Trang chủ --> Tin tức
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tin tức

Người khuyết tật được trung tâm giới thiệu giám định y khoa và tư vấn, định hướng nghề nghiệp phù hợp để phát huy khả năng và sở trường của mình.

 

 

Gia đình của anh Phan Văn Đủ (xã Bàn Long, huyện Châu Thành) có 7 thành viên thì có đến 5 người khiếm thị. Cha của Đủ bị mù, 5 anh em của Đủ thì có 4 người khi lớn lên cũng dần dần mất ánh sáng, chỉ có cô em gái út là không bị khiếm thị. Năm 1994, biết Hội Người mù có dạy nghề bó chổi dành cho người khiếm thị, Đủ xin vào học. 

Sau tai nạn năm 9 tuổi, Nguyễn Minh Hoàng bị mù vĩnh viễn. Càng lớn, Hoàng càng hụt hẫng vì cảm thấy cuộc sống bế tắc. Nhưng khi được bước chân vào trường chuyên biệt dành cho người khiếm thị Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Hoàng đã tìm lại được niềm lạc quan trong cuộc sống. Cuộc mưu sinh trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng bằng nghị lực của mình, từ một nhân viên làm thuê, anh đã mở cơ sở massage để giúp cho các em có hoàn cảnh như mình có việc làm ổn định ở quê nhà.  

Căn phòng nhỏ vừa là nơi hành nghề vừa là chỗ ở của 3 anh em trong nhóm vẫn còn cảm giác lạnh lẽo do mới chuyển đến. Trong không gian tranh tối, tranh sáng đan xen tiếng tẩm quất bồm bộp, câu chuyện về cuộc đời anh Trường dần hiện ra với bao nỗi lo toan nhọc nhằn.  

Đ. quê ở Kiên Giang, nhân viên massage, trầm ngâm nói: “Mình không thấy đường, có những lúc đang ngủ thì mấy ổng lén vào giở trò, hoảng quá la lên thì mới chịu buông ra".
 

Đôi cửa sổ tâm hồn vĩnh viễn khép lại, họ chỉ có thể “nhìn” đời bằng những rung động của trái tim. Vậy mà một lần tình cờ đến với cơ sở massage Trường Thọ do cựu học sinh khiếm thị Trường Trẻ em khuyết tật An Giang thực hiện, chúng tôi đã nhận ra từ đôi mắt tối tăm ấy luồng ánh sáng của những đôi tay không đầu hàng số phận. Những đôi tay như “múa” lên cơ thể những động tác day, miết, vỗ, lăn, mơn, lắc... theo nhịp kiến bò, cò mổ… đã giúp bao người  trút bỏ được mệt mỏi sau những ngày quần quật... với cơm áo gạo tiền.

 

 

 

Thông qua Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Hội Chữ Thập Đỏ Thụy Sĩ đã tài trợ trên 42.000 USD cho tỉnh An Giang để phẩu thuật mắt miễn phí cho 1.000 người mù  ở thành phố Long Xuyên, Tân Châu, Phú Tân, Thoại Sơn, Chợ Mới, Châu Phú và Châu Thành. 

Người ta vẫn gọi em là “Tùng đàn bầu”. Cái biệt danh đáng yêu ấy là cả một câu chuyện của cậu bé vượt qua định mệnh khắc nghiệt để làm nên điều tưởng như không thể. Chiến tranh qua đi, những người lính khi từ chiến trường trở về họ có thể vẫn vẹn nguyên hình hài vóc dáng. Bom rơi đạn lạc không làm cho họ bị thương nhưng trong cơ thể tưởng như lành lặn ấy lại nhiễm phải chất độc điôxin. Di chứng quái ác của loại hóa chất độc hại này không chỉ hủy hoại cuộc sống của một thế hệ mà còn đeo bám, gieo bất hạnh nhiều thế hệ kế tiếp. Hiện nay đã có hơn 1 triệu người bị chết vì điôxin và 4 triệu người đang phải gánh chịu di chứng của chất độc này.

 

3 anh em mù trong gia đình có tới 5 người mù đều lấy được những cô vợ mắt sáng hiền lành ở cùng một xã. Không muốn để vợ phải chịu cảnh sống nghèo khổ, bằng ý chí phi thường, 3 anh em cùng vợ lập ra hẳn đội xe thồ, trở thành người có ích cho xã hội.  

Từng là thầy giáo dạy nhạc trong trường THCS, anh Nguyễn Tiến Độ đã bỏ cả dạy, vượt qua rào cản của gia đình, bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu của người đời, để đi tới hôn nhân với cô gái bị mù cả hai mắt... 

3 người vợ sáng mắt cầm lái đi trước, 3 người chồng mù loà vịn tay vào gác-ba-ga ráng sức đẩy phía sau. Hơn 14 năm nay, những chiếc xe thồ của họ lặc lè trên con đường làng đầy sỏi đá, chở hàng ngàn tấn vật liệu xây dựng cho bà con trong làng, ngoài xã…
 

Bị mù cả hai mắt từ khi mới lên ba nhưng người thanh niên ấy bằng nghị lực và khát vọng của mình đã vượt lên bao mặc cảm, khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội. Anh là Nguyễn Xuân Huế, Hội trưởng Hội Người mù thành phố Bắc Ninh. 

(Hoàng Kim) – Cùng với sự phát triển của xã hội thì cuộc sống người mù đã từng bước được nâng cao, bình đẳng tham gia vào các hoạt động của gia đình, và xã hội. Tuy nhiên, người mù vẫn luôn mong muốn sự trợ giúp thường xuyên của những người sáng mắt. Dưới đây Hoàng Kim xin đưa ra một số tình huống trong sinh hoạt, học tập và công tác của người mù với sự trợ giúp của người sáng mắt. 

Ông Đào Mạnh Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ công tác học sinh-sinh viên (Tổng Cục dạy nghề) nhận định, người khuyết tật đang mất đi nhiều cơ hội làm việc tốt do họ được đào tạo nghề quá ít. Nếu các doanh nghiệp muốn tuyển người khuyết tật vào làm việc thì cũng rất khó mà tìm được người có chuyên môn, tay nghề phù hợp với yêu cầu.
 

Hội chứng ảo giác Charles Bonnet (CBS) được gọi theo tên nhà khoa học người Thụy Sĩ. Hội chứng này thường xảy ra ở người thị lực bị suy giảm nghiêm trọng, và thiếu yếu tố kích thích ở vùng não chi phối thị giác.

 

 

Liên kết:

Logo quảng cáo