Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

12. PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

 

  1. Khái niệm

   Phương pháp hành chính nhà nước là cách thức tác động của chủ thể hành chính nhà nước lên đối tượng của hành chính nhà nước (cá nhân, tổ chức) nhằm đạt những mục tiêu xác định.

   Phương pháp quản lý là biểu hiện cụ thể mối quan hệ qua lại giữa chủ thể và đối tượng hành chính nhà nước, tức là mối quan hệ giữa những con người cụ thể với tất cả sự phức tạp của đời sống. Vì vậy, sử dụng các phương pháp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. tính khoa học đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những đặc điểm vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng đó. Tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng tổ chức để đạt mục tiêu quản lý đề ra.

  1. Các yêu cầu đối với việc xây dựng các phương pháp hành chính nhà nước

   Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Các phương pháp quản lý phải đa dạng và thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau.
  • Các phương pháp quản lý phải có tính khả thi, đem lại hiệu quả cao.
  • Các phương pháp quản lý phải hoàn toàn phù hợp với pháp luật hiện hành,với cơ chế hiện hành của nhà nước.
  • Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước

   Các cơ quan hành chính nhà nước, trong tổ chức và hoạt động của mình sử dụng rất nhiều phương pháp quản lý. Có những phương pháp của các ngành khoa học khác mà khoa học quản lý vận dụng và có những phương pháp đặc thù của hành chính nhà nước.

  1. Phương pháp giáo dục

   Phương pháp giáo dục là cách tác động vào nhận thức của con người trong tổ chức, nhằm nâng cao tính tự giác và khả năng lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.

   Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật nhận thức của con người. Đặc trưng của các phương pháp này là tính thuyết phục, tức là giúp cho con người phân biệt được phải – trái, đúng – sai, lợi - hại, đẹp - xấu, thiện – ác. Trên cơ sở nhận thức đúng, họ sẽ hành động đúng, hành động có lương tâm, có trách nhiệm.

  1.  Phương pháp tổ chức

   Phương pháp này là cách thức tác động lên con người thông qua mối quan hệ tổ chức nhằm đưa con người vào khuôn khổ,  kỷ luật, kỷ cương.

   Phương pháp này được áp dụng thông qua hai hướng. Một là, các cơ quan hành chính nhà nước thành lập các tổ chức hoặc cho phép thành lập các tổ chức và kiểm soát hoạt động của các tổ chức này. Hai là, trong từng cơ quan hành chính nhà nước phải xây dựng quy chế, quy trình, nội dung hoạt động của cơ quan, bộ phận, cá nhân và kiểm tra, xử lý kết quả thực hiện một cách dân chủ, công bằng.

  1. Phương pháp kinh tế

   Phương pháp kinh tế là cách thức tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị  quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.

   Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo ra động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động. Thực chất của các phương pháp kinh tế là đặt mỗi người, mỗi bộ phận vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình với lợi ích của tổ chức, cho phép con người lựa chọn con đường có hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình.

   Áp dụng phương pháp kinh tế thông qua sử dụng các đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, giá cả, thuế, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái...

  1. Phương pháp hành chính

   Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của các chủ thể hành chính nhà nước lên đối tượng bằng các quyết ,định hành chính mang tính bắt buộc.

   Vai trò của phương pháp hành chính trong quản lý rất to lớn, nó xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hành chính nhà nước khâu nối các phương pháp quản lý khác và giải quyết các vấn đề đặt ra trong hành chính nhà nước rất nhanh chóng. Không có phương pháp hành chính thì không thể quản lý hệ thống có hiệu lực.

   Phương pháp này dựa trên mối quan hệ quyền lực phục tùng – từ mối quan hệ quyền hành trong tổ chức.

   Trong các phương pháp này, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay thì phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức được đặt lên hàng đầu, phải làm thường xuyên, liên tục và nghiêm túc. Biện pháp tổ chức là hết sức quan trọng, có tính khẩn cấp. Phương pháp kinh tế là biện pháp cơ bản, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý nhà nước. Phương pháp hành chính là rất cần thiết và khẩn trương, nhưng phải được sử dụng một cách đúng đắn.

 

Lượt xem : 32340 Người đăng :
Tags :

Bình luận

HUYENTRANG.

có thể nói ưu và nhược điểm của pp tổ chức k ạ

Lò Văn Nam

hiện nay nhà nước ta đã sáng tạo ra các phương pháp quản lí công mới

Lò Văn Nam

hiện nay nhà nước ta đã sáng tạo ra các phương pháp quản lí công mới

thuy van

có thể nói rõ phuong phap to chuc k ạ

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo