Trang chủ --> Lý luận hành chính Nhà nước - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 14. Các yêu cầu đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả khi ban hành một quyết định hành chính nhà nước
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

14. Các yêu cầu đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả khi ban hành một quyết định hành chính nhà nước

 

Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC trong đó có hoạt động ra QUYẾT ĐỊNH quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC phải phù hợp với PHÁP LUẬT về nội dung và trình tự ban hành. Mặt khác các QUYẾT ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH  CHÍNH phải đảm bảo tính hợp lý nghĩa là phải phù hợp với đường lối chính trị, nhu cầu nguyện vọng của nhân dân. Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định quản lý hành chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi ban hành các QUYẾT ĐỊNH HÀNH  CHÍNH NHÀ NƯỚC phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý nhờ đó văn bản đưa ra mới có khả năng thực thi, được XÃ HỘI  chấp nhận.

1) Yêu cầu tính hợp pháp: được thể hiện trong các yêu cầu sau:

- Các QUYẾT ĐỊNH quản lý hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật. Có nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với Hiến pháp, Luật, văn bản pháp quy của cơ quan NHÀ NƯỚC  cấp trên. Hay nói ngắn gọn, các Quyết định HÀNH CHÍNH không được vi phạm luật.

- Các QUYẾT ĐỊNH quản lý hành chính phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan hoặc chức vụ. Yêu cầu này đòi hỏi mỗi cơ quan chỉ có quyền hạn ban hành quyết định giải quyết những vấn đề nhất định do pháp luật giao cho, không lạm quyền và lẩn tránh trách nhiệm.

- Các QUYẾT ĐỊNH quản lý hành chính phải được ban hành xuất phát từ những lý do xác thực. Yêu cầu này có nghĩa là chỉ khi nào trong đời sống quản lý NHÀ NƯỚC  và đời sống dân sự xuất hiện các nhu cầu, các sự kiện được pháp luật quy định cần phải ban hành quyết định thì cơ quan NHÀ NƯỚC  có thẩm quyền mới ra các quyết định nhằm quy định chung hoặc áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể.

- Các QUYẾT ĐỊNH quản lý hành chính phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định.

- Về hình thức, các QUYẾT ĐỊNH quản lý HÀNH CHÍNH phải đúng tên gọi, thể thức: tiêu đề, số, ký hiệu, ngày tháng ban hành và hiệu lực, chữ ký, con dấu… Những sai sót về hình thức cũng có thể làm cho quyết định trở thành bất hợp pháp. Về thủ tục ban hành, các QUYẾT ĐỊNH quản lý HÀNH CHÍNH phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu bắt buộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học. Trong Luật thủ tục HÀNH CHÍNH của các nước đều quy định hình thức, thể thức để ban hành một Quết định HÀNH CHÍNH .

Các QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH là mệnh lệnh chỉ huy để mọi cơ quan NHÀ NƯỚC , tổ chức chính trị xã hội và công dân biết để chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh. Tính hợp pháp của một QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH là một trong những dấu hiệu quan trọng để đánh giá tính hiệu lực của một QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH cũng như hiệu lực của hệ thống pháp luật. Mọi cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC không được quyền đưa ra các QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH bất hợp pháp. Đó là một trong những nội dung của NHÀ NƯỚC  pháp quyền.

2) Yêu cầu tính hợp lý: QUYẾT ĐỊNH hành chính hợp lý mới có khả năng thực thi cao nhưng QUYẾT ĐỊNH chỉ hợp lý khi nó hợp pháp và đáp ứng các yêu cầu sau:

- QUYẾT ĐỊNH quản lý HÀNH CHÍNH phải đảm bảo hài hoà lợi ích của NHÀ NƯỚC , tập thể và cá nhân. Không nên ra các QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH vì mang lại lợi ích công cộng mà gây thiệt hại cho công dân, ngược lại, tránh vì vụ lợi cho một tập thể mà gây tổn hại chung cho xã hội. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa NHÀ NƯỚC  và XÃ HỘI , lấy lợi ích của NHÀ NƯỚC  và lợi ích chung của công dân làm tiêu chí để đánh giá tính hợp lý của QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH .

- QUYẾT ĐỊNH quản lý HÀNH CHÍNH phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện.QUYẾT ĐỊNH cần chỉ cụ thể các nhiệm vụ, thời gian, chủ thể, phương tiện thực hiện. QUYẾT ĐỊNH có hiệu lực và khả năng thực thi cao  khi nó được ban hành đúng lúc, hợp với nhu cầu quản lý. Trong trường hợp không cần thiết mà vẫn ban hành QUYẾT ĐỊNH thì không những không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần.

- QUYẾT ĐỊNH quản lý HÀNH CHÍNH phải đảm bảo tính hệ thống toàn diện. Nội dung của QUYẾT ĐỊNH phải tính hết các yếu tố chính trị, kinh tế, Văn hóa, XÃ HỘI ; phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và lâu dài, phải kết hợp giữa tác dụng trực tiếp và gián tiếp, kết quả, mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được với điều kiện, phương tiện thực hiện. Các biện pháp đề ra trong QUYẾT ĐỊNH phải phù hợp, đồng bộ với biện pháp trong các quyết định liên quan. QUYẾT ĐỊNH về kế hoạch phát triển kinh tế XÃ HỘI  phải gắn chặt với QUYẾT ĐỊNH cải cách, hoàn thiện bộ máy NHÀ NƯỚC  và xây dựng pháp luật.

- QUYẾT ĐỊNH quản lý HÀNH CHÍNH phải đảm bảo kỹ thuật lập quy tức là ngôn ngữ, văn phong cách trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu, chính xác và không đa nghĩa.

3) Đánh giá hiệu lực, hiệu quả của 1 QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH :

Đối với nhiều QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH , đánh giá hiệu lực có ý nghĩa lớn nhằm lập lại trật tự XÃ HỘI , bảo đảm cho XÃ HỘI  phát triển lành mạnh.Trong khi đó đánh giá hiệu quả là đánh giá sử dụng nguồn lực, đánh giá so sánh giữa kết quả và chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả.

Đánh giá kết quả của QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH cũng phải dựa trên kết quả tạo ra của QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH . Đánh giá kết quả của QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH cũng cần xem xét cả những kết quả gián tiếp được tạo ra. Đây là một chủ đề rất phức tạp, đòi hỏi phải gắn liền với từng QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH cụ thể.

Trong quá trình đánh giá hiệu lực hiệu quả của QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH , một nội dung quan trọng cần chú ý là đánh giá tác động của QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH trên 1 phạm vi rộng hơn của QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH ban hành.

QUYẾT ĐỊNH quản lý HÀNH CHÍNH là sự cam kết của các cơ quan HÀNH CHÍNH với công dân và tổ chức. Sự cam kết này không chỉ về những tiêu chuẩn mang tính nghề nghiệp của quản lý mà những vấn đề thuộc về huy động, hỗ trợ nguồn lực.

Cam kết trong một quyết định HÀNH CHÍNH cũng chỉ có thể đúng nhất khi thực hiện nó hiểu rõ bản chất của QUYẾT ĐỊNH để thực hiện nó. Nhân dân với cách nhìn, kỹ năng và sự hiểu của họ mới có thể xác định đúng nhất cái gì đó có thể làm và cái gì không thể làm. Tham gia của nhân dân trong ra QUYẾT ĐỊNH của các cơ quan HÀNH CHÍNH đòi hỏi như là một tất yếu để các QUYẾT ĐỊNH thực hiện tốt.

  

Lượt xem : 11921 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo