Trang chủ --> QUẢN LÝ CÔNG --> ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

II/ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

  1. Khái niệm về môi trường chính trị trong nước và quốc tế

              Môi trường của một hệ thống là tập hợp các yếu tố bao quanh hệ thống, tác động lên hệ thống, xác định xu hướng tồn tại và trạng thái của hệ thống ấy.

              Có thể cho rằng: môi trường chính trị là tập hợp các yếu tố bao quanh hệ thống chính trị, tác động và xác định xu hướng tồn tại và trạng thái của hệ thống chính trị ấy.

  1. Môi trường chính trị trong nước

              Môi trường chính trị trong nước là thuật ngữ nhằm nhấn mạnh đến phạm vi nội bộ quốc gia của các yếu tố của môi trường chính trị.

              Một hệ thống chính trị thường bao gồm ba bộ phận hợp thành là chính đảng, nhà nước và xã hội. Như vậy, môi trường chính trị trong nước chứa đựng các yếu tố nội bộ quốc gia quy định mối quan hệ giữa ba bộ phận hợp thành ấy.

              Thành phần quan trọng của môi trường chính trị trong nước chính là hệ thống thể chế chứa đựng các văn bản quy phạm pháp luật xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của chính đảng, nhà nước và tổ chức xã hội trong mối quan hệ lẫn nhau giữa ba bộ phận này.

              Môi trường chính trị trong nước còn hàm chứa cả những tập quán truyền thống, văn hóa chính trị, ý thức công dân… Đây là những yếu tố khó nhận dạng nhưng chúng có vai trò, sức ảnh hưởng không kém phần quan trọng.

  1. Môi trường chính trị quốc tế

              Môi trường chính trị quốc tế là các yếu tố phát sinh từ mối quan hệ giữa các quốc gia trong trào lưu toàn cầu hóa. Môi trường chính trị quốc tế đang dần trở nên quan trọng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng ở nhiều quốc gia.

              Môi trường chính trị quốc tế bao gồm các yếu tố sau:

  • Sự ổn định hay phức tạp trong quan hệ giữa các quốc gia.
  • Quan hệ kinh tế, chính trị bình đẳng, hữu nghĩ và hợp tác
  • Các quan hệ văn hóa, sắc tộc, tôn giáo…
  • Nền tự do, dân chủ xã hội dan sự.

              Các yếu tố của môi trường chính trị quốc tế có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ thống chính trị trong một quốc gia. Ảnh hưởng trực tiếp thông qua sự thay đổi thể chế pháp luật của mỗi nước cho phù hợp với luật chơi chung được quốc tế thừa nhận. Ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức và công dân về các mối quan hệ cơ bản với nhà nước, chính đảng từ việc so sánh nội tình chính trị của các quốc gia khác.

              Vì thế, môi trường chính trị quốc tế và trong nước ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn, tác động qua lại sâu sắc hơn với những ranh giới đang dần bị xóa bỏ.

  1. Ảnh hưởng của môi trường chính trị trong nước và quốc tế đến hoạt động quản lý khu vực công
  2. Từ góc độ lý luận

              Nhà nước là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống chính trị của một quốc gia với vị trí được xác định thông qua mối quan hệ với chính đảng và xã hội. Vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước là trục chính cho hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Môi trường chính trị trong nước và quốc tế tác động và xác định trạng thái tồn tại của hệ thống chính trị như là cái toàn thể, thì đồng thời cũng ảnh hưởng đến nhà nước và hoạt động quản lý của nó như là cái bộ phận.

              Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị, là đích ngắm của các chính đảng. Hoạt động quản lý nhà nước, ở góc độ này, được coi là công cụ cảu các chính đảng thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Có thể nói rằng, nếu nhà nước được sinh ra để quản lý xã hội thì chính đảng sinh ra để giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Môi trường chính trị, với hệ thống thể chế quy định cách thức hoạt động của chính đảng, sự cạnh tranh giữa các đảng phải thông qua tranh cử, bầu cử… cũng như các tập quán sinh hoạt chính trị, ý thức chính trị của công dân… sẽ ảnh hưởng một cách gián tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước thông qua các đảng chính trị.

              Hơn thế nữa, môi trường chính trị còn xác lập vị thế của công dân – đối tượng chính của hoạt động quản lý nhà nước thông qua các quyền hiến định và truyền thống văn hóa chính trị của mỗi quốc gia. Đây là những yếu tố rất quan trọng có thể hạn chế hoặc tăng cường hiệu lực hoạt động quản lý nhà nước.

              Ở khía cạnh phân chia phạm vi của hoạt động quản lý nhà nước thành hai khu vực đối nội và đối ngoại thì rõ ràng, môi trường chính trị trong nước sẽ đặt ra những vấn đề cho quản lý đối nội và môi trường chính trị quốc tế sẽ đặt ra các vấn đề trong hoạt động đối ngoại của nhà nhà nước. Sự phức tạp hay đơn giản, ổn định hay bất ổn định của môi trường chính trị trong nước và quốc tế đều ảnh hưởng to lớn đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý của nhà nước.

              Như vậy, môi trường chính trị trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý trong khu vực công trên tất cả các phương diện, từ chủ thể quản lý – nhà nước đến đối tượng quản lý – công dân và xã hội, từ phương thức quản lý – quyền lực nhà nước đến mục tiêu quản lý – mục tiêu chính trị của đảng chính trị.

  1. Từ góc độ thực tiễn

              Môi trường chính trị trong nước và quốc tế bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, ảnh hưởng trên tất cả các phương diện của hoạt động quản lý nhà nước. Sau đây là một số yếu tố chính của môi trường chính trị ảnh hưởng đến hoạt động quản lý khu vực công.

  • Môi trường chính trị      

              Sự ổn định chính trị thường được cho là một ưu điểm của Việt Nam gắn với chế độ độc đảng. Chúng ta đều biết, ổn định có thể dẫn đến hai trạng thái trái ngược nhau: phát triển hoặc trì trệ.

              Ổn định chính trị được tạo ra nhờ giải quyết có tình có lý các xung đột xã hội, làm cơ sở cho phát triển là trạng thái mà xã hôi Việt Nam và hoạt động quả lý nhà nước cần hướng đến. Ngược lại, ổn định chính trị bằng cách kìm nén các xung đột xã hội, hạn chế tiếp cận thông tin, mất dân chủ xã hội… là trạng thái mà Việt Nam cần tránh. Một xã hôi ổn định mà ở đó không có dân chủ, bình đẳng, người dân bị hạn chế những quyền cơ bản của mình… không thể là một xã hội văn minh, phát triển và điều này sẽ rất tai hại cho cả công dân lẫn quản lý nhà nước.

  • Thể chế chính trị

              Đa đảng hay độc đảng là các thuật ngữ dùng để xác định đặc điểm của các thể chế chính trị có sự tồn tại của nhiều hay chỉ có một chính đảng, là yếu tố thuộc môi trường chính trị trong nước. Vấn đề đặt ra là, đa đảng hay độc đảng ảnh hưởng ra sao đến hiệu quả của hoạt động quản lý khu vực công? Mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào?

              Thực tiễn ở nhiều quốc gia đã chứng minh rằng, sự ảnh hưởng của mô hình độc đảng hay đa đảng có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Ngoài yếu tố chính đảng thì hiệu quản quản lý nhà nước còn phục thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Cụ thể, quản lý khu vực công có hiệu quả còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Sự thiết lập cơ chế phản ánh đầy đủ quan điểm của các nhóm lợi ích trong xã hội và chính sách được hình thành từ sự tương tác, thỏa hiệp của các nhóm lợi ích.
  • Chính phủ, hơn bất cứ một tổ chức quyền lực nào khác, phải được hình thành một cách hợp pháp và chính đảng (Legitimate). Chính phủ phải được hình thành bằng phương pháp bầu cử công khai và công bằng, phải là người đaiị diện cho lợi ích của số đông trong xã hội; nhân dân phải là người quyết định các vấn đề quan trọng của cộng đồng thông qua hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
  • Tuyển chọn được những người thật sự tài đức giữ các cương vị quản lý nhà nước, loại bỏ kịp thời những công chức không đủ trình độ, năng lực, thoái hóa, biến chất.
  • Có cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu quả từ cơ chế kiểm tra, giám sát đến toàn án độc lập, người dân có được các quyền tự do, dân chủ.

              Ba yếu tố đầu giúp tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước vì chính sách đề ra sẽ thích ứng cao và nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội; những người quản lý có khả năng hoàn thành được chức trách, nhiệm vụ. Yếu tố cuối bảo đảm sự trong sạch của bộ máy nhà nước bằng cách ngăn chặn có hiệu quả việc lạm dụng quyền lực nhà nước. “ Quyền lực luôn có xu hướng bị tha hóa, quyền lực quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối”. Vấn đề có tính quy luật này không thể được giải quyết bằng sự tự giác của chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước mà nhất định phải bằng sự chế ước quyền lực từ các chủ thể khác ngoài nhà nước.

  • Truyền thống văn hóa chính trị - pháp lý

              Truyền thống văn hóa chính trị - pháp lý là một yếu tố của môi trường chính trị trong nước khó nhận dạng nhưng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động quản lý nhà nước. Như là một yếu tố định hình ý thức pháp luật, ý thức chính trị, tập quán pháp lý của cả cán bộ, công chức nhà nước lẫn công dân, truyền thống văn hóa chính trị - pháp lý có sức ảnh hưởng tràn lấp, tạo ra động lực hay chướng ngại cho hoạt động quản lý của nhà nước ở những quan hệ xã hội bình thường nhất, những nội hàm quản lý nhỏ nhất.

              Xây dựng nhà nước pháp quyền ở phương Tây với truyền thống dân chủ, ý thức tôn trọng pháp luật đã có từ hàng tram năm trước chắc hẳn sẽ dễ dàng hơn nhiều so với các quốc gia mà không có nền dân chủ hay nếp nghĩ “ phép vua thua lệ làng”, “ một tram cái lý không bằng một tý cái tình” đã ăn sâu vào tâm trí của người dân như ở Việt Nam.

              Hay như tâm lý cục bộ địa phương, “ dĩ hòa vi quý”, sính bằng cấp… ở Việt Nam đang đặt ra vô vàn vấn đề cho hoạt động quản lý nhà nước để hướng đến tính hiệu lực, hiệu quả.

              Từ thực tiễn, bài học rút ra cho mọi thay đổi về chính sách cũng như các cuộc cải cách, đổi mới hoạt động quản lý xã hội là cần xem xét, phân tích kỹ lưỡng truyền thống văn hóa chính trị - pháp lý của xã hội thì mới mong tránh khỏi sự thất bại.

  • Xã hội dân sự

              Ra đời trong thời đại Khai sang, khái niệm xã hội dân sự giờ đây đã mang những nội hàm khác hẳn so với khi nó mới xuất hiện. Mặc dù các học giả vẫn chưa thống nhất được một định nghĩa chung nhất nhưng tổng hợp nhiều nhận định, chúng ta có thể đưa ra được các đặc điểm sau của xã hội dân sự:

  • Xã hội dân sự cầu thành từ các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện;
  • Không gian hoạt động của xã hội dân sự nằm giữa nhà nước, thị trường và gia đình, đảm nhận những công việc mà ba chủ thể này không thực hiện;
  • Xã hội dân sự cạnh chừng những biểu hiện lạm quyền của nhà nước và hạn chế các tác động xấu của kinh tế thị trường đối với xã hội.

              Xã hội dân sự biểu hiện sự cố lết xã hội của con người, tồn tại như một thực tế dẫu có hoặc không sự công nhận của nhà nước. Góp phần tạo ra những cơ chế vận hành cho xã hội, bên cạnh định hướng mà nhà nước đã thiếp lập, xã hội dân sự cần được nhìn nhận như là một đối tác hơn là một đối thủ cạnh tranh của nhà nước trong hoạt động quản lý ở khu vực công. Nhà nước có thể nhỏ đi khi xã hội dân sự lớn lên, nhưng là nhỏ đi để mà mạnh hơn, phục vụ tốt hơn cho lợi ích công cộng. Ví như tại nước Đức, sự tồn tại của khoảng 280 nghìn hội đoàn đã đảm trách vô vàn công việc mà nhà nước, thì trường và gia đình không thể thực hiện vì nhiều lý do khác nhau. Các hội đoàn này hình thành nhằm thỏa mãn nhu cầu của các nhóm thiểu số, phản ánh nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của các bộ phận yếu thế trong xã hội, chống lại hành vi lạm quyền của nhà nước và sự tha hóa của thị trường.

              Thực tế ở Việt Nam, xã hội dân sự tong tại dưới tên gọi là các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ chức này tồn tại rộng khắp trên các lĩnh vực trong cả nước. Mỗi người Việt Nam đều là thành viên của ít nhất một đoàn thể như vậy, từ Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Tổng liên đoàn Lao Động đến Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội người nuôi ong… Tuy nhiên, xã hội dân sự chỉ có thể phát huy được vai trò như đã nêu khi mà không gian hoạt động của nó thực sự nằm giữa nhà nước, thì trường, và gia đình chứ không phải tồn tại như những cánh tay nối dài của nhà nước. Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên phải thực hiện các chức năng cơ bản của mình là phản biện xã hội, bảo vệ quyền công dân nhằm ngăn ngừa các biểu hiện lạm quyền của nhà nước và nhưng biểu hiện xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên.

  • Xu thế toàn cầu hóa.

              Xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, một yếu tố của môi trường chính trị quốc tế, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý khu vực công trên ba khía cạnh quan trọng sau:

  • Đặt ra nhiều vấn đề mới (ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, tội phạm xuyên quốc gia…) và phức tạp hóa nhiều vấn đề cũ cho hoạt động quản lý nhà nước: ngoại giao, kinh tế đối ngoại, quốc phòng, chính trị…
  • Xóa dần các khác biệt về thể chế chính trị, pháp lý, khẳng định vai trò của “luật chơi” toàn cầu.
  • Tác động đến tập quán chính trị - pháp lý, thế giới quan, nhân sinh quan, tâm lý của công dân thông qua sự so sánh với công dân các quốc gia khác.

              Như vậy, ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến hoạt động quản lý trong khu vực công vừa trực tiếp vừa gián tiếp, có lúc thì biểu hiện như sự thay đổi các bộ luật, có khi lại ẩn khuất trong những biến chuyển của thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức chính trị - pháp lý của công dân và cả đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Ví như, mô hình quản lý công mới đã ra đời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới nửa cuối thế kỷ XX, đòi hỏi các quốc gia phải nhận thức lại vai trò của nhà nước. Cuộc khủng hoảng này, đến lượt nó lại phát sinh từ những xung đột tại vùng Vịnh.

              Hay sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989 hay nước Nga Xô viết năm 1990 đã làm thay đổi cách nhìn nhận của chính giới và nhân dân nhiều nước về một mô hình xã hội cũ kỹ, không còn phù hợp, mở đường cho những cải cách, đổi mới tiến bộ diễn ra nhanh hơn.

              Đảng và nhà nước ta chủ trương mở rộng quan hệ hữu nghị hòa bình với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ… Chủ trương này là rất đúng, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại.

              Chính sách ra đời từ nhận thức, vì thế nó cũng mang tính bất nhất. do đó, yêu cầu đặt ra là Nhà nước cần định vị như thế nào vị thế của Việt Nam trong long thế giới để từ đó thấy được đâu là nguy cơ, thách thức, đâu là thuận lợi và cơ hội. Hoạt động quản lý nhà nước cũng vì thế mà có hiệu quả hơn nhờ không phải hao tổn nhân lực, vật lực chống lại những nguy cơ không rõ ràng, nắm bắt được các cơ hội nhờ tránh được những nghi ngờ không đáng có.

              Sự phát triển của Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào cách mà Nhà nước nhận thức và ứng xử đối với môi trường chính trị trong nước và quốc tế. Thấy rõ thách thức, nắm bắt cơ hội trong bối cảnh của sự thay đổi sẽ tạo ra hiệu quả cho hoạt động của Nhà nước, từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn,, đất nước phát triển hơn.

              Nội lực từ môi trường chính trị trong nước và ngoại lực từ môi trường chính trị quốc tế cần được xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học, hội tụ đầy đủ các yếu tố, thuận lợi và khó khăn, tạo ra sức mạnh cho sự phát triển Việt Nam và điều này chỉ có thể diễn ra từ một nhận thức đúng đắn, bắt đầu chính từ phía Nhà nước.

 

Lượt xem : 12711 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo