Trang chủ --> Gia đình --> VAI TRÒ CỦA NGƯỜI MẸ ĐỐI VỚI TRẺ TRƯỚC NĂM 13 TUỔI (P 2)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI MẸ ĐỐI VỚI TRẺ TRƯỚC NĂM 13 TUỔI (P 2)

 

1. Im lặng

Khi trẻ phạm lỗi nghiêm trọng lại luôn bao biện cho hành vi của mình, người mẹ cần phải làm gì? Có người chưa biết phải trái thế nào liền phê bình ngay, cũng có người hỏi rõ nguồn cơn rồi phân tích cho trẻ hiểu. Nhưng phương pháp tốt nhất là gì? Qua khảo nghiệm cho thấy, khi trẻ bao biện cho lỗi lầm của mình, phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất của bạn hãy im lặng.

Có một người mẹ đã viết thế này:

Khi bé Nguyên lên năm tuổi, một lần nghịch ngợm đã dùng dao cắt thủng tấm vải nhung tôi vừa mua về. Mặc dù vô cùng tức giận nhưng nghĩ rằng không thể giáo dục trẻ bằng cách đánh chửi nên tôi đã nén giận, quay người đi, không để ý đến cháu nữa, trừng phạt bằng cách để cháu tự suy nghĩ.

Cháu thấy tôi rất giận mà không nói câu nào, càng cảm thấy lo lắng liền đứng sau tôi giải thích: “Mẹ, con không nghĩ lại làm nó hỏng…” Mấy phút sau thằng bứ cứ quanh quẩn tìm cơ hội bắt chuyện nhưng tôi vẫn không nói gì.

Một lát sau, thằng bé òa khóc lên, vừa khóc vừa nói: “Mẹ, con sai rồi, con sẽ không dám như vậy nữa!”. Thấy con đã thực sự ý thức được lỗi lầm của mình, tôi biết thời điểm giáo dục tốt nhất đã đến. Thế là, tôi kéo Nguyên vào lòng, giải thích cho cháu biết về mức độ nghiêm trọng của lỗi đó…

Từ đó về sau, Nguyên không những không phạm phải lỗi đó nữa mà ngày càng thân mật với mẹ hơn.

Khi con trẻ phạm lỗi, trong lòng chúng thấp thỏm bất an, những lời biện bạch càng thể hiện sự lo lắng của chúng. Người mẹ không nói gì, vừa là để cho trẻ có thời gian suy nghĩ lại, cũng là một biện pháp trừng phạt hành vi sai trái đó của trẻ.

 

2. Quy định trước của trẻ

Nhiều bà mẹ cứ trách con cái mình không chịu nghe lời, hành vi tự do, tùy tiện. Nhưng khi đề cập đến việc làm thế nào để hạn chế những hành vi đí của trẻ thì họ thấy thực sự bối rối, không hề có một phương pháp hay giải pháp cụ thể thế nào. Chúng tôi xin đề xuất với bạn một biện pháp hữu hiệu nhất: Đặt ra quy định trước cho trẻ.

Thành công dưới đây của một bà mẹ rất đáng để chúng ta học hỏi:

Con gái mới lên lớp 4 mà càng ngày tôi càng cảm thấy cháu không nghe lời. Bảo đi học bài thì cháu ngồi xem ti vi, bảo đi làm bài tập thì cháu nói đợi một lát, khiến tôi nhiều phen phải nổi trận lôi đình. Tuy nhiên cưỡng ép không phải là biện pháp hiệu quả, nhìn bộ mặt tủi thân, bộ dạng không vui vẻ của cháu, tôi cũng rất khổ tâm.

Một hôm, nhân lúc cháu đang vui, tôi nói với cháu: “Chúng ta cùng quy định với nhau một số điều, con hãy đưa ra một vài yêu cầu, nếu hợp lý mẹ sẽ chấp nhận”. Chấu rất vui mừng đưa ra một số yêu cầu hy vọng tôi có thể để cho cháu được tự do. Thế là hai mẹ con cùng bàn bạc, quy định với nhau:

Yêu cầu của cháu là:

 

1. Vào phòng cháu phải gõ cửa trước, được sự đồng ý mới vào.

2. Không được ép cháu làm những việc không thích, càng không được nổi giận.

3. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của một ngày, có thể tự do làm những việc mình thích.

Yêu cầu của tôi với cháu là:

1. Hàng ngày đi học về phải tận dụng thời gian hoàn thành hết bài tập về nhà, không được chậm trễ.

2. Mỗi buổi tối phải tự giác học tập ít nhất một tiếng trở lên, dành thời gian viết nhật ký hoặc học đàn, đọc sách…

3. Không được ắn quá nhiều, nhất là những đồ không có lợi cho sức khỏe, chú ý rèn luyện thể dục thể thao. Những việc gì cần nói lí lẽ, không được cáu bẳn.

Sau khi quy định với nhau như vậy, cô bé cứ thế thực hiện. Sau một thời gian, quả nhiên cháu tự giác  hẳn, tôi cũng không phải nói nhiều nữa.

Quy định trước ở đây  theo các chuyên gia chính là “khế ước hành vi” hay là ước định và hứa hẹn. Một khế ước hành vi hữu hiệu có thể dẫn dắt hành vi tốt của trẻ, thôi thúc trẻ thay đổi hành vi không tốt. Thành công của quy định trước có thể giúp cho hành vi của trẻ có được lực lượng hỗ trợ tại ngoại, dần dần từng bước tiến tới tự khống chế bản thân.

Điều cần chú ý ở đây là, sau khi hai mẹ con đã ra quy định với nhau rồi, mẹ phải nêu gương thực hiện đúng. Nếu không những quy định đã đặt ra sẽ trở nên thiếu uy lực với trẻ.

3. Tôn trọng bản tính của trẻ

Câu chuyện Khổng Dung nhường lê đã được lưu truyền hành ngàn năm nay, trở thành chuyện kể giúp các bậc cha mẹ giáo dục con cái. Trong cuộc sống hàng ngày, khi chia đồ vật cho con trẻ, người lớn thường áp dụng biện pháp này để giáo dục trẻ. Nhưng dường như các bà mẹ đều gặp phải tình huống. Trẻ luôn muốn giành phần nhiều hơn.

Một nhà tâm lý học người Mỹ đã tiến hành điều tra chuyên đề đối với 50 người thành công và 50 người từng phạm tội trên toàn nước Mỹ, trong kết quả điều tra có hai người đã nhắc đến câu chuyện chia lê của mẹ mình.

Một phạm nhân chuẩn bị vào nhà giam chịu án đã nói:

Hồi nhỏ, có lần mẹ tôi mang ra rất nhiều quả táo xanh đỏ, to nhỏ khác nhau đặt lên bàn rồi hỏi anh em tôi là muốn quả táo nào. Khi tôi định nói muốn quả vừa to vừa chín thì cậu em tôi đã nói trước. Mẹ tôi nghe xong trừng mắt mắng cậu em: “Một đứa trẻ tốt phải biết nhường những thứ tốt nhất cho những người khác, không được chỉ nghĩ đến bản thân mình!”. Lúc đó tôi nhanh trí nói: “Mẹ hãy đưa cho em quả to, còn quả bé cho con”. Mẹ tôi nghe xong vô cùng vui mừng thơm lên má tôi rồi thưởng cho tôi quả táo to nhất. Tôi đã đạt được thứ mình muốn, cũng kể từ đó tôi đã học được cách nói dối.

Một nghị sĩ nổi tuieegs của Nhà trắng đã tâm sự:

Có lần khi mẹ mua hoa quả về, chúng tôi đều tranh nhận quả to, mẹ cầm quả táo to nhất trên tay và nói: “Các con, chúng ta thi nhau nếu ai làm tốt sẽ có quyền nhận quả táo này”. Mẹ chia bãi cỏ thành ba phần để chúng tôi cắt, kết quả là tôi cắt nhanh và tốt nhất nên được mẹ thưởng cho quả táo to nhất. Từ đó về sau chúng tôi hiểu được một điều rằng: muốn giành được thừ tốt nhất thì cần phải nỗ lực tranh lấy vị trí đứng đầu.

Trẻ con luôn muốn có thứ tốt nhất, đó là tính bẩm sinh, mà bẩm sinh thì không có gì là đúng hay sai. Khi những gì chúng ta giáo dục đi ngược lại với cái bẩm sinh thì đó là một sai lầm lớn. Người mẹ cần tôn trọng bản tính của trẻ, thấu hiểu nhu cầu của trẻ, định hướng đúng đắn để trẻ hiểu được thế nào là sự công bằng và mối liên hệ giữa cái thu được và cái phải bỏ ra, từ đó giúp trẻ trưởng thành.

4. Điều chỉnh kịp thời

Trên một thân cây cổ thụ mọc ra một cành nhỏ, bạn muốn cắt bỏ ngay sẽ rất dễ dàng, nhưng để đến khi cành đó phát triển to lên, muốn cắt bỏ sẽ rất khó khăn.

Cũng giống như cành cây nhỏ đó, khi một lỗi nhỏ lần đầu tiên xuất hiện ở trẻ, cha mẹ cần phải kịp thời loại bỏ. Nếu để đến khi tật xấu đó trở thành thói quen mới điều chỉnh thì sẽ rất khó khăn mà lại không thu được kết quả như ý.

5. Cho phép trẻ phạm một số lỗi

Lỗi lầm của trẻ có thể chia làm hai loại: Một loại cần phải điều chỉnh và được định hướng ngay, ví dụ như đánh chửi người khác, vứt rác bừa bãi, ức hiếp người yếu hơn mình… Những lỗi này nếu bỏ qua sau này sẽ khó mà chỉnh sửa được. Mội loại lỗi lầm khác có thể bỏ qua cho trẻ, để trẻ tự mình điều chỉnh trong thử thách và thực tiễn. Ví dụ, trẻ 4-5 tuổi vẫn còn đòi người lớn bón cơm cho ăn, bố mẹ dùng hết cách rồi mà trẻ vẫn không chịu nghe, lúc này có thể bỏ mặc, không bón cho trẻ ăn nữa, đợi có cảm giác đói bụng tự khắc trẻ sẽ tìm đồ ăn. Hay như lần đầu trẻ làm việc nhà không cẩn thận làm vỡ bát, lỗi này dần dần trẻ sẽ tự điều chỉnh được.

Quá trình trẻ mắc lỗi là quá trình không ngừng sửa lỗi, và đạt được nhận thức đúng đắn. Nếu không cho trẻ cơ hội mà một mực làm giúp hoặc dùng lời lẽ mắng chửi rồi không cho làm nữa sẽ khiến trẻ mất hết hứng thú, cũng có thể biến trẻ thành con người lười nhác không muốn động chân tay hoặc không dám thử làm gì.

6. Hãy là tấm gương để trẻ noi theo

Một người mẹ dẫn theo hai đứa con nhỏ hào hứng bước vào phòng bán vé của rạp chiếu phim. “Tôi muốn mua ba vé, một vé người lớn, hai vé trẻ em”- Người mẹ nói với nhân viên bán vé.

“Thưa chị, trẻ em trên sáu tuổi phải mua nửa vé, trẻ dưới sáu tuổi có thể được miễn vé”.

“Vậy thì mua hai vé, đứa lớn nhà tôi mới tròn sáu tuổi, đứa bé mới chưa được bốn tuổi”.

Nhân viên bán vé vừa đưa vé vừa cười nói: “Kì thực, nếu chị không nói tôi cũng không biết con chị đã quá sáu tuổi”.

“Nhưng con tôi lại biết”.- Người mẹ nghiêm nghị trả lời.

Trẻ  càng nhỏ tuổi, khả năng bắt chước càng cao, thói quen hành vi đa phần là mô phỏng theo bố mẹ. Vì vậy, người mẹ cần phải chú ý đến những hành động, lời nói có thể ảnh hưởng đến trẻ, mọi lúc mọi nơi hãy làm gương cho trẻ học tập.

Ví dụ, muốn trẻ sống đoàn kết yêu thương, giúp đỡ bạn bè trước tiên người mẹ phải sống hòa thuận, hữu hảo với hàng xóm láng giềng.

Từ những luận điểm trên, chúng ta rút ra một điều là: Muốn dạy dỗ đứa trẻ nên người cần có phương pháp tốt! Các bà mẹ mong muốn con cái trưởng thành, ngoan ngoãn, tài giỏi, hãy lựa chọn một phương pháp giáo dục đúng đắn để có thể đạt được kết quả như ý muốn.

Từ suy nghĩ đó mà cuốn sách này được trình bày chủ yếu xoáy quanh vấn đề “Phương pháp giáo dục”, đề cập tới các phương diện tâm lý, thói quen, cá tính, các vấn đề học tập… ở trẻ. Mong rằng mỗi bà mẹ hãy đọc cuốn sách này để cùng nỗ lực tạo dựng nên một tương lai tốt đẹp cho con cái chúng ta.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 30230 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo