Trang chủ --> Lý luận hành chính Nhà nước - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 20. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

20. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

 

1. Khái niệm hiệu lực, hiệu quả của HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

- Hiệu lực HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC: Là sự thực hiện đúng, có kết quả chức năng quản lý của bộ máy HÀNH CHÍNH để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Hiệu quả HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC: Là kết quả quản lý đạt được của bộ máy HÀNH CHÍNH trong sự tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.

II. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả của HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hành chính nhà nước là một yêu cầu tất yếu đối với các nước nói chung và Việt Nam nói riêng, xuất phát từ yếu tố nội tại của nền hành chính và yếu tố môi trường của hoạt động hành chính nhà nước

  1. Yếu tố nội tại của nền hành chính nhà nước

Nền hành chính là bộ máy trực tiếp thực thi quyền hành pháp, tổ chức và điều hành mọi hoạt động trong đời sống xã hội  theo pháp luật. Đó là bộ phận năng động nhất và thực hiện trực tiếp nhất chức năng quản lý trong bộ máy nhà nước. Do đó, cải cách hành chính được coi là nội dung trọng tâm trong cải cách bộ máy nhà nước của hầu hết các nước trên thế giới. Vị trí đặc biệt của nền hành chính được xem xét trên các phương diện:

  • Trong toàn bộ cơ cấu nhà nước, nền hành chính nhà nước là một hệ thống rộng lớn nhất, bao gồm các mặt: pháp lý, tổ chức nhân sự va tài chính công. Nó là chiếc cầu nối quan trọng giữa Đảng cầm quyền, nhà với dân, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý công việc hàng ngày của nhà nước, thường xuyên tiếp xúc với dân, giải quyết các yêu cầu của dân
  • Nền hành chính với số lượng nhân viên đông đảo nhất so với tất cả các tổ chức công quyền khác trong xã hội. Cải cách hành chính nhà nước cũng chính là nâng cao trình độ, năng lực, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp và nâng cao phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức hùng hậu trong bộ máy nhà nước nhằm xây dựng một nền hành chính phục vụ dân có hiệu quả hơn
  • Nền hành chính nhà nước là nơi biểu hiện trực tiếp nhất, rõ nhất, tập trung nhất những ưu việt của chế độ, cũng như những khuyết điểm, nhược điểm của bộ máy nhà nước.
  • Ngoài ra, một lý do quan trọng khiến các Chính phủ phải tiến hành cải cách là do nền hành chính đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành cũng như phục vụ xã hội. Vì vậy, các chính phủ phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước
    1. Sự thay đổi của môi trường hành chính

Nền hành chính nhà nước tồn tại, vận động và phát triển trong môi trường rất phức tạp, đa dạng và luôn biến đổi. Trong hoạt động quản lý chỉ thích ứng trong môi trường cụ thể. Khi môi trường thay đổi, phương  thức quản lý cũng phải điều chỉnh, thay đổi. Chính vì vậy việc thay đổi, điều chỉnh phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của hành chính nhà nước  là một đòi hỏi tất yếu. Sự thay đổi của môi trường trong đó nền hành chính nhà nước tồn tại biểu hiện tất cả các lĩnh vực; chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

  • Môi trường chính trị thế giới cũng đang có nhiều biến động phức tạp, không dễ dàng dự báo những xu thế đó. Vì vậy, các nhà quản lý nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng  vẫn đứng trước nhiều thách thức của sự tác động này  đến nền hành chính nhà nước, sẽ không kịp thời đưa ra các biện pháp để điều chỉnh, can thiệp cần thiết nhằm làm cho nền hành chính nhà nước thích ứng với môi trường chính trị quốc tế đang diễn biến rất phức tạp như hiện nay
  • Môi trường kinh tế thế giới cũng đang tác động mạnh hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước của các quốc gia trên thế giới. Tình hình kinh tế thế giới tác động đến bộ máy nhà nước nói chung và nền hành chính nhà nước nói riêng có thể dễ nhận dạng hơn và mức độ tác động của có thể rất  mạnh và có thể đo lường cụ thể. Thị trường kinh tế thế giới đang ngày càng mở rộng và tính không biên giới của thị trường kinh tế càng ngày càng thể hiện cụ thể. Nhiều khu vực mậu dịch tự do đã được hình thành nhằm giải quyết tốt hơn và thúc đẩy buôn bán giữa các nước với nhau và tạo ra một sự bình đẳng, cùng có lợi vì sự phát triển. Nếu như trước đây, các nước áp dụng chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nước, hạn chế sự xâm nhập của hàng nước ngoài thông qua hàng rào thuế quan, thì sự hình thành các khu mậu dịch tự do tạo ra những cơ hội cạnh tranh lớn hơn, tạo cơ hội sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn lợi thế so sánh giữa các nước thuộc khu vực mậu dịch tự do. Điều đó cũng có nghĩa tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
  • Trong môi trường xã hội dân chủ, người dân đòi hỏi và mong muốn được thực hiện quyền làm chủ hợp pháp một cách đầy đủ, được yên ổn sinh sống, làm ăn trong môi trường an ninh, trật tự và dân chủ, không bị phiền hà, sách nhiễu. Hành chính nhà nước phải phát huy dân chủ cơ sở, thu hút sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước và phải công khai, minh bạch trong các hoạt động của mình. Khi xã hội càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao và những đòi hỏi mở rộng dân chủ ngày càng cấp bách, việc xây dựng một nền hành chính có hiệu lực, hiệu quả, coi công dân là khách hàng, coi phục vụ công dân và xã hội là đòi hỏi tất yếu và là mục tiêu chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới
  • Những thành tựu của khoa học và công nghệ (công nghệ thông tin, sinh học…) đã tác động mạnh mẽ đến quá trình quản lý. Điều đó đòi hỏi phải cải cách nền hành chính, sắp xếp lại bộ máy, đổi mới phương pháp quản lý để theo kịp những tiến bộ chung của thế giới
  • Toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng như các vấn đề khác đã tạo ra những thách thức và đòi hỏi các chính phủ phải có những thay đổi trong hoạt động quản lý. Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng rộng rãi và diễn ra trên bình diện toàn thế giới trên nhiều lĩnh vực, đó là quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa. Những quá trình này đòi hỏi thể chế hành chính và đội ngũ cán bộ phải thích ứng với pháp luật và thông lệ quốc tế đồng thời giữ vững độc lập, tự chủ bảo vệ lợi ích quốc gia.
  • Việc tìm kiếm những mô hình tổ chức nền hành chính nhà nước nhằm đem lại hiệu lực, hiệu quả cao hơn luôn là mục tiêu ưu tiên của nhiều nhà lãnh đạo nhà nước khi lên nắm chính quyền. Các Chính phủ luôn đưa ra các đề xuất nhằm thay đổi, cải cách hoạt động quản lý của chính phủ sao cho phù hợp với xu thế vận động, phát triển của mội trường trong đó nền hành chính tồn tại

 

  

Lượt xem : 6603 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo