Trang chủ --> Gia đình --> Sơ cứu khi trẻ bị di vật lọt vào cơ thể
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sơ cứu khi trẻ bị di vật lọt vào cơ thể

(Hoàng Kim) - Dị vật lọt vào cơ thể là vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể trẻ, làm hại đến các mô, các cơ quan hoặc các khoang nội tạng cơ thể, biểu hiện qua các lỗ thủng tự nhiên hoặc các vết thương. 

 Hình minh họa

Dị vật lọt vào cơ thể trẻ có thể là kim, mẩu gỗ, mảnh kính, kim loại, cũng có thể là viên đạn, đạn chì, mẩu quần áo, đất đá, v.v… Bộ sưu tập đa dạng và khổng lồ của các bác sĩ chuyên lấy dị vật ra khỏi cơ thể người đã cho thấy có hơn 500 loại dị vật khác nhau về kích cỡ và đặc tính đã được lấy ra từ mắt, bộ máy tiêu hóa, đường hô hấp, cơ quan tiết niệu và các mô, các cơ quan và các khoang nội tạng khác của cơ thể.

 

            Đối với trẻ nhỏ, dị vật thường lọt vào cơ thể trong lúc chơi. Không hiếm trường hợp dị vật lọt vào cơ thể do bị phủ kín bởi lớp màng tạo nên từ các mô liên kết, và những dị vật này có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể trẻ mà hoàn toàn không gây đau đớn. Có chăng, đôi khi trẻ cảm thấy đau hoặc khó chịu đôi chút do co cơ. Việc dị vật xâm nhập vào cơ thể thường dẫn đến tình trạng rồi loạn chức năng của cơ quan này hoặc cơ quan khác trong cơ thể trẻ, và rất có thể các mô cơ thể sẽ bị viêm nhiễm.

 

            Trong trường hợp trẻ bị dị vật lọt vào cơ thể, quan trọng nhất là không được mất bình tĩnh hay rối trí. Cần phải tiến hành một số biện pháp cần thiết trước khi nhận được sự trợ giúp của các bác sĩ. Tuy nhiên, người lớn cũng không nên quá tự tin và dung cảm đảm nhận trách nhiệm loại bỏ dị vật ra khỏi cơ thể trẻ nếu những cố gắng trợ giúp ban đầu không mang lại kết quả mong muốn, nếu không tình trạng của trẻ rất có thể sẽ tồi tệ hơn.

 

            Dằm lộ ngay dưới mặt dacó thể dùng kim đã được tẩy trùng bằng cách hơ trên lửa hoặc lau bằng cồn để nhể. Để lấy lưỡi câu đâm sâu vào các mô hữu cơ cần phải bóp dịch chuyển dần để lưỡi câu có thể lộ ra bên ngoài, sau đó thật cẩn thận bẻ từng mẩu lưỡi câu. Bằng cách này có thể dễ dàng lấy được toàn bộ phần lưỡi câu trong mô, cũng như các dằm nằm sâu dưới da. Trước khi lấy dị vật nằm dưới da và sau khi kết thúc các thủ thuật này nhất thiết phải sát trùng vùng da bị tổn thương, dám băng chống khuẩn hoặc dùng băng băng lại.

            Không được tự ý lấy dị vật từ các vết thương. Việc tự ý lấy dị vật từ vết thương rất có thể làm tổn thương thêm các vùng mô xung quanh và làm chảy máu nhiều hơn. Nếu trẻ bị rối loạn cảm nhận niêm mạc vòm miệng và lợi thì việc vô tình nuốt phải dị vật là điều hoàn toàn dễ hiểu. Ăn uống vội vã hay nuốt chửng thức ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến việc làm lọt  dị vật vào thực quản. Khi bị mắc dị vật ở thức quản trẻ sẽ bị đau khi nuốt, thậm chí ngay cả lúc không nuốt thức ăn; việc nuốt trở nên khó khăn hơn, lượng nước bọt gia tăng, thức ăn rất khó khăn khi trôi qua thực quản, thậm chí không thể trôi qua.

            Không phải mọi dị vật đều mắc ở thực quản. Một trong số những dị vật đó sẽ lọt sâu hơn, vào các cơ quan kế tiếp của hệ tiêu hóa và sẽ đẩy ra ngoài có thể theo con đường tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình đào thải tự nhiên đó dị vật rất có thể làm tổn thương các niêm mạc – từ việc làm trầy sướt đến làm thủng thành của các cơ quan tiêu hóa.Khi nghi ngờ trẻ bị mắc dị vật ở thực quản cần dựa ngay trẻ đến một cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp. Trong mọi trường hợp giữ cho trẻ không nuốt đẩy dị vật vào sâu trong. Đối với trường hợp này dân gian cũng từng lưu truyền kinh nghiệm nuốt chửng một miếng cơm hoặc bánh mỳ thật to. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng, không nên áp dụng cách chữa này, bởi làm như vậy có thể sẽ làm dị vật chui sâu hơn vào các mô và làm tổn thương mô nặng nề hơn.

            Lọt dị vật vào đường hô hấp không hiếm gặp ở trẻ em. Dị vật ở đây có thể là những mẩu thức ăn, xương cá, hạt dưa hấu, hạt hướng dương, v.v… trong số các dị vật có nguồn gốc là chất vô cơ có thể là những chi tiết nhỏ đồ chơi trẻ em, bộ xếp hình, các linh kiện đồ chơi tự động. Tùy thuộc vào hình dạng, kích thước mà các dị vật có thể lọt vào các bộ phận khác nhau của đường hô hấp.

            Các dị vật rơi vào đường hô hấp trên có thể lấy bằng cách sau: trẻ phải nhịn thở, sau đó làm mẫu động tác để trẻ ho 3 đến 5 lần thật mạnh. Nếu phương pháp này không có tác dụng, có thể làm cách khác như sau: gác chân lên ghế đẩu hoặc bậc thang sao cho đùi vuông góc với bụng, đặt trẻ vắt ngang qua đùi, đầu cúi xuống phía dưới, hai ngón tay đỡ lấy vai trẻ, dùng bàn tay còn lại vỗ 3 đến 4 cái vào vùng giữa hai xương bả vai. Sau khi thực hiện động tác này, dị vật sẽ tự bật ra ngoài. Trong một vài trường hợp cá biệt (không cần gọi bác sĩ cấp cứu) có thể cầm chân trẻ nhỏ dốc ngược, xốc mạnh và dứt khoát. Bằng biện pháp này dị vật cũng có thể bật ra khỏi miệng trẻ.

            Một phương pháp nữa cũng được khuyến cáo nên áp dụng.Nhấc trẻ bị dị vật lọt vào đường thở và đang cần giúp đỡ lên, đặt trẻ ngồi lên ghế tựa hoặc ghế đẩu tựa lưng vào mình, rồi vòng tay ôm lấy cơ thể trẻ. Nắm một bàn tay, rồi đặt lên phần phía trên bụng, lòng bàn tay thứ hai nắm lấy nắm tay thứ nhất. Sau đó bằng 3 đến 4 lần với động tác mạnh và dứt khoát ghì chặt trẻ vào mình. Động tác của tay cần phải hướng về phía trước ngược ra sau và phần nào đó từ phía dưới ngược lên trên. Nếu trẻ ngồi trên ghế tựa, không được nhấc trẻ lên, mà phải ôm trẻ bằng hai tay và với động tác ngắt quãng từng đợt một ghì chặt trẻ về phía phần tựa của ghế và về phía mình.

            Nếu tất cả những phương pháp nêu trên đây đều không làm bật được dị vật ra khỏi đường thở của trẻ, thì phải khẩn cấp đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự trợ giúp của bác sĩ.

            Không nên tự ý lấy dị vật ra khỏi tai trẻ, mặc dù các thao tác xử lý thoạt nhìn không quá phức tạp: có thể dùng nhíp hoặc kẹp để lấy dị vật. Tuy nhiên, sẽ vô cùng nguy hiểm, bởi trong quá trình thao tác rất có thể sẽ đẩy dị vật sâu thêm vào trong tai, gây nhiều biến chứng phức tạp, như làm thủng màng nhĩ và hậu quả có thể dẫn đến nhiễm trùng ổ tai giữa.

            Cũng không hiếm trường hợp khi trẻ đang ngủ bị côn trùng bò vào tai. Trẻ sẽ có cảm giác bị đau nhói, buốt và rát bỏng. Lúc này, cần phải trợ giúp trẻ không chậm trễ:  nhỏ dầu thực vật, dầu vazeline hoặc cồn boric, cùng lắm thì nhỏ nước vào tai trẻ, đồng thời cho trẻ nằm nghiêng về bên phải (nếu dị vật rơi vào tai trái) và ngược lại; sau đó lật trẻ nằm quay sang phía bên kia – côn trùng bị chết sẽ theo dịch nhỏ vào tai chảy ra ngoài. Nếu phương pháp này không giúp gì được, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các cán bộ y tế dùng kẹp chuyên dụng làm sạch tai cho trẻ.

            Dị vật có thể lọt vào các cơ quan, các mô khác nhau của cơ thể, và nếu như người lớn không nắm được kỹ năng, thủ thuật lấy dị vật thì nhất thiết không được tự ý, cũng như không nên cố gắng thực hiện công việc đó. Trong trường hợp này, tốt nhất nên đưa trẻ đến khám bác sĩ.Phải gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu khi thấy có biểu hiện nguy cấp sau:

            - Trẻ bỗng nhiên có triệu chứng ngạt thở, nghẹ thở hoặc ngừng thở;

            - Không thể lấy được dị vật trong vòng 1 đến 2 phút;

            - Da trở nên tím tái.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 20312 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo