Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Hiệu quả từ việc đào tạo nghề cho người khiếm thị ở Nam Đông
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Hiệu quả từ việc đào tạo nghề cho người khiếm thị ở Nam Đông

 

          Trang bị kiến thức nghề phù hợp với sức khỏe và khả năng là yếu tố quan trọng giúp cho người khiếm thị có việc làm. Mô hình trồng nấm Rơm không phải mới, nhưng đây là lần đầu tiên người khiếm thị của huyện Nam Đông được tiếp cận. Những sản phẩm của họ làm ra đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Có thể nói họ thực sự đã được trao “cần câu”, đó là cơ sở vững chắc từng bước giúp người khiếm thị thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.

Có mặt tại Hội người mù huyện Nam Đông, dưới cái nắng 38 độ C, chúng tôi bắt gặp cảnh lao động hăng say, phấn khởi của các học viên khiếm thị và những người có nhu cầu trồng nấm của Hội người Mù huyện Nam Đông. Mẻ Nấm rơm đầu tiên do chính tay họ tự làm ra chuẩn bị được thu hoạch. Đó là kết quả sau 3 tháng học tập lý thuyết và thực hành, cùng với sự tận tâm, nhiệt tình của cán bộ, giáo viên của Trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm cho người mù của Hội người mù tỉnh. Đến nay, 100% học viên đã biết tự hoàn thành được kỹ thuật trồng nấm, đảm bảo chất lượng nấm ngon đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Không dấu niềm vui, ông A Lăng Túa tâm sự:  “Qua quá trình học tập ở đây, sau này về nhà, chúng tôi tiếp tục làm như thế này để tạo công ăn việc làm cho gia đình, tăng thu nhập”.


Học viên khiếm thị tự làm nấm Rơm

Trang bị kiến thức nghề phù hợp với sức khỏe và khả năng là yếu tố quan trọng giúp cho người khiếm thị có việc làm. Mô hình trồng nấm là một điển hình vì chi phí bỏ ra ban đầu không nhiều, ít nặng nhọc mà hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Theo đánh giá ban đầu, nấm rơm làm ra có chất lượng, mẫu mã, hình thức tương đương với những nơi khác. Đây là tin vui lớn cho người mù nói riêng và người tiêu dùng trên địa bàn huyện nói chung, vì nếu sản xuất tại địa phương giá thành sản phẩm sẽ rẻ hơn so với những nơi khác. Hơn nữa, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường, tận thu những phế phẩm rơm rạ từ nông nghiệp.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội người mù tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thêm: “Với Hội người mù, việc giúp đỡ cho người mù có nghề để họ phát triển kinh tế gia đình để giảm nghèo trong toàn hội là cần thiết.Từ khi thành lập Hội đến nay, ngoài cho người mù vay vốn để cho người mù có kiến thức cơ bản phát triển kinh tế gia đình, chúng tôi luôn củng cố tổ chức, song song với đó chúng tôi luôn chú trọng việc dạy nghề”.

Để những sản phẩm làm ra thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường và là lựa chọn tin cậy của người tiêu dùng, thì ngoài việc chú trọng đến chất lượng, hình thức, mẫu mã, thì cần gắn sản phẩm đó với một thương hiệu riêng. Có như vậy, người khiếm thị trên địa bàn huyện mới thực sự thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.

Bài: Văn Phúc, Ảnh: Tiến Dũng 

 

Lượt xem : 60637 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo