Trang chủ --> Gia đình --> CÂU CHUYỆN NHỎ VỀ MỘT ĐỨA TRẺ QUÁ HIẾU ĐỘNG
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

CÂU CHUYỆN NHỎ VỀ MỘT ĐỨA TRẺ QUÁ HIẾU ĐỘNG

 

    (Thế giới matxa) - Không ai mong muốn có một đứa con ù lì, thụ động, suốt ngày lè nhè khóc. Nhưng một đứa con không chịu ngồi yên, suốt ngày nghịch phá hết thứ này đến thứ khác, lại là điều âu lo phiền toái của các bậc làm cha mẹ.

 

Gần đây, bằng thuốc men và những biện pháp đối phí mới, các nhà khoa học đã mang lại nhiều hy vọng trong việc đưa những trẻ cá biệt này trở lại trạng thái bình thường.

          Khi mới biết chập chững, Philip đã tỏ ra là một đứa bé lanh lợi và hiếu kỳ. Lên hai tuổi nó đã biết phân biệt chính xác màu sắc và có thể nguệch ngoạc về hình dáng những chiếc xe hơi mà nó nhìn thấy ở chung quanh nhà, gần Ulvess Tone, bang Tacmania, Australia. Mọi người trong nhà ai cũng cưng chiều và không giấu sự hãnh diện của họ về cậu bé thông minh này. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau vấn đề đã diễn biến theo chiều hướng khác.

          Jan Clark, người mẹ nói: “mặc dù chúng tôi tập cho cháu cố gắng quen với giờ giấc ăn ngủ, vui chơi như bao đứa trẻ khác, nhưng không bao giờ cháu chịu ngồi yên”. Khi Philip lên ba tuổi cả nhà luôn luôn bị náo động vì nó. Ban ngày quậy phá chưa đủ, đến đêm, nó thường canh cả nhà ngủ yên để leo ra khỏi giường có chấn song, đi lục lọi tìm kiếm cáctrò nghịch ngợm khác như:  Tắt mở đèn, xê dịch đồ đạc… Thường thường mỗi buổi sáng cha mẹ nó lại phải chứng kiến những dấu vết tàn phá, xáo trộn mới. Clark nói rằng nó đặc biệt quan tâm đến các loại tủ có khóa hoặc gài như tủ bát đĩa ở nhà bếp và các ổ khóa như là thách thức cần phải chinh phục bằng được. Chị không thể nhớ nổi số lần Philip đổ các giỏ thực phẩm, đập vỡ chén đĩa và hất tung nồi niêu, xoong chảo… xuống sàn. Không một trường mẫu giáo nào chịu nổi nó, buộc lòng họ phải giao trả nó về nhà. Còn đối với những người giữ trẻ tại gia, không ai chịu được quá hai ngày, tất cả đều từ giã ra đi không hẹn ngày trở lại. Vợ chồng Clark rất buồn, họ ăn không ngon, ngủ không yên vì cậu quý tử này. Không biết phải làm sao họ đành phải chờ đợi và hy vọng vào thời gian có thể sửa chữa dần tâm tính của nó. Cho đến một hôm…

 

Biện pháp đối phó với trẻ quá hiếu động

          Vào một buổi sáng sớm, Clark đọc lướt qua một cuốn tạp chí, bỗng chị để ý đến một bài viết liên quan đến một cậu bé người Mỹ được chuẩn đoán về tình trạng  suy giảm chức năng não nhẹ, được gọi là chứng thiếu tập trung ADD. Chị đưa cho chồng xem bài báo và nói: “Đây chính là trường hợp của Philip”.

          Vợ chồng Clark mang vấn đề này ra bàn bạc  với bác sĩ gia đình, ông này cũng đồng ý rằng Philip cần phải được các chuyên gia giúp đỡ. Một bác sĩ chuyên khoa nhi nổi tiếng được mời đến. Sau khi đặt nhiều câu hỏi với Clark và xem kỹ lưỡng các bản đánh giá của các chuyên gia siêu trị liệu về ngôn ngữ lao động, sinh lý… cũng như những tường trình về mặt y học và giáo dục có liên quan đến cậu bé này, vị vhuyeen gia khẳng định Philip đã mắc chứng thiếu tập trung do quá hiếu động ADHD.

          Theo nhà tâm lý học Wallace, tác giả của nhiều quyển sách giáo dục thiếu nhi nổi tiếng ở Australia có khoảng từ 3-5% trẻ em trong độ tuổi đến trường mắc chứng rối loạn này. Một mặt chúng là những đứa trẻ linh hoạt, có đầu óc sáng tạo. Mặt khác, chúng cũng dễ phát khùng, tai và mắt chúng không bao giờ bỏ qua điều gì và luôn tìm cách phá phách không ngơi tay nhưng lại khó tập trung để hoàn thành một nhiệm vụ đơn giản nào đó. Để sửa chữa tình trạng này, các chuyên gia đã đề nghị nhiều biện pháp phối hợp, trong đó có thuốc. Mới lên 4 tuổi, Philip đã được cho uống Daxamogetamine và sau đó là Ritalin. Thật trớ trêu những chất kích thích này lại làm cho các cậu bé quậy phá dần thuần tính và tập trung hơn. Mẹ Philip nói: “Từng ngày một con tôi đã trở nên khác hẳn, chúng tôi có thể đọc sách, làm việc yên ổn mà không còn bị quấy rầy như trước”. Philip lại được đưa vào trường học và các giáo viên cũng đã ghi nhận một sự cải thiện lớn trong hành vi của nó, nó đã biết lắng nghe và hoàn thành các công việc đơn giản.

          Các chuyên gia đánh giá đây là một liệu pháp tích cực. Giáo sư Frank Oberklaid thuộc bệnh viện nhi đồng Hoàng gia Melbourne cho rằng các phản ứng phụ như mất cảm giác ngon miệng, khó ngủ, ít thấy xảy ra nếu liều lượng được sử dụng cẩn thận và có thể sự kiểm tra kỹ lưỡng của thầy thuốc. Ngoài thuốc men các đứa trẻ thuộc dạng này cần được sự giúp đỡ của các chương trình sửa đổi hành vi cư xử của các nhà tâm lý học và sự hỗ trợ về chương trình giáo dục, đặc biệt của nhà trường để giảm bớt tình trạng hiếu động quá mức và kéo dài quãng thời gian tập trung của chúng. Trong lớp học nên bố trí những trẻ này ngồi bàn đầu, bảng đen ngay tầm mắt và ánh mắt của thầy giáo nên trực tiếp hướng vào chúng khi giảng bài.

          Bác sĩ Philip Hazell, giảng viên cao cấp về tâm thần học tại đại học Newcastell, nói rằng biện pháp trị liệu trên không phải lúc nào cũng cải thiện được các vấn đề của trẻ bị chứng ADHD, nhưng nó cũng góp phần đưa trạng thái gần như bình thường của khoảng 70% đối tượng.

 

Đâu là nguyên nhân

          Nhiều bà mẹ quá sốt ruột và lo lắng đã nêu ra những câu hỏi về chứng thiếu tập trung do quá hiếu động này, nó là một sự rối loạn hay một căn bệnh. Đây là trường hợp phát triển hoàn toàn bình thường và chúng chỉ là những biểu hiện ở những đứa trẻ có mức căng thẳng cao, điều gì sẽ xảy ra cho chúng trong tương lai?

          Tuy các nhà nghiên cứu chưa cho biết cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng hiếu động ở trẻ, nhưng những phát hiện gần đây nêu giả thuyết rằng các triệu chứng của nó có liên quan đến sự mất cân bằng của việc cung cấp máu lên não, cũng như những vấn đề về chức năng hóa học và hoạt động động năng giữa hai bán cầu não. Những bằng chứng ban đầu cho thấy có một sự thiếu hụt Dopamien, một chất hóa học ở não trẻ em bị chững ADHD. Thuốc men dường như có tác dụng lập lại tình trạng cân bằng ở não, giảm bớt tính hiếu động và cải thiện dần sự tập trung của trẻ. Vấn đề di truyền cũng có thể có một vai trò quan trọng trong sự rối loạn này. Bác sĩ Barbara Serfoutein thuộc bệnh viện nhi Sydney cho rằng đa số trẻ em bị chững ADHD thường có cha mẹ phần nào cũng lâm vào tình trạng này.

          Mặc dù triệu chứng của ADHD có khuynh hướng sụt giảm khi trẻ lớn lên, nhưng theo bác sĩ Sheila Metealf, chuyên gia tâm thần học thuộc bệnh viện Northside ở Sydney ước tính có tới 70% trẻ bị hội chứng này tiếp tục biểu hiện một số triệu chứng trong giai đoạn thanh thiếu niên.

          Không có một thử nghiệm đơn phương nào có thể chuẩn đoán chính xác tình trạng trẻ mắc chứng ADHD nhưng hội đồng nghiên cứu y khoa và sức khỏe quốc gia của Australia, gần đây đã nhất trí về tiêu chuẩn tối thiểu để các bác sĩ theo đó xác định hội chứng này. Theo giáo sư Allan Carmichael, đứng đầu nhóm làm việc vì trẻ em bị chứng ADHD của hội đồng trên, các triệu chứng như không tập trung, quá hiếu động, dễ bị kích động hay cuồng nộ … ở mỗi đứa trẻ phải được bieey=ủ hiện  ít nhất sáu tháng mới nghĩ đến đứa bé đó lâm vào hội chứng này. Ông lưu ý các bác sĩ không nên gán bất cứ các hành vi gây rối nào của trẻ  cũng thuộc về ADHD và khi đề ra các biện pháp trị liệu, nhất là thuốc men phải thật thận trọng và theo dõi thường xuyên tránh xảy ra các phản ứng phụ gây nguy hiểm. Nhà trường và gia đình cũng phải phối hợp nhằm giúp đỡ các trẻ này và không nên dùng nhục hình đối với chúng trong bất kỳ trường hợp nào.

          Có thể phải mất vài năm nữa chúng ta mới biết nhiều hơn về sự di truyền, sự rối loạn và các chất hóa học ở não gây ra tình trạng quá hiếu động ở trẻ, những những phát hiện trên đây đã khích lệ các nhà khoa học cũng như những cha mẹ có con mắc phải hội chứng này. Triển vọng đưa chúng trở lại trạng thái bình thường như bao đứa trẻ khác đang dần dần thành hiện thực.

 

Lượt xem : 12220 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo