Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Internet cho người mù

Mục tiêu của chương này:

  • Giới thiệu Internet và các dịch vụ cơ bản trên Internet

1.1 Cơ bản về Internet

1.1.1 Khái niệm

Trong thời kỳChiến tranh lạnh[1],người ta nhận thấy hệthống thông tin điều khiển tập trung có nguy cơbịphá huỷ. Vì vậy, phải phân tán thông tin thành các mạng con có khảnăng tựliên hệvới nhau đểchọn lựađường truyền tin ngay khi một phần mạng đãbịphá huỷ.Internet có nguồn gốc từ một dự án của Bộ Quốc phòng Mỹ tên là ARPANET được thực hiện vào những năm 70 để thử nghiệm độ tin cậy của mạng và nhằm kết nối những cơ sở nghiên cứu với mục đích quân sự, bao gồm một số lượng lớn các trường đại học, viện nghiên cứu.

Internet (chữI viết hoa)  là hệthống gồm các mạng thông tin máy tính được liên kết với nhau trên toàn thếgiới. Internet được kết nối với nhau theo giao thức   TCP/IP thông qua các hệthống kênh truyền thông. Internet cho phép bất kỳmột máy tính nào trong mạng có thểkết nối với bất kỳmáy nào khác đểtrao đổi thông tin với nhau. Một khi đãđược kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽlà một trong sốhàng trăm triệu thành viên của mạng khổng lồnày.

1.1.2 Tài nguyên trên Internet

Người tham gia Internet có khả năng khai thác tài nguyên thông tin, thậm chí các thiết bị trên các mạng thành viên khác và cũng tạo ra các nguồn tài nguyên cho người khác sử dụng. Vì vậy, thông tin trên Internet được xem là một kho tài nguyên thông tin toàn cầu. Khái niệm tài nguyên được hiểu là những phương tiện, nguồn thông tin tiềm tàng, sẵn sàng để khai thác. Các dạng thông tin chủ yếu trên Internet  gồm:

  • Các văn bản (dạng TeX, Poscript, các sách điện tử dạng PDF)
  •  Các ảnh (ví dụ như các thư viện hội hoạ)
  •  Các tài liệu lưu trữ dưới dạng âm thanh (các bản nhạc, lời nói...)
  •  Phim video số (một sự kết hợp của ảnh động và âm thanh)
  •  Các phần mềm máy tính.

Cáctài liệu này được tích hợp qua kết nối trên các trang siêu văn bản HTML (Hyper Text Markup Languague) trong đó có thể lồng ghép văn bản, ảnh, phim, sách điện tử v.v…

1.1.3 Dịch vụ trên Internet

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ Internet, có rất nhiều dịch vụ được triển khai hoạt động. Tuy vậy, có thể phân loại các dịch vụ thành các nhóm dịch vụ sau đây: 1) Trao đổi thông tin giữa các thành viên trong cộng đồng (thư điện tử, diễn đàn, hội nghị từ xa, điện thoại Internet, v.v..); 2) Khai thác các tài nguyên trên mạng (tra cứu thông tin qua WEB, FTP, Video theo yêu cầu v.v ; 3)  Các dịch vụ khác nhờ sử dụng công nghệ Internet.  Sau đây, cuốn sách giới thiệu tóm tắt một số dịch vụ phổ biến trên Internet.

a) Thư điện tử (E-mail): 

E-mail là một thông điệp điện tử gửi từ một máy tính này tới một máy tính khác. Thông điệp có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính, đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.

Ngày nay, e-mail chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin đa phương tiện  khác như hình ảnh, âm thanh, v.v.. Đặc điểm của kiểu trao đổi này là có đối tác cụ thể nhưng không cần có sự hiện diện đồng thời của người đối thoại trên mạng.

b) World Wide Web (WWW)

Đây là dịch vụ phổ biến và tịên dụng nhất hiện nay. Dịch vụ này cho phép lấy các trang siêu văn bản trên mạng Internet. Một trang siêu văn bản có hình thức như một trang tài liệu bình thường gồm các chữ và hình nh. Trong một số văn bản và hình ảnh của trang siêu văn bản còn có ngầm chứa địa chỉ một trang siêu văn bản ở một máy tính nào đó trên mạng Internet hay một dịch vụ Internet khác. Cơ chế này cho phép ta tìm tài liệu hay dịch vụ theo các liên kết. Thuật ngữ World Wide Web mang nghĩa mạng nhện toàn cầu có hàm ý chỉ mối liên kết phức tạp này. Do WWW dễ sử dụng nên ngày nay nhiều dịch vụ Internet tiêu chuẩn như thư điện tử, thư viện file, thậm chí cả các ứng dụng riêng như các ứng dụng quản lý cũng được tích hợp trực tiếp trên các trang Web.

c) Truyền tệp tin (FTP)

Truyền tệp tin (File Tranfer Protocol) là phương thức cho phép chuyển các tệp tin từ bất kỳ một máy tính tới một máy khác.

d) Diễn đàn (Forum)

Diễn đàn trực tuyến, hay được gọi là forum, là nơi để cho người dùng trên Internet trao đổi, thảo luận. Phương thức thường được dùng trong diễn đàn trực tuyến là người đầu tiên gửi lên một chủ đề trong một đề mục và sau đó những người tiếp theo sẽ viết những bài góp ý, thảo luận lên để trao đổi xung quanh chủ đề đó. Có rất nhiều các chủ đề trên các diễn đàn khác nhau. Những ai có vấn đề cần trao đổi đều có thể đưa lên diễn đàn.

e)  Hội thoại mạng (Chatting)

Dịch vụ này cho phép ta thực hiện cuộc "nói chuyện" với những người khác ở bất cứ nơi nào trên mạng. Các dịch vụ trao đổi thông điệp tức thời ngày càng phổ biến và được ưa chuộng như Yahoo Messager, Skype, Gtalk v.v.. Tính “tức thời” và khả năng trao đổi thông tin nóng đã tạo ra sự khác biệt với các dịch vụ truyền thống khác trên Internet.

1.1.4 Địa chỉ Internet

Để các máy tính liên lạc và phân biệt nhau thì mỗi máy tính trong hệ thống mạng phải có địa chỉ riêng biệt gọi là địa chỉ IP. Cấu trúc địa chỉ IP (phiên bản 4) này gồm 4 byte (32 bit) và được chia thành 4 nhóm, các nhóm cách nhau bởi dấu chấm (.). Mỗi nhóm gồm 3 chữ số thập phân có giá trị từ 000 đến 255 gồm xxx.xxx.xxx.xxx, ví dụ 172.16.0.166.

Việc gán các địa chỉ IP cho các máy tính trong mạng tuỳ thuộc vào người cài đặt hệ thống nếu như người đó xây dựng một mạng riêng cho tổ chức của họ. Nhưng nếu như dự định kết nối mạng vào Internet, địa chỉ cần phải được đăng ký.

Quản lý và phân phối địa chỉ IP trên mạng Internet là do INTER-NIC (International Network Information Center). Việt Nam đã được cung cấp các địa chỉ IP bởi trung tâm thông tin Internet tại vùng châu Á Thái Bình Dương (APNIC).

1.1.5 Tên miền

Địa chỉ IP dùng để truy cập thông tin của máy tính nào đó trên mạng. Tuy nhiên, địa chỉ IP là những dãy số, do đó người sử dụng rất khó nhớ. Vì vậy người ta thường dùng tên để thay thế cho địa chỉ IP. Tên này được gọi là tên miền (Domain Name). Do vậy khi ta truy nhập đến một tên miền thì sẽ có dịch vụ chuyển đổi tên miền này thành địa chỉ IP tương ứng. Dịch vụ này được gọi là DNS (Domain Name Service).

Ví dụ: Máy chủ máy tìm kiếm Google với tên miền google.com.vn và có địa chỉ là 74.125.239.23. Để truy cập máy tìm kiếm Google, chỉ cần dùng tên miền google.com.vn thay vì địa chỉ IP.

Khi tạo tên miền mới thì tên miền đó phải thoả mãn qui tắc nhất định gồm:

.service name.[country or org]

Trong đó:

 -  service name: Tên của nhà cung cấp thông tin hay cung cấp dịch vụ Internet.

 -  [country or org]: Thông qua tên miền này bạn có thể nhận biết dịch vụ Internet này thuộc quốc gia hay tổ chức nào.

       - .vn: Việt nam

       - .com: Mặc định là Mỹ (dành cho các tổ chức thương mại, doanh nghiệp)

       - .cn: Trung Quốc

       - .uk: Anh Quốc

       - .gov: Các tổ chức chính phủ

       - .edu: Các tổ chức giáo dục

       - .int: Các tổ chức quốc tế

       - .mil: Các tổ chức quân sự

       - .net: Một mạng không thuộc các phân vùng khác

       - .org: Các tổ chức không thuộc một trong các loại trên.

Như vậy khi nhìn vào tên miền trên Internet ta có thể xác định các dịch vụ đó thuộc tổ chức nào hay Website đó được cung cấp từ máy chủ của quốc gia nào.

 



[1]Tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tếtồn tại sau Thếchiến II (1939–1945), chủyếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệtinh của nó, với các cường quốc thuộc thếgiới phương Tây, gồm cảHoa Kỳ

Lượt xem : 986 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo