Trang chủ --> Lý luận hành chính Nhà nước - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 19. Quốc hội và Hội động nhân dân thực hiện quyền kiểm soát (giám sát) đối với HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC như thế nào?
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

19. Quốc hội và Hội động nhân dân thực hiện quyền kiểm soát (giám sát) đối với HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC như thế nào?

 

1) Giám sát của Quốc hội

+Giám sát là chức năng hiến định của các cơ quan quyền lực Nhà nước. Chức năng này xuất phát từ địa vị chính trị - pháp luật của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là những cơ quan trực tiếp nhất nhận quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện mọi quyền lực Nhà nước.

+Ngoài chức năng lập hiến, Quốc hội còn " thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước", " thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội", (khoản 4 Điều 83, khoản 2 Điều 84 Hiến pháp 1992). Như vậy, đối tượng giám sát của Quốc hội là hoạt động của mọi cơ quan Nhà nước, trong đó có hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước.

+Hoạt động giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau.

-Thực hiện trên kỳ họp qua nghe báo cáo của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, thảo luận, đánh giá các báo cáo đó.

-Thông qua quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội đối thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Người bị chất vấn phải trả lời chất vấn trước Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc kỳ họp sau của Quốc hội hoặc trả lời bằng văn bản.

-Các uỷ ban, hội đồng của Quốc hội giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát và trên các kỳ họp báo cáo trước Quốc hội về hoạt động của mình,  trong các bản báo cáo thẩm tra, thuyết trình. Phạm vi giám sát của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ, giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân, đồng thời có quyền đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ các văn bản đó. Đối với những văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ trái với pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì bãi bỏ (khoản 5, khoản 6 Điều 91 Hiến pháp).

-Các đại biểu một mặt giúp Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, mặt khác còn trực tiếp giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ quản lý, có quyền yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng các biện pháp và khắc phục việc làm vi phạm pháp luật, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Người phụ trách của các cơ quan, tổ chức đơn vị có nghĩa vụ trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn Luật định.

+Ngoài ra, hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội là thông qua tiếp xúc với cử chi nghe yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại và tố cáo của cử tri hoặc bằng cách tham dự kỳ họp của Hội đồng nhân dân.

+Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể thành lập những đoàn kiểm tra đặc biệt, những uỷ ban lâm thời để kiểm tra, xem xét những vụ việc đặc biệt (Điều 50 Luật Tổ chức Quốc hội).

+Tính quyền lực trong hoạt động giám sát của Quốc hội đối với bộ máy hành chính Nhà nước được thể hiện trên các mặt.

-Về tổ chức : Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (khoản 8 Điều 84 Hiến pháp); về nội dung công tác như: Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, lll trái với Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội trên mọi lĩnh vực quản lý Nhà nước.

-Về nhân sự như : Bầu, miễn nhiễm, bãi nhiệm các chức danh cao nhất của bộ máy Nhà nước, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

+Như vậy, quyền giám sát của Quốc hội đặc biệt lớn, không bị giới hạn bởi đối tượng, phạm vi giám sát. Về hình thức, Quốc hội thực hiện chức năng bảo vệ Hiến pháp và Luật gần như " Hội đồng hay toà bảo hiến" được thành lập ở nhiều nước. Để củng cố pháp chế, kỷ luật trong quản lý Nhà nước, cần tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hệ thống hành chính.

2) Giám sát của Hội đồng nhân dân

+Với vị trí là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân, các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức trực thuộc Hội đồng nhân dân cũng như trực thuộc cấp trên đóng tại địa phương.

+Hoạt động giám sát có thể được thực hiện trên kỳ họp Hội đồng nhân dân bằng cách nghe báo cáo và thảo luận, đánh giá báo cáo của Uỷ ban nhân dân, của cơ quan chuyên môn; bằng cách chất vấn trên kỳ họp đối với Chủ tịch và các thành viên Uỷ ban nhân dân, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của uỷ ban; bằng hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng bằng hoạt động đại biểu trong khu vực bầu cử. Ngoài ra, một hình thức giám sát quan trọng là thông qua việc thông qua việc giải quyết các đơn vị thư khiếu nại, tố cáo của công dân để giám sát.

+Theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Hội đồng nhândân và Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân có quyền bầu và bãi miễn các thành viên Uỷ ban nhân dân, đình chỉ, bãi bỏ quyết định, chỉ thị sai trái của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, bãi bỏ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.

+Phạm vi giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm toàn diện mọi vấn đề và lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với mọi cơ quan, tổ chức Nhà nước trên đơn vị hành chính tương ứng.

+Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hành chính có căn cứ, phạm vi, nội dung, hình thức và phương pháp tương tự như  hoạt động giám sát của Quốc hội, nhưng ở các nấc thang quyền lực thấp hơn, trên địa bàn lãnh thổ xác định.

3) Vai trò của công dân trong việc thực hiện quyền kiểm soát đối với HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC được thực hiện như thế nào ? Đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng khiếu nại kéo dài hiện nay.

Quyền giám sát đối với hành chính còn được thực hiện trực tiếp bởi quyền yêu cầu, kiến nghị, quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan NHÀ NƯỚC , tổ chức có thẩm quyền. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉ là phương tiện giám sát có hiệu quả việc tuân thủ pháp chế và kỷ luật trong quản lý NHÀ NƯỚC  mà còn là phương tiện bảo đảm tính pháp lý hữu hiệu các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi bị xâm hại.

Các quyền trên được quy định trong Hiến pháp và được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân ngày 2/5/1991. Quyền này của công dân được bảo đảm bằng các phương tiện tổ chức và pháp lý khác nhau.

Quyền kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân là một loại quyền chủ thể. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền VIỆT NAM : Nhà nước của dân, do dân, vì dân, mở rộng dân chủ mọi lĩnh vực đời sống xã hội, phát huy tính tích cực chính trị của quần chúng, cần tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện các quyền đó.

Kiến nghị là đề xuất ý kiến với cơ quan, tổ chức NHÀ NƯỚC  nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy NHÀ NƯỚC , kiến nghị không liên quan trực tiếp tới vi phạm pháp luật.

Yêu cầu là đòi hỏi của công dân để thực hiện quyền chủ thể của họ được pháp luật quy định cũng có trường hợp có liên quan tới vi phạm pháp luật nhưng không trực tiếp tới người yêu cầu.

Khiếu nại được sử dụng khi quyền chủ thể của công dân khiếu nại hoặc của người do họ bảo hộ bị vi phạm do quyết định hoặc hành vi trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý NHÀ NƯỚC  của các cơ quan NHÀ NƯỚC  hoặc các viên chức, công chức.

Tố cáo là việc công dân phát hiện với cơ quan NHÀ NƯỚC  có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại tới lợi ích của NHÀ NƯỚC , tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Quyền kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật bảo đảm, bảo vệ đối với mọi người công dân có năng lực hành vi hành chính, kể cả những công dân bị Toà án tước một số quyền chủ thể. Quyền này của công dân có thể do tập thể công dân thực hiện. Đối tượng của khiếu nại, tố cáo quyền quyết định hành chính hoặc hành vi trái pháp luật chủ thể quản lý NHÀ NƯỚC .

Thủ tục yêu cầu, kiến nghị và giải quyết yêu cầu, kiến nghị không được pháp luật quy định chặt chẽ như thủ tục khiếu nại, tố cáo và quyết định khiếu nại tố cáo.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là công việc rất quan trọng và cấp thiết hiện nay. Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là củng cố lòng tin của công dân đối với Đảng, NHÀ NƯỚC , kích thích tính tích cực chính trị của họ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, củng cố pháp chế và kỷ luật trong quản lý NHÀ NƯỚC .

Tuy vậy pháp luật về thẩm quyền và trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều bất hợp lý cộng với ý thức pháp luật và trình độ giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn thấp làm nhiều vụ  kiện kéo dài, lòng vòng. Để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cần hoàn thiện pháp luật, cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo. Có như vậy mới thực sự tăng cường pháp chế và kỷ luật NHÀ NƯỚC , nâng cao tính tích cực của công dân trong giám sát việc tuân theo pháp luật của bộ máy hành chính.

  

Lượt xem : 3048 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo