trời thương tình khi mà những năm tháng còn chiến tranh, bao trận bom rơi, đạn lạc đã không lấy đi được tính mạng của ông.
Không nhìn thấy là một nỗi thiệt thòi quá lớn. Nhưng điều đó không quật ngã được ông Rết, bà Nhàn. Và rồi duyên phận đã gắn kết ông bà lại với nhau. Ngày ấy thấy ông Rết tuổi đã cao, mắt lại mù nhưng luôn cần mẫn, một người quen đã giới thiệu bà Nhàn cho ông với những lời khen ngợi “cô Nhàn tuy mù nhưng giỏi giang, lại đảm đang, tháo vát”. Tuy vậy, để đến được với nhau, hai người cũng trải qua không ít trăn trở. “Lúc ấy tôi không hề có niềm tin vào chuyện dựng vợ gả chồng này. Một người mù sống đã có biết bao nhiêu vất vả, giờ hai người không thể nhìn thấy thì chúng tôi phải bám víu vào nhau như thế nào”, ông Rết nói.
Ông Rết cho biết, lúc đầu, ông chỉ nghĩ đến chuyện bà Nhàn và ông kết nghĩa làm anh em chứ không nên kết duyên vợ chồng. Nhưng rồi, bằng linh cảm của người cùng cảnh ngộ, bà Nhàn đã “thu phục” được ông bằng một lời… chắc như đinh đóng cột, bà nói: “Cả tôi và ông đều mù, về già nếu không dựa dẫm nhau để sống thì còn biết dựa vào ai”.
Thế là đám cưới của hai con người mù ấy diễn ra trong sự mừng tủi của hai bên gia đình. Ông bà dắt nhau về ra mắt hai bên nội ngoại rồi cùng nhau lợp mái nhà nhỏ che nắng che mưa sống qua ngày. May mắn là trước khi lấy ông Rết, bà Nhàn có học nghề làm men nấu rượu từ người quen nên cuộc sống mưu sinh của vợ chồng bà chủ yếu là công việc này cho đến nay. Dù cực khổ nhưng hai ông bà đều muốn tự mình kiếm sống, không muốn dựa dẫm nhờ vả nhiều đến ai.
Cho con đi học để bù đắp thiệt thòi
Lấy nhau về được một năm thì hai ông bà đón niềm vui rất lớn đó là sự chào đời của cô con gái Hữu Nhân, và hai năm sau thêm đứa con gái thứ Ái Nhân ra đời. “Lúc đó không thể nhìn thấy con, chỉ nghe tiếng con khóc rồi đưa đôi bàn tay sờ sờ nắn nắn con, tôi vui hết biết”, bà Nhàn chia sẻ.
Bà Nhàn cho biết thêm, niềm vui cũng chóng qua khi nỗi lo không biết phải chăm sóc con cái như thế nào cứ làm bà thấp thỏm. “Nhưng rồi được sự giúp đỡ của bà con, tôi cũng quen dần và hai đứa con đều lớn lên mạnh khỏe, xinh xắn, ngoan hiền”, bà Nhàn tự hào.
Hai đứa con ra đời, thêm gánh nặng miếng ăn đè lên đôi vai của đôi vợ chồng mù. Nhưng nghĩ đến tương lai hai đứa con, ông bà nhất quyết cho con đến trường đi học dù vợ chồng có vất vả nhiều thêm nữa. Khi con gái lớn Hữu Nhân đến tuổi đi học, cứ sáng sáng ông lại dắt con ra đứng trước cửa nhà hễ có ai đi qua thì nhờ họ dẫn con đến trường rồi sau đó thì con nó nhớ đường và tự đi. Còn cô em gái Ái Nhân lớn lên đi học thì đã có chị gái chăm lo. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng hai chị em biết đảm đang mọi chuyện trong nhà, luôn cố gắng học tập sao cho thật tốt và rất yêu thương cha mẹ.
Nói đến chuyện cho con đi học, ông Rết bộc bạch: “Đời mình đã không có tương lai nên tất cả những tốt đẹp đều dành cho con để bù đắp cho chúng nó thiệt thòi khi sinh ra trong gia đình mà cả cha lẫn mẹ đều bị mù. Cho con đi học cho bằng bạn bằng bè, cho chúng thấy sự yêu thương, vất vả của cha mẹ để chúng cố gắng vươn lên sau này có thể nên người như cái tên của cả hai chị em nó”.
Thấy được sự khó nhọc của cha mẹ, vượt qua mặc cảm gia đình, bằng tất cả cố gắng của mình, hai chị em Hữu Nhân, Ái Nhân đều học rất tốt. Cô chị Hữu Nhân đã học xong trung cấp, hiện đang làm việc tại Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ và tiếp tục học liên thông lên đại học; còn cô em Ái Nhân cũng vào được đại học và đang là sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ.
Hai vợ chồng ông Rết- bà Nhàn cũng đã ở cái tuổi xế chiều, khi được hỏi mong ước lớn nhất của mình, ông bà lặng lẽ đưa đôi mắt mù hướng về con gái út, mò mẫm tìm bàn tay con mình nắm chặt rồi nói: “Mong sao vợ chồng tôi được khỏe mạnh để có thể lo cho đứa con gái út học xong đại học. Nhưng giờ chúng tôi cũng đã già rồi sợ không còn đủ sức lực để nuôi nó nữa nên vợ chồng tôi cũng mong ai đó giúp đỡ thêm, được nhìn thấy chúng nó trưởng thành thì chúng tôi mới an tâm”. Nói đến đây chúng tôi chợt thấy đôi mắt không còn mở của ông bà như đang dâng lên một ánh cười hạnh phúc.
Huỳnh Hải - Lương Thủy
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Lê Trọng Tuấn – viên ngọc quý của cát biển Sầm Sơn
- Quảng Bình: Nghị lực của chàng trai khuyết tật
- Cống hiến hết mình
- Nguyễn Bích Lan - Một tài năng chiến thắng số phận nghiệt ngã
- Giấc mơ internet của người khiếm thị
- Những người mù khiến người sáng mắt kính nể
- Lão mù buôn bò… xuyên biên giới
- Cậu học trò khiếm thị Lê Minh Tâm phấn đấu trở thành sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
- Gian nan kế mưu sinh của một gia đình khiếm thị
- Xua bóng tối bằng đôi tay
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận