Trang chủ --> QUẢN LÝ CÔNG --> NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI

II/ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI

1. Xã hội hóa dịch vụ công

Khủng hoảng tài chính công buộc các chính phủ phải lựa chọn: hoặc là tăng thuế để bù đắp thiếu hụt ngân sách và hậu quả của nó là tạo nên phản ứng tiêu cực từ phía người dân, hoặc là thu hẹp các lĩnh vực hoạt động của chính phủ, tức là đẩy mạnh quá trình xã hội hóa cung ứng dịch vụ công. Xã hội hóa dịch vụ công để giảm gánh nặng tài chính của nhà nước là nội dung quan trọng nhất trong cải cách hành chính ở các nước phát triển trong những năm gần đây.

Nhưng việc đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công không đồng nghĩa với việc giảm trách nhiệm của nhà nước trong việc cung cấp các loại dịch vụ. Thay vì trực tiếp đứng ra cung cấp các dịch vụ công, nhà nước chỉ cần đứng ra điều tiết bảo đảm sự có mặt của các dịch vụ công đó, còn việc cung ứng dịch vụ được giao cho các thành phần kinh tế và cá nhân thực hiện. Như vậy, nhà nước dần trở thành người “lái thuyền” thay vì người “chèo thuyền” như trước đây.

Khái niệm “dịch vụ công” dùng để chỉ các loại dịch vụ mà các chủ thể nhà nước và tư nhân cung cấp vì lợi ích chung của xã hội. Công ở đây có nghĩa là công cộng chứ không phải công quyền, không phải chỉ do các cơ quan nhà nước thực hiện. Dịch vụ công gồm: dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế, an ninh, môi trường, vui chơi giải trí…); dịch vụ công cộng (cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông, xử lý rác…); dịch vụ hành chính công gồm: hồ sơ, đăng ký (khai sinh, khai tử, kết hôn, đăng ký hộ khẩu…) và hoạt động công chứng.

Hiện nay, nhiều quốc gia chủ trương, loại dịch vụ công nào trong xã hội mà tư nhân hay các thành phần kinh tế khác có thể thực hiện tốt thì nhà nước để cho họ làm, chỉ trừ những lĩnh vực mà tư nhân không thể làm, như xây dựng cơ sở hạ tần, sân bay, hải cảng, nghiên cứu khoa học và những lĩnh vực thuộc an ninh quốc gia, quốc phòng… Kinh nghiệm cho thấy, để cung cấp dịch vụ công hiệu quả, có chất lượng cần có sự phối hợp giữa nhà nước và tư nhân. Nhà nước không ôm đồm nhưng cũng không phó mặc cho tư nhân mặc sức lo liệu. Nhà nước cần ký hợp đồng với các công ty tư nhân dựa trên kết quả đấu thầu công khai, có quy định rõ chất lượng, khống chế giá cả dịch vụ… Đồng thời nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chống tham nhũng chính trị (công ty tư nhân bỏ vốn vận động cho nhà chính trị đắc cử, bù lại nhà chính trị giành cho công ty tư nhân những hợp đồng béo bở và thẩm định dễ dàng…).

Xã hội hóa dịch vụ công mang đến “lợi ích kép” cho cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Xã hội hóa dịch vụ công làm giảm gánh nặng cho khu vực nhà nước, giúp nhà nước có thể tập trung hơn vào công tác quản lý vĩ mô; tạo điều kiện để khu vực tư có cơ hội đầu tư và cạnh tranh phát triển. Các yếu tố cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ công khiến cho dịch vụ được cung cấp rẻ hơn, tốt hơn, mặt khác bộ máy nhà nước cũng trở nên gọn nhẹ hơn và tiết kiệm hơn.

Niu Dilân: những hoạt động có tính chất kinh tế, thương mại đang được tách khỏi những hoạt động hành chính. Nhiều doanh nghiệp đã được tư nhân hóa do những nhà quản lý điều hành theo hợp đồng về sản lượng và thời gian quy định với nhiều quyền tự trị, kể cả quyền thuê mướn và sa thải công nhân.

Mỹ:giao cho tư nhân kinh doanh phát triển nhà, xây dựng trường học, bệnh viện, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường; thậm chí tư nhân còn tham gia sản xuất vũ khí, xây dựng, quản lý nhà tù theo các điều khoản trong hợp đồng ký với nhà nước.

2. Điều chỉnh mối quan hệ giữa trung ương và địa phương

Thựcchất, đó là quá trình phân cấp giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền trong một địa phương với nhau. Xu hướng chung hiện nay ở các nước phát triển là đẩy mạnh quá trình phân cấp cho địa phương. Một nguyên tắc quan trọng trong phân quyền là việc gì cấp dưới có khả năng làm tốt, tiện lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp thì phân cho cấp dưới làm và chịu trách nhiệm trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước. Nhiều nước đã áp dụng nguyên tắc “tự quản địa phương”, cho phép các địa phương tự quyết định các vấn đề liên quan tới công việc của địa phương mình và chỉ khi nào cấp dưới gặp khó khăn thì trung ương mới can thiệp.

Tăng cường phân quyền không chỉ cho phép địa phương phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, giúp cho các quyết định sát với cơ sở hơn, mà còn cho phép các nhà quản lý trung ương tập trung nhiều hơn sức lực và trí tuệ của mình vào các công việc vĩ mô, như hoạch định chính sách, chiến lược phát triển.

Inđônêxia:đã chuyển giao việc quản lý các cảng biển của mình sau khi tiến hành cổ phần hóa từ năm 1983.

Braxin:đấu thầu bảo dưỡng đường sá: chất lượng tốt hơn, tiết kiệm 25% ngân sách so với trước đây, khi mà công việc này do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đảm nhận.

3. Phi tập trung hóa, phi quy chế hóa trong quản lý

Phi tập trung hóa trong lãnh đạo, quản lý là xu hướng khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Phi tập trung hóa nhấn mạnh nhiều đến việc phân cấp trong lập kế hoạch, quản lý nhân sự và quản lý các nguồn lực. Phi tập trung hóa gắn liền với việc nâng cao trách nhiệm quản lý, tạo cho nhà quản lý tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo, khuyến khích họ áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Phi tập trung hóa có thể diễn ra dưới một số dạng sắp xếp lại tổ chức hoặc xác định lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị. Xu thế chung hiện nay ở các nước là:

 - Cơ cấu lại những cơ quan hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả thành các đơn vị tự chủ. Những đơn vị này quan hệ với các tổ chức cấp trên theo cơ sở các hợp đồng.

 - Giảm tính hệ thống theo chiều dọc, tạo ra các tổ chức ngang trong các tổ chức và vì vậy các tổ chức có thể phản ứng nhanh nhạy hơn khi giải quyết công việc.

 - Áp dụng các hình thức quản lý công mới và chuyển sang mô hình hội đồng quản trị. Nhiều bệnh viện, trường học, cơ sở nghiên cứu… của một số nước đã có được tư cách tín thác, tự quản lý, không chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.

 - Chuyển giao việc kiểm soát ngân sách và tài chính cho các đơn vị độc lập, tạo ra các trung tâm quản lý và chi tiêu ngân sách. Điều này cho phép các doanh nghiệp linh hoạt trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các nhà quản lý công tự chủ hơn trong việc mua sắm, sử dụng, bán các tài sản không còn cần thiết. Họ tự do hơn trong việc lựa chọn các dịch vụ cần thiết.

Trong quá trình chuyển từ việc giám sát đầu vào và sự tuân thủ quy trình sang việc giám sát đầu ra, đánh giá hoạt động thông qua kết quả hoạt động, tính chủ động của các cơ quan nhà nước và công chức được nâng lên. Để bảo đảm tính chủ động này, một đòi hỏi tất yếu là phải tăng quyền tự chủ trong việc ra quyết định cho các cơ quan nhà nước và công chức. Xu hướng này dẫn tới việc cần phải loại bỏ các quy định vốn cứng nhắc, phức tạp trong các quy trình giải quyết công việc, tạo thêm không gian cho công chức thể hiện trình độ, năng lực giải quyết vấn đề của mình. Đó là quá trình phi quy chế hóa, trong đó cơ phi quy chế hóa trong việc đơn giản thủ tục hành chính và tạo quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.

 

4. Tổ chức bộ máy hành chính hoạt động theo nhu cầu

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được đổi mới theo hướng “phẳng” hơn, thay cho bộ máy quan liêu đồ sộ, hình tháp trước đây. Một trong những giải pháp để thực hiện theo hướng này là việc hình thành các nhóm chuyên gia kiểu dự án để cố vấn, giải quyết các vấn đề về tổ chức và tăng cường thông tin theo chiều ngang.

Hiện nay các nước trên thế giới đều đặt mục tiêu xây dựng bộ máy hành chính nhà nước với các đặc điểm cơ bản sau:

 - Chỉ tập trung vào những lĩnh vực hoạt động mà các cơ quan nhà nước nên làm và có thể làm tốt hơn tư nhân.

 - Đáp ứng nhanh, có chất lượng các yêu cầu của công dân và tổ chức.

 - Trang bị các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như: máy tính, máy Fax, điện thoại trong các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là hoạt động hành chính – văn phòng và thông tin điều hành nhắm bảo đảm thu thập, xử lý và truyền thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Công nghệ thông tin cũng được xem là một công cụ nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Xingapo:xây dựng mô hình cơ quan hành chính gồm một cấp: chính quyền trung ương và các quận. Các dịch vụ công được giao dịch thông qua cổng điện tử, kể cả việc làm hộ chiếu, đăng ký kinh doanh…

Nhật Bản:tinh giản bộ máy hành chính nhà nước các cấp; quy định cụ thể số lượng nhân sự trong các cơ quan nhà nước; hạn chế tối đa việc lập cơ quan mới.

5. Cải cách chế độ công vụ, công chức

Công vụ, công chức là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên nền hành chính công, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Xu hướng chung hiện nay là cải cách chế độ công vụ, công chức theo hướng dân chủ, công bằng, cạnh tranh, lấy năng lực và kết quả làm việc là tiêu chí cơ bản trong tuyển dụng và đề bạt. Trong mô hình hành chính truyền thống, nhân sự hành chính được tuyển chọn và sử dụng trong một môi trường gần như khép kín. Các công chức ít được khuyến khích, động viên, thiếu môi trường và động cơ làm việc, việc thăng tiến của công chức chủ yếu dựa vào thâm niên công tác… khiến cho hoạt động công vụ trì trệ, kém hiệu quả.

Các giải pháp cơ bản trong cải cách công vụ, công chức bao gồm:

 - Các nhà quản lý được chủ động trong việc tuyển dụng, sa thải, thăng tiến, thuyên chuyển, duy trì và trả lương cho công chức. Việc trả lương công chức phần nhiều gắn liền với trình độ, năng lực và kết quả thực hiện công vụ. Việc áp dụng phương thức trả lương này trở thành động lực quan trọng, làm cho đội ngũ công chức làm việc có trách nhiệm hơn, tích cực hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Việc chuyển đổi nhân sự giữa khu vực công và khu vực tư trở nên dễ dàng hơn và nhờ đó những ý tưởng quản lý theo kiểu doanh nghiệp được vận dụng vào khu vực công cũng ngày càng nhiều hơn.

 - Thuê mướn nhân lực trên cơ sở hợp đồng thay thế cho việc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ trong các tổ chức công. Ở một số nước, chức vụ Tổng Giám đốc, Giám đốc được tuyển dụng, bổ nhiệm theo thời hạn hợp đồng năm năm và sau đó được gia hạn nếu người đó hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 - Tuyển dụng và đề bạt trên cơ sở cạnh tranh và tài năng.

 - Tăng tiền lương, tiền thưởng theo mức tăng của khu vực tư. Hàn Quốc hiện nay có hơn 1,2 triệu công chức, đông nhất là công chức trong ngành giáo dục. Bộ Nội vụ Hàn Quốc điều chỉnh lương của công chức sáu tháng một lần trên cơ sở so sánh với mức lương ở khu vực tư.

 - Mạnh dạn sử dụng người tài đức. Ở Nhật Bản, Chính phủ có chính sách tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng ở trong nước và ngoài nước đạt loại xuất sắc. Các tổ chức công ở Nhật Bản cũng rất chú trọng xây dựng văn hóa công sở, tôn vinh tinh thần tự tôn dân tộc.

 - Cùng với cải cách chế độ công chức, các quốc gia đều rất cương quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước các cấp. Xingapo là nước châu Á đi đầu trong cuộc chiến này. Hiện nay, Chính phủ Xingapo đang thực hiện chính sách “bốn không” để phòng chống tệ nạn này: không cần, không dám, không muốn, không thể tham nhũng.

 + Không cần tham nhũng: Chính phủ trả lương cao cho đội ngũ công chức; đãi ngộ tương xứng với trình độ và năng lực làm việc. Lương của Thủ tướng Xingapo hiện  nay là 2,05 triệu USD/năm; lương của Bộ trưởng: 1,26 triệu USD/năm (trong khi đó lương của Tổng thống Mỹ là 400.000 USD/năm; Thủ tướng Anh: 368.000 USD/năm).

 + Không dám tham nhũng:Chính phủ xử nghiêm mọi hành vi tham nhũng không phụ thuộc vào vị trí công tác, theo đúng các quy định của pháp luật. Chính phủ Xingapo quy định, công chức nhà nước không được vay nợ lớn hơn gấp 3 lần tháng lương; hằng năm công chức buộc phải kê khai tài sản cá nhân, phần tăng thêm phải có nguồn gốc cụ thể. Nếu công chức nhà nước không chứng minh được số tài sản tăng thêm thì số tài sản này của họ phải sung công quỹ nhà nước.

 + Không muốn tham nhũng:theo quy định, công chức nhà nước ở Xingapo phải gửi 5-40% lương hằng tháng của mình vào quỹ tiết kiệm của nhà nước. Nếu công chức tham nhũng thì nhà nước sẽ tịch thu toàn bộ số tiền của họ trong quỹ này. Quy định nhận quà tặng ở Xingapo cũng rất chặt chẽ: quà tặng phải có giá trị về mặt văn hóa và chỉ được nhận khi cấp trên trực tiếp đồng ý.

 + Không thể tham nhũng:Nhà nước Xingapo chủ trương xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, thực hiện chính sách quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới để phòng chống tham nhũng, đề phòng “thượng bất chính, hạ tắc loạn”.

6. Tăng cường sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Trong tiến trình cải cách hành chính, vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm là mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, mối quan hệ này được xác lập dựa trên nguyên tắc nào và nhà nước phải làm gì để đáp ứng các nhu cầu của người dân. Nhiều quốc gia đã và đang áp dụng các nguyên tắc của quản lý chất lượng toàn bộ (TQM). Nguyên tắc cơ bản của TQM là lấy công dân làm trung tâm của mọi hoạt động và lấy việc đáp ứng những đòi hỏi của công dân là mục tiêu quan trọng trong mọi giải pháp cải cách.

Cải cách theo mô hình quản lý công mới ở nhiều nước tập trung vào việc tăng cường sự tham gia của người dân vào các quá trình quản lý, cụ thể:

 - Tăng cường sự tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước, tạo hệ thống quản lý mới và tạo cơ hội để nhân dân có thể bày tỏ quan điểm của mình trong tất cả các quyết định chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ở khu vực công.

 - Để khuyến khích sự tham gia của công dân, nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp như:

 + Tạo điều kiện để người dân và tổ chức tiếp cận với các cơ quan quản lý nhà nước, tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, chính xác và kịp thời. Đây là cách tốt nhất để chính quyền ngày càng đến gần với người dân hơn.

 + Đa dạng hóa các hình thức tham gia của công dân, tạo điều kiện để họ dễ dàng phản hồi đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công.

 + Mở rộng hình thức tư vấn nhân dân và phản biện xã hội; thông báo công khai các ý kiến của nhân dân mà các cơ quan hành chính nhận được.

 - Tăng cường sự tham gia của công dân, tổ chức trong hoạch định chính sách, ban hành các quyết định và đánh giá chất lượng hoạt động của nhà nước. Sự tham gia này chủ yếu bằng hình thức đối thoại trực tiếp và trưng cầu ý dân.

 - Chính phủ các nước đặt công dân vào tâm điểm của cải cách hành chính với các nguyên tắc chỉ đạo là: đơn giản hóa, hiện đại hóa và vì cộng đồng. Tất cả các giao dịch hành chính, công chứng đều thông qua cổng điện tử; mọi cơ quan hành chính đều được đưa lên mạng để người dân có thể kiểm tra, giám sát.

Chính phủ Mỹ đặc biệt coi trọng vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng. Công dân có quyền theo dõi, đánh giá, chất vấn, chỉ trích các quyết định và hành vi của các quan chức chính phủ. Chính phủ giám sát chặt chẽ các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ quan giám sát bên ngoài hoạt động, như Tòa án cộng đồng (Common Court), Xã hội dân sự (Public Citizen), Trung tâm trung thực trước công chúng (Center for Public Integrity).

7. Vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý doanh nghiệp vào quản lý khu vực công

Vận dụng các phương pháp quản lý doanh nghiệp vào quản lý khu vực công là rất cần thiết, đặc biệt là quản lý các cơ quan hành chính nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính. Nhiều phương pháp quản lý có hiệu quả của khu vực tư được áp dụng trong khu vực công, như quản lý theo mục tiêu (MBO), đấu thầu, phát triển cạnh tranh…

8. Cải cách tài chính công

Nhiều quốc gia hiện nay áp dụng mô hình quản lý tài chính công mới thay cho mô hình cấp phát ngân sách hằng năm nhưtrước đây. Xu hướng chung là đẩy mạnh việc cấp phát ngân sách theo chương trình, dựán cụthể(trừnhững chỉtiêu tất yếu và ổn định); xây dựng các chỉsốđánh giá hiệu quảhoạt động của các cơquan hành chính nhà nước, các đơn vịhành chính sựnghiệp công và các doanh nghiệp nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước. Việc cấp phát ngân sách phải được kiểm tra chặt chẽ, bảo đảm những quy tắc tài chính và coi trọng tính hiệu quả.
 


 

 

 

Lượt xem : 18108 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo